Những đại gia Việt hữu duyên với Phật pháp

16/02/2022 | 524

Họ là những doanh nhân rất thành công trên thương trường, tạo ra nhiều việc làm cho mọi người và nhiều của cải vật chất cho xã hội. Nhưng đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, họ tìm thấy ánh sáng của phật pháp diệu kỳ, đồng thời nhận ra rằng mọi vật chất hay tiền tài trong đời thường chỉ là phù vân. Nên có người ứng dụng triết lý đạo phật vào trong kinh doanh, có người thì tận lực làm từ thiện, có người lên núi ở ẩn lâu dài, có người nguyện buông bỏ tất cả để đi theo "bước chân" Phật...

Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và trải qua hàng chục thế kỷ, ngày nay Phật giáo vẫn chiếm vị trí nhất định trong đời sống của người dân Việt Nam. Đặc biệt trong giới doanh nhân, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, ngày càng nhiều người tìm đến với Phật giáo không chỉ để tìm thấy lý tưởng cuộc đời, mà còn chắt lọc những giá trị tốt đẹp ứng dụng vào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, đất nước.

Đại gia Ninh Bình chuyên ăn chay và đi xây chùa nghìn tỷ

Doanh nhân Nguyễn Văn Trường (SN 1964) là chủ của nhiều doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó nổi tiếng nhất là Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường. Cũng chính vì doanh nghiệp này mà ông còn được gọi với cái tên đại gia Xuân Trường.

Ông Nguyễn Văn Trường được coi là một đại gia ẩn mình, là người sùng đạo Phật, có cuộc sống bình dị ăn chay trường từ nhiều năm nay. Ông ít khi xuất hiện trên báo chí và thường từ chối chụp ảnh với cả những người bạn làm báo thân thiết nhất, bởi theo ông, những việc mình làm “không có gì to tát”.

Những đại gia Việt "dẹp" sự nghiệp đỉnh cao với khối tài sản khổng lồ để lên núi ở ẩn - 5

Đại gia kín tiếng Nguyễn Văn Trường

Ông nổi tiếng với câu nói: “Đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”.

Với triết lý đó, trong hơn chục năm qua, công ty của ông đã liên tục xây các công trình to lớn, để đời, như Tam Chúc – Ba Sao, Bái Đính – Tràng An.

Một trong những ngôi chùa ɴổi tiếng là chùa Bái Đính, một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xáᴄ lập, như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Háռ dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…

Năm 2006, cùng thời điểm khởi công dự áռ Bái Đính – Tràng An, cũng là lúc đại gia Xuân Trường được tỉnh Hà Nam phê duyệt quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao với chức năng văn hóa tâm linh – nghỉ dưỡng sinh thái – vui chơi giải trí, quy mô ᴄấᴘ vùng Thủ đô và định hướng ᴘʜát triển ᴄấᴘ quốc gia. Dự áռ có tổng vốn đầu tư lên tới 11.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư của các nhà đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng.

Để thu hút sự chú ý dành cho dự án, tháng 10/2018, doanh nghiệp Xuân Trường đã mua đấᴜ giá mảnh thiên thạch có tên “Mảnh ghéᴘ Mặt Trăng” tại Mỹ, với mức giá 612.500 USD (khoảng 14,3 tỷ đồng). Khối đá này được Xuân Trường mua để tặng lại cho chùa Tam Chúc.

Ông Trường quan niệm: “Chùa chiền như là những mốc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc và Tổ quốc”.

Đại gia Dũng Lò vôi xây chùa nghìn tỷ

Ông Huỳnh Uy Dũng hé lộ về nhà máy găng tay với quy mô "khủng"

Ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) đầu tư vào khu Đại Nam Quốc tự 3.000 tỷ đồng. Với 450 ha, khu du lịch là chuỗi các đình, đền, tường thành, núi non, sông nước, biển nhân tạo, vườn thú… được xây dựng trải dài gần 20 km.

Giải thích cho việc đầu tư công trình này, ông Dũng nói: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”.

Ông Dũng cho biết: “Mỗi ngày, tôi ăn chưa tới… 50.000 đồng. Một tháռg, tôi ăn chay 4 ngày. Vậy mà hơn bao giờ hết, tôi thấy cuộc đời của mình hạnh phúc và thanh thản như bây giờ”.

Đại gia Trung ɴguyên lên núi ở ẩn

Vào cuối năm 2013, ông chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhịn ăn, ngồi thiền 49 ngày cùng một nhóm gần chục người tại núi M’drăk, Đăk Lăk.

Những đại gia Việt "dẹp" sự nghiệp đỉnh cao với khối tài sản khổng lồ để lên núi ở ẩn - 2

Ông chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ tham gia thiền định từ năm 2013

Chia sẻ với báo chí vào thời điểm ấy, ông Vũ cho biết, ông cần một khoảng thời gian tịnh tâm, thiền và nhịn ăn trong 49 ngày để tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn. Thực phẩm duy nhất của cuộc “trường chinh” này chỉ là món nước mè đen. Nói về chuyện này, vợ ông là bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho hay, năm 2014, sau khi kết thúc 49 ngày thiền định và nhịn ăn tại trang trại M’dărk, ông Vũ có những biến đổi bất thường về sức khỏe, dẫn đến nhiều biến cố trong gia đình và nội bộ doanh nghiệp. Kể từ thời điểm này, ông Vũ rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng, ở công ty và gia đình.

Tuy nhiên, sau 5 năm lên "núi thiêng M’dărk" thiền định, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có mặt ở sự kiện kỷ niệm thành lập 22 năm Tập đoàn Trung Nguyên và ra mắt hệ sản phẩm cà phê mới (2018), ông chủ Trung Nguyên ăn vận như một tu sĩ, mặc áo dài đen, quần lĩnh trắng rộng, cổ quấn khăn rằn, hai tay chắp lưng. Ông tự xưng là "Qua", gọi những người xung quanh là "người anh em".

Ông chủ của Trung ɴɢᴜʏên

Ông Vũ cho biết nhiều năm qua, ông đã hiểu hết đời sống nội tại, có thể kiến tạo sự hoàn hảo cho chính mình và cho từng gia đình của nhân viên mình, có thể cho cả quốc gia và thế giới này, có thể bằng mọi giải pháp, mọi thứ.

Ông khẳng định sau hơn 5 năm thiền định, ông đã có lời giải cho tất cả mọi câu hỏi trên thế giới này, đồng thời sẽ đưa Trung Nguyên trở thành tập đoàn thống lĩnh toàn cầu, khác biệt và duy nhất toàn cầu.

Chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen giàu nhất nhì Việt Nam từ bỏ toàn bộ tài sản hơn 1.900 tỷ về với cửa Phật: Đã đến lúc nghỉ ngơi

Ông Lê Phước Vũ hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hoa Sen. Năm 2001, với số vốn tích góp trong suốt 7 năm lăn lộn, ông thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ 30 tỷ đồng và 22 nhân viên, sản xuất các sản phẩm tấm lợp kim loại, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm và các loại vật liệu xây dựng khác.

Với phương châm làm ăn “mua tận gốc, bán tận ngọn” ông Vũ đã cất công xây dựng một hệ thống phân phối để bán trực tiếp tới người dùng, điều được thị trường ghi nhận như một “độc chiêu” đúng đắn giúp công ty non trẻ của ông đứng vững và cạnh tranh sòng phẳng với nhiều “tiền bối” trong lĩnh vực này.

Ông Lê Phước Vũ không những là một doanh nhân tài ba, mà còn là 1 phật tử thấm nhuần triết lý nhà Phật.  Vị đại gia đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ “Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người”.

Những đại gia Việt "dẹp" sự nghiệp đỉnh cao với khối tài sản khổng lồ để lên núi ở ẩn - 1

Theo chia sẻ của ông Vũ, gia đình ông có truyền thống theo đạo Phật, bà nội của ông Vũ là người xuất gia từ năm 1972 theo phái khất sĩ. Sau đó ba ông cũng theo đạo Phật.

Từ nhỏ ông đã sống theo tín ngưỡng gia đình. Lúc đó đạo Phật đối với ông Vũ mang tính tín ngưỡng nhiều hơn là sự tỏ ngộ tâm linh và một sự thấu hiểu, quán triệt tinh thần về tâm linh.

Năm 30 tuổi, ông Vũ quay lại với đạo Phật, bắt đầu đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi tự vấn như Gốc rễ của thế giới đó là gì? Sự tương tác giữa con người và tâm linh là gì? Và nó tương tác qua cái gì? Sau tất cả, bản chất của thế giới tâm linh đó là gì?

Năm 2018 ông Vũ quyết định lên núi sống thanh tịnh. Theo chia sẻ, 1 tháng ông chỉ ghé tập đoàn 2 lần, mỗi lần 2 tiếng. Đồng thời, ông Vũ còn miêu tả núi nơi mình sống như cảnh thần tiên, có suối để tắm rất đẹp.

Tháng 1/2019, vị đại gia bất ngờ xuống núi điều hành Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính 2019-2020 của tập đoàn.

Tại đại hội cổ đông năm trước tổ chức ngày 14/1/2019, Chủ tịch Lê Phước Vũ cho biết việc Tập đoàn Hoa Sen thất bại trong triển khai dự án thép khổng lồ tại Cà Ná – Ninh Thuận cũng là điều tốt với ông. Vì không làm dự án Cà Ná nên ông Vũ có thời gian lên núi sống thanh tịnh, tập công phu, tắm suối để “tâm an, trí sáng”.

Sở hữu khối tài sản hơn 850 tỷ đồng, Chủ tịch Tôn Hoa Sen quy y Tam Bảo - 1

Ông Vũ muốn lên núi sống thanh tịnh, tập công phu, tắm suối để “tâm an, trí sáng”.

Hai tháпg chỉ đến công ty 1 ngày, mà đến cũng chỉ 1 tiếng đồng hồ. Chủ yếu là trao đổi qua điện thoại, nếu thời gian ổn định có khi ông Vũ chỉ gọi về doanh nghiệp 2-3 lần/tháпg.

Ông Vũ cũng khẳng định nếu ông có bị sao thì cổ đông cũng không sao, vì HSG không còn ℓệ тнυộc vào Lê Phước Vũ. ông đang sống trên núi. Ông cũng khá thoải mái khi tiết lộ cụ thể những công việc của mình khi ở trên núi. Theo đó, 3 giờ sáпg ông Vũ dậy tập công phu đến 5-6 giờ, cuộc sống an lành và vui.

Ông Vũ cho biết, “hai mươi mấy năm nay đi đòι nợ, đi báп hàng, đi kiểm kê kho, đi xuống công trường… đến lúc cũng phải được nghỉ”, nếu không “đi sớm thì sao”. Ông cho hay hiện tại bản thân ở trên núi, nếu ai có muốn gặp ông thì lên núi để gặp, dưới Đà Lạt ngay chân đèσ Bảo Lộc, có một ngọn núi ở đó.

Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen rất hay lên thăm hỏi và học đạo từ các vị Tăng sĩ

Ngày 21-1 vừa qua, Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2021. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen, cho biết thời điểm này χυấт кнẩυ đi các thị trường rất thuận lợi. Dù ở trên núi nhưng ông vẫn phối hợp, điều ɦàɴh công việc rất nhịp nhàng, khi nào ưu tiên báп cho châu Á; châu Âu hay thị trường nội địa. “Do có тhươпg hiệu nên giá χυấт кнẩυ của Hoa Sen cao hơn một số doanh nghiệp trong nước” – ông Lê Phước Vũ khoe với các cổ đông.

Không thường xuyên điều hành kinh doanh, nhưng vài tháng gần đây, các công ty riêng do ông Vũ sở hữu vẫn thường xuyên giao dịch cổ phiếu HSG.  Trong tháng 6, Tập đoàn Hoa Sen đạt doanh thu 2.121 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 105 tỷ. Tính chung cả quý vừa qua, Hoa Sen báo lãi ròng 307 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước dù doanh thu giảm nhẹ 6%.

Theo thông tin từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 9 tháng 7 năm 2020, tại Tổ đình Viên Minh, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ đã tới đảnh lễ Đức Đệ Tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ và thực hiện nghi lễ Quy y Tam bảo với sự chứng minh truyền thọ của Đức Hòa thượng Đệ Tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cùng sự có mặt của đông đảo Chư tôn đức Tăng. Ông Vũ từng chia sẻ: “Tôi là Phật tử thực sự. “Gặp” Đức Phật là nhân duyên lớn nhất trong đời tôi. Đó là một giá trị vô giá, từ giá trị đó tôi tạo ra giá trị vật chất. Ông Vũ ngày nay dù vẫn còn phàm phu, nhưng đã thánh thiện hơn nhiều so với ông Vũ trước khi giác ngộ đạo Phật cách đây 20 năm”.Sở hữu khối tài sản hơn 850 tỷ đồng, Chủ tịch Tôn Hoa Sen quy y Tam Bảo - 2

Ông Lê Phước Vũ đã thực hiện nghi lễ quy y Tam Bảo tại Chùa Viên Minh ngày 9 tháng 7 năm 2020.

Nữ doanh nhân Lê Thị Thu Huyền

Lê Thị Thu Huyền là Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Nữ Hoàng (Hải Phòng). Doanh nhân Huyền “Nữ Hoàng” trở thành một “hiện tượng” của giới doanh nhân Hải Phòng khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp chị đã quyết định thế phát (xuống tóc) và để lại toàn bộ sự nghiệp cho người em trai của mình.

Những đại gia Việt "dẹp" sự nghiệp đỉnh cao với khối tài sản khổng lồ để lên núi ở ẩn - 3

Doanh nhân Lê Thị Thu Huyền quyết định xuống tóc khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp

Lê Huyền là một trong những doanh nhân làm nên thương hiệu đá hàng đầu của Việt Nam. Từ con số “0”, bắt đầu thành lập công ty từ rất sớm, doanh nhân Lê Huyền vụt sáng khi đưa công ty sản xuất đá của mình trở thành một trong những công ty hàng đầu về đá tại Việt Nam. Sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường và trở thành tỷ phú có trong tay hàng triệu đô la.

Tuy nhiên, vào lúc rực rỡ nhất của đỉnh cao sự nghiệp, bất ngờ doanh nhân Lê Huyền quyết định thế phát. Mọi người xung quanh cũng như gia đình đều rất “sốc” nhưng với chị thì đây là một ước mơ ấp ủ từ rất lâu rồi.

Bản thân doanh nhân Lê Huyền là người thấu hiểu nhất câu nói “nhấc lên được đã khó, đặt xuống được còn khó hơn”. Đang ở đỉnh cao nhất của sự nghiệp mà buông bỏ để xuống tóc là một điều “không tưởng” với hết thảy mọi người.

Theo quan điểm của hầu hết mọi người xuống tóc là vào chùa tụng kinh niệm Phật, ăn chay và thọ giới. Nhưng doanh nhân Lê Huyền lại cho rằng: “một người không có sức khỏe chỉ có một ước mơ đó là có sức khỏe. Người xuất gia có trăm ngàn ước mơ, tôi muốn tất cả người Việt Nam đều trở thành doanh nhân thành đạt, có chí hướng thì đất nước Việt Nam sẽ ngày một phát triển và tôi sẽ dành hết sức mình để phát nguyện cho điều đó”.

Nguyễn Mạnh Hùng ông chủ Thái Hà Books

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - nhà sáng lập, Chủ tịch Thái Hà Books từng có nhiều năm học tiến sĩ ở Liên Xô, rồi về làm ở FPT. 

Những đại gia Việt "dẹp" sự nghiệp đỉnh cao với khối tài sản khổng lồ để lên núi ở ẩn - 4

Ông Nguyễn Mạnh Hùng là Phật tử có Pháp danh Thiện Đức

Chủ tịch Thái Hà Books Nguyễn Mạnh Hùng cũng là một Phật tử nổi tiếng trong giới doanh nhân. Ông Hùng từng chia sẻ sáng nào ông cũng ngồi thiền và tụng kinh niệm Phật. Đó cũng là cách thư giãn, giải trí của ông mỗi khi căng thẳng hay gặp khó khăn trong công việc. "Còn hơi thở là tôi vẫn đọc sách, vẫn thiền, mãi là Phật tử", ông khẳng định.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng là Phật tử có Pháp danh Thiện Đức. Thái Hà Books được biết đến là nhà xuất bản có mảng riêng chuyên về sách Phật giáo. Ông nghiên cứu về Phật giáo từ khi còn là sinh viên và bắt đầu tu tập ở độ tuổi 30.

"Bản thân tớ, ngày xưa, tớ có nhiều bệnh tật lắm, thậm chí vài lần chết hụt rồi. Năm 2000 ở Sydney (Úc), bác sĩ đã khám kết luận tôi bị tiểu đường, mỡ máu, men gan và chỉ định bắt buộc phải uống thuốc. Nhưng thực tế, nhờ thiền mà bao năm nay chẳng thuốc men gì, tớ vẫn khỏe re. Thêm nữa, thiền cho ra rất nhiều ý tưởng. Ngày xưa, cứ tọa thiền là tớ mang theo sổ và bút. Ngồi thiền, ý tưởng mới và lạ cứ thế tuôn ra. Ghi lại và triển khai. Lúc đó tớ mới hiểu tại sao Bill Gates, Steve Jobs… lại sang Ấn Độ học thiền; tại sao tập đoàn Google tại có phong trào thiền cho cả tập đoàn", ông Hùng chia sẻ về cơ duyên đến với Thiền định của mình.

KTS Võ Trọng Nghĩa thường điều hành công ty của mình từ xa

KTS Võ Trọng Nghĩa quan niệm: Giữ giới, hành thiền là ít tật nhất rồi. Giữ ít nhất 5 giới là không nói dối, không trộm cắp, không sát sinh, không tà dâm, không dùng rượu bia và chất kích thích là rất tốt rồi. 

Những đại gia Việt "dẹp" sự nghiệp đỉnh cao với khối tài sản khổng lồ để lên núi ở ẩn - 6

KTS Võ Trọng Nghĩa theo đuổi thiền từ năm 2012

Tôi cho rằng, thêm một người giữ giới thì xã hội tốt đẹp hơn. Điều đó quan trọng hơn việc thiết kế và xây dựng một công trình kiến trúc nhiều.

Bắt đầu theo đuổi thiền từ năm 2012, anh đã dành 3 năm vừa qua tại Trung tâm Thiền định Pa-Auk Tawya - một tu viện Phật giáo ở Myanmar. Anh vẫn giải quyết công việc thông qua điện thoại, nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn.

“Tôi ở Myanmar tu tập từ năm 2017 đến giờ, thỉnh thoảng mới ra ngoài nhưng chỉ đi trong thời gian rất ngắn. Tôi đã tu đến giai đoạn thiền tuệ rồi và có kết quả tốt. Tôi có mong muốn học thêm về kinh điển của Đức Phật nên sẽ vẫn ở lại Myanmar trong thời gian tới” – TKS Võ Trọng Nghĩa chia sẻ.

Trong thời gian tới, Võ Trọng Nghĩa dự định sẽ quay trở lại Việt Nam. Tại công ty của anh, toàn bộ nhân viên đều ngồi thiền ít nhất 2 tiếng/ngày. Họ phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đạo đức, tránh xa rượu chè, thuốc lá và dối trá.

Vì với anh, một tâm trí không vướng bận, nếu muốn phát triển một ý tưởng, nó sẽ tới khá dễ dàng. Thay vì nghĩ về ý tưởng, tôi thiền và rồi tôi chỉ cần khoảng 5-10 phút là tìm ra một ý tưởng phù hợp.

“Trước hết, tôi muốn mọi người biết về việc chúng tôi thiền mỗi ngày và có những quy tắc hành xử nghiêm ngặt trong công ty. Nếu bạn có thể thiền vài tiếng, rất nhiều điều sẽ trở nên sáng rõ trong tâm trí. Khi ấy, bạn sẽ thấy mình giống như siêu nhân so với con người trước đây của mình. Kiến trúc lúc ấy cũng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Chúng tôi không yêu cầu nhân viên làm việc thật cần mẫn suốt nhiều giờ đồng hồ, nhưng chúng tôi muốn họ dọn dẹp tâm trí, thanh lọc xúc cảm. Đó là lý do tại sao công việc của chúng tôi diễn ra tốt đẹp – ông quan niệm.

Một số doanh nhân tầm cỡ quốc gia khác cũng được ánh sáng phật pháp chiếu soi

Trong một lần trả lời phỏng vấn về dự án D’. Palais de Louis, ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, ông trùm địa ốc đứng sau nhiều tòa nhà bề thế và sang trọng từng chia sẻ quan điểm cho rằng: siêu sang, sang trọng ở đây phải được hiểu là cảm xúc con người được nhận, được mọi người tôn trọng, vinh danh. Ông Dũng cho biết tập đoàn của mình không xây dựng một tòa cung điện vô hồn. Mỗi phiến đá, bức tượng đều có ý nghĩa giá trị. 

“Tôi theo đạo Phật và tôi hiểu rằng, Phật coi chúng sinh không có nghĩa chỉ có động vật và con người, mà cây cỏ hay phiến đá cũng được coi là chúng sinh và có đời sống riêng. Người nào hiểu được điều này sẽ thấy rằng, cái ghế, cái bàn, cốc nước có giá trị và đời sống riêng. Vì thế, sự sang trọng, cảm xúc sang trọng ở đây bao gồm cả yếu tố tinh thần, thậm chí yếu tố tinh thần còn nhiều hơn vật chất”, chủ tịch Tân Hoàng Minh chia sẻ.

Câu trả lời này tiết lộ sở thích cá nhân của của ông Dũng là hướng về đạo Phật. Đây cũng là điểm chung với khá nhiều doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam.

Trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ cách đây vài năm, khi được hỏi có phải là người khá duy tâm hay không, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cũng tiết lộ mình tin vào đạo Phật.

“Tôi rất tin vào Đức Phật, tôi tin vào Phật pháp nói chung và mình không theo hình thức. Tôi không đi cúng nhiều, không lễ nhiều, không mê tín nhưng tâm mình luôn luôn hướng đến câu chuyện thiện”, ông Vượng tiết lộ.

Chủ tịch Vingroup, Tân Hoàng Minh, Vietjet Air và nhiều doanh nhân Việt theo đạo Phật: Họ tìm thấy gì từ Phật giáo và ứng dụng vào kinh doanh ra sao? - Ảnh 1.

Một nhân vật khác có tiếng trong giới đầu tư - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VnDirect Phạm Minh Hương cũng là một Phật tử. Khoảng năm 2011, bà Hương có ‘cơ duyên’ biết đến ăn chay dưỡng sinh khi được mời ăn bữa cơm trong lần đi học một khóa Thiền.

Vị nữ doanh nhân này từng chia sẻ bà sinh ra và lớn lên ở thời kỳ mà trong lý lịch ghi là không tôn giáo nên đối với bà, đạo Phật là những hình ảnh những người đi vào chùa là chốn tránh hiện tại và có cái gì đó rất là mê tín dị đoan. Bà đã đi tìm rất nhiều sách để đọc nhưng quá nhiều từ Hán-Việt nên không hiểu. Khi nhờ vào nghe bài pháp thoại của Thượng tọa Thích Nhật Từ, khi đó bà đã không thể tưởng tượng được là tại sao có kiến thức tuyệt vời như vậy mà mình không biết, trong khi có lúc bà cho là mình rất giỏi, cái gì cũng biết.

Khi mới bước vào đạo Phật, bà Hương tự nhận mình đã hiểu rất sai về đạo Phật là đi tu, có nghĩa là phải buông bỏ hết để cho ngũ căn của mình không phải tiếp xúc với cái gì cả thì mới có thể tu được. Bà Minh Hương đã thay đổi rất nhiều sau khi theo và hiểu đạo Phật để trở thành một con người bình tâm trước mọi vấn đề. Bà vẫn làm việc nhiều như ngày trước, không có gì khác cả, nhưng công việc hiệu quả hơn, bình an hơn.

Hay như nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết mỗi ngày bà đều thức dậy từ 5h sáng và thắp hương trên bàn thờ Phật. “Sáng 5h thức dậy, đọc tài liệu, thắp hương trên bàn thờ Phật cho nhẹ nhõm rồi lên xe đưa con đến trường và đến công ty. Trên xe tiếp tục xử lý công việc. Ở công ty rất bận rộn với công việc, tôi phải cố gắng nhưng không phải hôm nào cũng về nhà kịp ăn tối cùng gia đình lúc 19h30. 20h chào để con đi ngủ, sau đó trò chuyện với bố mẹ, rồi tiếp tục làm việc mà nhân viên hay nói là "bài tập về nhà", TGĐ Vietjet Air chia sẻ về một ngày bình thường của mình.

Chủ tịch Vingroup, Tân Hoàng Minh, Vietjet Air và nhiều doanh nhân Việt theo đạo Phật: Họ tìm thấy gì từ Phật giáo và ứng dụng vào kinh doanh ra sao? - Ảnh 2.

Shark Đỗ Thị Kim LIên cũng chia sẻ trên trang cá nhân cho biết mình là người theo đạo Phật. Khi lý giải việc tham gia đầu tư vào startup thực phẩm chay Vmeat, shark Liên cho biết: "Là người học Phật, tôi không thích các loại thực phẩm chay giả mặn, đó là lý do tôi hầu như không dành quá nhiều sự quan tâm cho startup Vmeat khi biết các bạn sẽ tham gia gọi vốn tại Shark Tank.

Vậy mà cuối cùng, như mọi người cũng đã biết, tôi và Shark Louis đã trở thành nhà đầu tư cho startup này trong tập 7 vừa phát sóng. Thật mâu thuẫn làm sao nhưng mâu thuẫn của tôi có cái lý của nó".

"Ở khía cạnh tôn giáo, vào khoảnh khắc lắng nghe các bạn thuyết trình, tôi chợt nghĩ, nếu tôi học Phật mà vẫn khư khư tâm lý bài xích bữa chay giả mặn, nặng lòng nghĩ đó là chuyện sai trái thì bản thân tôi có lẽ chưa bao giờ thật sự thành công trong việc tu tâm. Tu tâm là giữ cho tâm thanh tịnh, mặc kệ trước mặt có là gì, phải không cả nhà?”, shark Liên chia sẻ quan điểm.

Vì sao các doanh nhân lớn từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Đỗ Anh Dũng,... đều hướng tới đạo Phật? Theo chiêm nghiệm từ Chủ tịch Intracom Nguyễn Thanh Việt (Shark Việt), Đạo Phật giúp ông 99% trong công việc và cuộc sống.

Trước khi đến với đạo Phật tôi là một người hoàn toàn khác, rất hiếu thắng. Chính tôi cũng không hiểu mình ngày ấy sao lại buồn cười đến thế. Sau khi tôi biết đến đạo Phật, tôi mới thấy mình thay đổi hoàn toàn.

Đạo Phật có những giá trị về văn hóa, tinh thần, ứng dụng được trong cuộc sống, công việc và bất kể mọi thứ đều hữu dụng. Nếu mọi người hiểu sâu về đạo Phật thì làm gì cũng tốt. Làm chính trị, kinh doanh, vị trí nào trong xã hội cũng tốt. Kể cả người dọn vệ sinh cho đến những người làm việc mà xã hội coi là vất vả nhất, khó khăn nhất, nếu biết đến rất có lợi ích”, shark Việt cho biết.

Shark Việt là ai? Tiểu sử và các thương vụ triệu đô tại Shark Tank

Theo shark Việt, Đạo Phật là chánh tín chứ không phải mê tín, là khuyến tấn mọi người thực hiện cái đúng. Thứ hai, đạo Phật là khoa học chứ không phải phi khoa học. Tôn giáo nào cũng tốt, nhưng đạo Phật nhấn mạnh tự giác. Mỗi người phải tự giác chứ không phải đợi người khác nhắc nhở.

---------

Sống theo Phật Pháp là sống thuận theo đạo trời, hợp với tự nhiên, hoà với lòng người nên không phải ngẫu nhiên mà các doanh nhân hay rất nhiều vĩ nhân trên toàn cầu đều tin theo Phật Pháp. Phật pháp là cội nguồn minh triết của nhân loại, nhưng không phải là cái gì cao sang, khó hiểu mà ngược lại rất bình dị và dễ đi vào cuộc sống nhân gian. Có thể ví Phật pháp như "tấm bản đồ" vạch ra những con đường để cho chúng sinh tu học và đi theo để đạt tới một cuộc sống thiện lành, bình an và hạnh phúc. Chính vì vậy mà Phật pháp đã ra đời và được lưu truyền qua 2600 năm đến ngày nay và chắc chắn sẽ trường tồn mãi mai sau. Cầu mong cho tất cả chúng sinh trên khắp hành tinh và trong vũ trụ bao la này đều được hữu duyên với Chánh Pháp thì thế giới sẽ luôn hoà bình và tốt đẹp biết bao...

Thắm Lê tổng hợp theo 24h.com.vn & cafebiz.vn

Thế gian Đại Việt kiệt xuất một người: Phật hoàng Trần Nhân Tông


(*) Xem thêm

Bình luận