Bộ Công Thương lên kế hoạch bán đấu giá hơn 100 triệu lít xăng
Tại sao xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, chiến lược và có sức ảnh hưởng lên toàn bộ nền kinh tế mà lại có thể đem ra đấu giá như một tài sản thông thường thế nhỉ?? Theo kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ tổ chức bán đấu giá hơn 100 triệu lít xăng RON92 dự trữ quốc gia, dự kiến triển khai trong tháng 2-2022.
Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến về Quyết định phê duyệt kế hoạch bán đấu giá xăng dự trữ quốc gia.
Tài sản đấu giá là 1 lô hàng dự trữ quốc gia với 101.976.121 lít xăng RON92 ở nhiệt độ thực tế tại kho bảo quản. Số liệu này được cập nhật thời điểm ngày 31-12-2021.
Theo dự thảo quyết định kế hoạch bán đấu giá của Bộ Công Thương, giá khởi điểm bán đấu giá được quy định cho 1 lít xăng RON92. Các chi phí liên quan đến việc bơm rót lên phương tiện vận chuyển của bên mua, chi phí xuất hàng, chi phí vận chuyển và các khoản thuế, phí phải nộp nhà nước theo quy định (thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng...) do bên mua hàng chi trả.
Giá xăng dầu trong nước đã có 5 lần tăng giá liên tiếp
Giá khởi điểm tạm tính để xác định tiền đặt trước căn cứ theo Quyết định số 1641/QĐ-BCT ngày 27-8-2021 của Bộ Tài chính về việc giá bán tối thiểu xăng RON92 dự trữ quốc gia. Theo đó, giá khởi điểm tạm tính được Bộ Công Thương đưa ra là 14.058 đồng/lít, như vậy tổng giá trị tạm tính của việc bán đấu giá lô hàng là hơn 1.433 tỉ đồng.
Bộ Công Thương cũng nêu rõ, giá khởi điểm bán đấu giá chính thức sẽ do cơ quan này quy định nhưng không thấp hơn giá khởi điểm tạm tính và được thông báo tới các tổ chức có đủ điều kiện và khả năng tài chính tham gia đấu giá trước khi tổ chức bán đấu giá.
Về khoản tiền đặt trước, Bộ Công Thương cho biết các tổ chức tham gia đấu giá đủ điều kiện tại vòng sơ tuyển sẽ nộp tiền đặt trước theo mức tương đương 10% tổng giá trị tài sản. Phương thức đặt tiền có thể thanh toán qua tài khoản ngân hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
Theo dự thảo kế hoạch, thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá là từ tháng 1 đến tháng 2-2022. Thời hạn thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng mua bán xăng RON92 dự trữ quốc gia được ký kết.
Bộ Công Thương cho biết tài sản bán đấu giá bảo quản ở 12 điểm kho dự trữ quốc gia tại 3 đơn vị gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty dầu Việt Nam - CTCP, Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp. Số lượng xăng Ron 92 xuất bán thực tế sẽ được Bộ Công Thương công bố trước thời điểm tổ chức bán đấu giá.
Về thị trường trong nước, chiều 21-2 chứng kiến lần tăng giá thứ 5 liên tiếp của các mặt hàng xăng dầu, đưa xăng RON95 lên mức 26.287 đồng/lít, vượt "đỉnh" năm 2014. Xăng E5RON92 cũng có giá bán 25.532 đồng/lít sau khi tăng 961 đồng/lít. Bên cạnh vấn đề tăng giá mạnh, xăng dầu trong nước thời gian qua có "trục trặc" về nguồn cung, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đã xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn cung xăng dầu.
Để đảm bảo nguồn cung và bình ổn thị trường xăng dầu, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, trong đó giao Bộ Công Thương chủ trì, triển khai các giải pháp để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả điều hành xăng dầu. Trong diễn biến liên quan, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu.
Minh Phong - laodong.com.vn
-----
Như vậy là rõ rồi: Nhà nước đã dự trữ rất nhiều xăng từ lâu (và có lẽ nhập được ở giá rất thấp khi giá dầu thô trên thị trường thế giới lao dốc xuống đáy âm không phanh vào hồi hè 2021). Vậy mà sao không có biện pháp phân phối đến các đơn vị kinh doanh từ sớm để giữ giá ổn định?? Tại sao lại chờ đến sau 5 lần tăng giá liên tiếp rồi công bố bán đấu giá luôn???
Dường như "ONN" nói một đường làm một nẻo, các tuyên bố và những việc làm của "ONN" có vẻ như không "ăn khớp"với nhau. Nếu như việc bán đấu giá này thực sự tác động tích cực đến thị trường, làm lợi cho quốc khố và những đồng tiền đó được sử dụng đúng mục đích ích nước lợi nhà về sau thì sẽ cố gắng chấp nhận. Chỉ e rằng thực tế không được như thế.
Hồi tháng 12 năm ngoái, việc trúng thầu đất Thủ Thiêm - Tp. HCM với giá "trên trời" đã làm nên một cơn "dư địa chấn" ra các vùng xung quanh, làm lợi cho số ít người vừa có tiền vừa có quyền, vừa có quan hệ. Vậy thì có ai dám khẳng định rằng việc đấu giá xăng sẽ không làm tăng giá bán thời gian tới, làm bình ổn thị trường được hay không? Trong khi 1 doanh nghiệp nào đó tham gia đấu thầu có thể trúng thầu ở mức giá có khi gần ngang bằng hoặc cao hơn giá xăng hiện hành thì sao, vậy thì giá nào để họ có lãi khi bán lại?? Có lẽ là sẽ cùng Liên Bộ Công Thương đặt giá một mức giá cao mới với lý do khách quan bất khả kháng thôi...
Chỉ khổ dân đen! Sau cùng những người dân yếu thế sẽ phải gồng mình lên mà gánh chịu tất cả. Thực sự cảm thấy mất niềm tin...
Thắm Lê
Xăng dầu tiếp tục tăng giá mạnh - Phá "đỉnh" lịch sử lên 26.287 đồng/lít
Xem thêm