Một bài thơ kỳ lạ với 8 cách đọc nhưng ý nghĩa vẫn y nguyên

19/08/2022 | 660

Bài thơ là sự kết hợp của nghệ thuật ngôn ngữ đỉnh cao và cảm xúc từ tâm. Dù cho bạn đọc xuôi hay ngược, bỏ bớt các chữ đầu hay cuối trong từng câu thơ thì ý nghĩa của bài bài thơ vẫn vẹn nguyên như ban đầu. Thật khâm phục và biết ơn tác giả đã cho đời một áng thơ đặc biệt hay. Hiện có 1 vài tài liệu cho rằng đây là bài "Mến cảnh xuân" (thơ Đường) của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được chia sẻ từ nhà nghiên cứu Dân tộc học và Việt học Đinh Trọng Hiếu ở Paris đăng trên "Khuôn Mặt Văn Nghệ".

Mùa xuân - Mùa của yêu thương! | tcsuckhoe.com

Bây giờ chúng ta cùng "thưởng thức" vẻ độc đáo của bài thơ này nhé:

1. Bài thơ gốc:

Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời

Thú vui thơ rượu chén đầy vơi

Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc

Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi

Qua lại khách chờ sông lặng sóng

Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người

Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng

Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

 

2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên:

Cười mỉm m.ắt ai bóng thướt tha

Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa

Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược

Sóng lặng sông chờ khách lại qua

Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá

Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa

Vơi đầy chén rượu thơ vui thú

Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

Mùa xuân thay lá thay hoa - Báo Quảng Ngãi điện tử

3. Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,

(Sẽ có một bài ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Cảnh xuân ánh sáng ngời

Thơ rượu chén đầy vơi

Giậu trúc cành xanh biếc

Hương xuân sắc thắm tươi

Khách chờ sông lặng sóng

Thuyền đợi bến đông người

Tiếng hát đàn trầm bổng

Bóng ai mắt mỉm cười.

 

4. Bỏ 2 chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Mắt ai bóng thướt tha

Đàn hát tiếng ngân xa

Bến đợi thuyền xuôi ngược

Sông chờ khách lại qua

Sắc xuân hương quyện lá

Cành trúc giậu cài hoa

Chén rượu thơ vui thú

Ánh xuân cảnh mến ta.

Hoàn Cảnh Ra Đời Tuyệt Phẩm 'Con Thuyền Không Bến' Của Nhạc Sĩ Đặng Thế  Phong – Nhạc Vàng

5. Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu trong bài gốc :

Ta mến cảnh xuân

Thú vui thơ rượu

Hoa cài giậu trúc

Lá quyện hương xuân

Qua lại khách chờ

Ngược xuôi thuyền đợi

Xa ngân tiếng hát

Tha thướt bóng ai.

 

6. Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta đọc ngược từ dưới lên :

Cười mỉm mắt ai

Bổng trầm đàn hát

Người đông bến đợi

Sóng lặng sông chờ

Tươi thắm sắc xuân

Biếc xanh cành trúc

Vơi đầy chén rượu

Ngời sáng ánh xuân.

Muôn sắc mai nở rộ đón Tết giữa Hà Nội

7. Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu trong bài gốc:

Ánh sáng ngời

Chén đầy vơi

Cành xanh biếc

Sắc thắm tươi

Sông lặng sóng

Bến đông người

Đàn trầm bổng

Mắt mỉm cười.

 

8. Bỏ 4 chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ngược từ dưới lên:

Bóng thướt tha

Tiếng ngân xa

Thuyền xuôi ngược

Khách lại qua

Hương quyện lá

Giậu cài hoa

Thơ vui thú

Cảnh mến ta.

Bài thơ quả thật là vi diệu cho thấy tài năng sáng tác xuất sắc của thi sĩ và tiếng "mẹ đẻ" của chúng ta thật tuyệt vời, cũng như cho chúng ta thêm yêu và giữ gìn vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt thân thương.

St


(*) Xem thêm

Bình luận