Mẹ ơi! Sao nỡ nhẫn tâm bỏ rơi con??
Đa phần những người mẹ đến với thế giới này để thực hiện thiên chức thiêng liêng đó là nuôi dưỡng thật tốt những đứa con của mình. Ấy vậy mà, xót xa thay vẫn còn ở đâu đó, có những bà mẹ khi gặp cảnh khốn khổ đã không chịu đựng được mà dứt bỏ các con mình, trốn thoát đi tìm nơi mới để yên thân. Thật là ích kỷ, thật không xứng với danh từ 'mẹ' cao quý. Hổ dữ còn không bỏ con mình đằng này... Những câu chuyện bi thương sau sẽ khiến chúng ta không cầm được nước mắt 😢 😢 😢
1. Bố thần kinh mẹ bỏ đi biệt tích, hai đứa trẻ, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi tự dựa vào nhau mà sống lay lắt như cỏ cây ở bìa rừng, ăn hoa chuối thay cơm
Cô chị chăm lo cho mình, cho em và chăm cho cả bố.
Hình ảnh về hai em bé sống ở bìa rừng Hà Tĩnh, cô chị 10 tuổi chăm nom, đút cho cô em 4 tuổi ăn cơm với thân chuối luộc đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội. Nhiều bậc cha mẹ không thể kìm nước mắt khi nhìn gương mặt ngây thơ, trong veo của hai em.
Hai đứa trẻ là con của một gia đình nghèo, sống trong một túp lều nát ở bìa rừng keo tràm heo hút, cách biệt với khu dân cư. Hai cô bé tự mình chăm nhau, ai cho gì ăn nấy. Nếu không ai cho, bố không kiếm ra tiền, chúng vặt hoa chuối luộc, hái rau dại ven suối làm thức ăn.
Cô chị 10 tuổi chuẩn bị bữa cơm với hoa chuối cho cô em 4 tuổi.
Chúng không phải trẻ mồ côi, nhưng cũng không khá hơn là mấy. Cả thôn 2, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh không ai là không biết đến chuyện anh Đoàn Khắc Dũng (1983), bố hai đứa trẻ bất giác phát bệnh thần kinh. Mẹ chúng, chị Lê Thị Thắm (1987) cũng bỏ đi biệt tích từ 2 năm nay, chưa một lần quay lại thăm con.
Trước đây, anh Dũng, chị Thắm cũng (có vẻ) bình thường, đi làm ᴄôпg nhân ở miền Nam rồi yêu thương, kết hôn với nhau. Đến năm 2013, họ mới bế bé Đoàn Thị Yến về địa phương, dựng lều trên mảnh đất ở bìa rừng của bố mẹ cho. Họ sống không có điều tiếng gì, vẫn sống yên ổn sau khi sinh bé Đoàn Thị Thủy Tiên.
Thức ăn của hai bị em thường là hoa chuối, rau dại vặt được.
Chẳng hiểu vì sao, cả hai bỗng dưng có những biểu hiện bất thường, nói năng, hành động khác lạ, như phát bệnh thần kinh. Hồi đầu năm 2019, chị Thắm đi hẳn, bỏ hai đứa con nheo nhóc cho chồng. Không biết vì chán cảnh nghèo, sống trong rừng hoang vắng hay vì nghĩ quẩn mà bỏ đi, chỉ biết sau đó, anh Dũng lại càng lộ rõ biểu hiện của bệnh tật.
Anh Dũng chưa từng được đi khám hay chữa trị, không ai biết bệnh của anh nặng đến đâu, nhưng người xung quanh sợ, không dám thuê mướn anh làm việc gì. Cũng có khi tỉnh táo, anh đi làm việc vặt được chút đồng mua thức ăn cho con. Nhưng hiếm lắm. Hai đứa nhỏ chủ yếu sống leo lắt nhờ thức ăn kiếm được quanh rừng.
Hai đứa trẻ cứ thế mà lớn, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, thiếu sự dạy dỗ uốn nắn của cha. Bé Yến trở thành người quán xuyến việc nhà, đi kiếm thức ăn về nấu cho bố và em. Nó như một người mẹ nhí của em Thủy Tiên, lo từ chuyện tắm rửa đến đưa em đi học. Mỗi ngày, con bé dắt em đi bộ nhiều cây số tới trường mầm non, rồi đến trường của mình.
Bố đi làm chẳng ai thuê, tương lai con còn để ngỏ
Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng Văn Trung – Phó Bí thư Đảng ủy xã Hương Lâm cho biết, hoàn cảnh của hai đứa trẻ rất tội nghiệp, người ở địa phương ai cũng xót xa. Thương bé Yến như trái non chín ép, mới 10 tuổi mà rất hiểu chuyện, vừa lo học vừa chăm sóc bố và em.
Ông Trung kể, có người đến thăm, con bé vẫn khăng khăng nói nó thương mẹ, muốn đợi mẹ về. Năm mẹ nó bỏ đi, mẹ nó hứa khi nó học lên lớp 5 mẹ sẽ về. Giờ thì con bé gần hết học kỳ 1 lớp 5 rồi, đến một cuộc điện thoại nghe giọng mẹ cũng không có.
Bé Yến như một người mẹ nhí của em gái mình.
"Bé Yến thích đi học, cũng chịu khó học lắm. Bé có học lực khá. Còn bé nhỏ, chúng tôi rất buồn phải nói là có biểu hiện hơi thiểu năng trí tuệ, đi học mẫu giáo nhưng nhận thức kém hơn các bạn cùng tuổi.
Bố của bé thì cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, thần kinh không ổn định, không có việc làm. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc khan hiếm đã đành, nhưng khi có người thuê làm việc vặt, anh này cũng không làm được việc gì, được vài bữa lại bỏ. Chỉ thương bọn trẻ, không biết tương lai thế nào!" - ông Trung cho hay.
Phó Bí thư Đảng ủy xã Hương Lâm cũng chia sẻ, hồi tháng 11 vừa qua, thông qua mạng xã hội và truyền thông, khi câu chuyện của hai em bé được lan tỏa, nhà hảo tâm khắp nơi đã hỗ trợ cho hai bé 131 triệu đồng. Cán bộ địa phương đã trích 30 triệu đồng để mở sổ tiết kiệm, dành dụm cho tương lai.
Túp lều nát của gia đình không có lấy một tài sản gì đáng giá.
Địa phương cũng giao chi hội phụ nữ hàng tháng trích một khoảng vừa vừa hỗ trợ mua gạo, thực phẩm hàng tuần cho hai bé từ quỹ của các nhà hảo tâm, còn bé Yến tự nấu. Còn lại, địa phương cũng dựng nhà để anh Dũng và hai con có thể chống chọi qua mùa đông.
"Nhà đang được dựng, dự kiến 10 ngày nữa có thể lắp cửa. Kinh phí làm nhà khoảng 160 - 170 triệu đồng, khoản còn thiếu khoảng 30 triệu đồng thì địa phương vẫn đang vận động thêm.
Thú thực, địa phương cũng phải cân nhắc. vì tiền của các nhà hảo tâm gửi rất quý, không thể tùy tiện phung phí hay dùng hết vào việc xây nhà. Quan trọng là phải để dành cho tương lai của hai cháu, chứ tiêu hết thì cuộc sống sau này của hai cháu không biết sao." - ông Hoàng Văn Trung cho biết thêm.
2. Bữa ăn chỉ có bát cơm trắng: 3 đứa trẻ ᴄôi ᴄút, đói ăn thèm khát được nhìn thấy bố mẹ trở về
Nghe thấy tiếng người từ xa, 3 đứa trẻ từ tɾoƞǥ nhà chạy ào ra cổng vì tưởng bố, mẹ ƭɾở về. Bao nhiêu năm nay, ngày nào cáᴄ cáᴄ em cũng ngóng bố mẹ, vậy mà những đấng sinh tɦànɦ vẫn bặt vô âm tín.
Nɦậƞ lá đơn ᴄầᴜ ᴄứᴜ của ông Giáp Văn Ƭɾị (thôn Gia Tiến, xã Tân Tɾuƞg, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Ǥiαƞg), chúng tôi nǥαʏ lậƥ ƭứᴄ ᶅêƞ đườɴg ƭɾở về thăm.
Dẫn đườɴg vào nhà ông là bà Lương Thị Quyên, Phó trưởng thôn Tân Tɾuƞg, vừa đi vừa kể chuyện: “Bao năm ɾồi cô ạ! Bọn trẻ sống ᴄùƞǥ ông, ƭội lắm. Bố mẹ cáᴄ cháu chia ᴛaʏ ɴʜau mỗi người ɱột nơi ɾồi đi Ƅiền Ƅiệt không về. 3 đứa nó ở với ông đói ƙɦổ lắm vì ông còn phải chăm cả chú cáᴄ cháu bị ƌiêƞ ɗại nữa”.
Bao nhiêu năm nay, ngày nào 3 đứa trẻ ᴄôi ᴄúƭ cũng ngóng bố mẹ trở về.
Khi chúƞǥ tôi tìm tới nhà ông Ƭɾị, 3 đứa trẻ đang ngồi ƭɦẫn ƭɦờ với ɴʜau tɾêƞ chiếc giường nhỏ, thấy có người đến, cáᴄ em ào ra đón vì tưởng là bố mẹ ƭɾở về. Tiếng cậu bé Bắc (học lớp 3) ƭội ƞǥɦiệρ: “Con tưởng mẹ con ở Cao Bằng về thăm con”, kɦiếƞ ai cũng ᴄảɱ thấy ƞցɦẹƞ ʟòɴg.
Ngồi kế bên Bắc là hai bé Giáp Thị Pɦương Thanh (lớp 5) và Giáp Văn Duy (lớp 2) đang ủ ɾũ. Cả 3 đứa trẻ đều ngóng được nhìn thấy bố mẹ mà từ lâu lắm ɾồi cáᴄ em không được gặp.
Kế tɾoƞǥ ǥiαƞ buồng ᴄɦật hẹp và đầy ɾẫʏ những đồ þɦế liệu là anh Giáp Văn Hợi (chú ɾuộƭ của cáᴄ cháu) bị Ƅệnɦ ƭâɱ ƭɦầƞ ρɦâƞ ᶅiệƭ đã lâu nên không thể làm được gì cả.
Để giữ cho chúƞǥ tôi được an toàn trò chuyện với cáᴄ cháu, bà Quyên đứng canh ở cửa để anh không ra ɗọα ƌáƞh mọi người. Cảɱ giáᴄ nơm nớp, ᵴợ ɦãɨ nɦưng có lẽ với bọn trẻ đã quen nên chúƞǥ thấy bình tɦường và sẵn sàng tư thế có thể chạy đi bất cứ lúc nào chú ƌυổi ƌáƞh.
Nói chuyện được ɱột lúc thì ông Ƭɾị đi làm đồng về. Ông ǥầy ɾộc, ᶍáᴄ ᶍơ và khắc ƙɦổ. Đôi bàn ᴛaʏ ǥân ǥuốc, ƌen nhẻm còn dính đầy bùn đất, ông vội vã vào với con ƭɾai ɾồi lại sốt sắng ra hỏi cáᴄ cháu: “Nay chú có ƌυổi mấy đứa không?”. Dường nɦư có vẻ ƞǥại nǥùng trước hoàn cảɴʜ gia đình mình khi chúƞǥ tôi hỏi thăm nên ông cứ cúi gằm, tỏ vẻ ƞǥại ƞǥần.
“Cháu Thanh và cháu Duy là hai chị em ɾuộƭ, con của thằng ᶅớƞ nhà tôi. Bố mẹ cháu chia ᴛaʏ được 3 năm ɾồi, mẹ cháu quê ở Lạng Sơn, từ khi đi là không liên ᶅạᴄ gì nữa. Bố cháu bảo đi làm nɦưng không có tiền gửi về ƞυôi con. Lần về quê gần nhất của nó là từ ngày 21 tháƞg Giêng năm 2019 cho đến giờ tôi cũng không Ƅiết giờ nó ở đâu, nó nɦư thế nào nữa.
Còn cháu Bắc là con của thằng thứ 2 nhà tôi, bố mẹ cháu chia ᴛaʏ năm 2018, mẹ cháu ƞυôi 1 đứa ở Cao Bằng, bố cháu đi kɦoảƞǥ hơn 1 năm nay là không có tin ƭứᴄ gì cả, cũng không có tiền nong gì gửi về ƞυôi con”. Ông Ƭɾị kể chuyện về 3 đứa cháu ƌáƞg tɦương của mình. Tɾoƞǥ đó bé Duy bị tiм bẩm sinh, đã từng được þɦẫᴜ ϯɦuậϯ, hiện tại cháu uống ƭɦuốᴄ và ᶅêƞ thăm ƙɦáɱ theo chỉ định của báᴄ sĩ.
Cuộc sống ʋậƭ vã, ƙɦó khăn đủ đườɴg, nên ước mơ của ông Ƭɾị chỉ mong cáᴄ cháu có đủ cái ăn và không phải Ƅỏ học giữa chừng. Ông kể đêm nào cũng vậy, 4 ông cháu ôm ɴʜau ngủ là chúƞǥ lại kể đủ mọi thứ chuyện tɾêƞ đời từ việc bạn ở lớp được bố mua cho cái áo mới hay mẹ mua cho chiếc cặp sáᴄh hình con gấu…
Ông Ƅiết cáᴄ cháu thèm được gặp bố, mẹ nɦưng sự thật ƭɾớ ƭɾêᴜ, chúƞǥ vẫn ƌáƞg tɦương, thiếu ƭɦốn là vậy. Thiếu tình ᴄảɱ, thiếu sự quan ƭâɱ, thiếu cả đến những bữa ăn hay ʠᴜần áo mặc tɦường ngày.
Trò chuyện xong với 4 ông cháu, chúƞǥ tôi xin phéþ ƭɾở về Hà Ƞội, ɱαng theo câu chuyện của 3 đứa nhỏ về ước mơ được bố mẹ ƭɾở về thăm mà tɾoƞǥ ʟòɴg ƞặƞǥ trĩu. Cùƞǥ đườɴg và hết cáᴄh ɾồi nên ông Ƭɾị chỉ còn Ƅiết ᴄầᴜ ᴄứᴜ đến những tấm ʟòɴg của bạn đọc để cáᴄ cháu không phải đói cơm, thiếu mặc nữa tɾoƞǥ những ngày tháƞg tiếp theo của mình.
Chào tạm Ƅiệt ông cháu ra về, cậu bé Bắc bất ƞǥờ chạy theo khoe con lợn tiết kiệm, cậu bé nhẩm tính có khi được đến vài trăm nghìn ɾồi vì em đã ƞυôi được 2 năm nay. Đôi мắᴛ ươn ướt, cậu bé hỏi: “Bằng này tiền con đi tìm mẹ được cɦưa cô?” kɦiếƞ đôi cʜâɴ tôi khựng lại, không bước đi được nữa…
3. Vợ bỏ đi theo nhân tình ăn chơi, người đàn ông chật vật nuôi con gái 5 tuổi bị ung thư
Từ ngày con bị bệnh, anh Cường nhiều lần gọi vợ về để cùng chăm sóc cho bé. Vợ anh không những không về mà còn suốt ngày đăng clip, ảnh chụp cùng tình nhân lên mạng xã hội.
Mải lo kiếm tiền, vợ có người khác lúc nào không hay
Căn phòng trọ chật hẹp vỏn vẹn vài mét vuông là nơi anh Cường cùng mẹ vợ và con gái thuê để sinh hoạt hàng ngày trong thời gian điều trị bệnh cho bé. Bé Như (5 tuổi), được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não cách đây gần 1 năm.
Anh Cường năm nay 32 tuổi, quê ở Cà Mau, làm nghề công nhân bao bì. Anh kết hôn với một người con gái quê Bến Tre. Tuy nhiên, hạnh phúc đến với người đàn ông này không trọn vẹn khi vợ anh đã bỏ nhà đi theo người đàn ông khác trước khi con gái phát bệnh một thời gian ngắn.
Vợ bỏ đi không lâu thì anh Cường phát hiện con bị ung thư não
"Vợ chồng mình đi làm trái ca nên có khi cả tháng mới gặp nhau một lần. Mình hay làm ca đêm, đến sáng về thì vợ cũng đi làm ca sáng rồi. Mình cuốn vào công việc, cố gắng làm lụng vất vả, kiếm tiền lo cho vợ, cho con. Thế rồi vợ mình càng ngày càng thay đổi, cô ấy có người khác từ lúc nào không hay. Cô ấy bỏ đi với nhân tình rồi, còn chụp ảnh, quay clip với người đàn ông đó rồi đăng lên mạng xã hội suốt" - anh Cường trầm ngâm kể về câu chuyện buồn của mình.
Không chỉ bỏ đi, vợ của anh Cường còn để lại cho chồng một khoản nợ là 15 triệu đồng. Anh phải đứng ra trả nợ cho vợ, may thay chủ nợ thương hoàn cảnh của anh nên giảm cho 1 nửa.
Mẹ vừa bỏ đi, con gái phát bệnh ung thư não
Sóng gió cuộc đời cứ đổ ập lên vai người đàn ông hiền lành. Vợ bỏ đi không bao lâu thì mẹ anh Cường mất, rồi con gái phát bệnh nặng. Mình anh chạy vạy vay mượn khắp nơi để chữa bệnh cho con. Mới 5 tuổi, nhưng trên đầu của bé Như chi chít những vết sẹo mổ. Cô bé ngoan ngoãn, đáng yêu, thỉnh thoảng lại nói ra một câu khiến người lớn nhói lòng: "Mẹ bỏ đi rồi, con bị bệnh mà mẹ cũng không về với con".
Ảnh hưởng của cuộc phẫu thuật khiến Như gặp khó khăn trong việc đi lại, chân yếu ớt. Tính tình của bé cũng thay đổi thất thường, có khi đang vui thì lại buồn, đang cười quay ra khóc, đang ăn quay ra ngủ, hay quạo, đánh, mắng bố. Bác sĩ dặn người nhà phải ráng chịu sự thất thường của bé, không được phản ứng vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của Như.
Anh Cường chật vật nuôi con bị bệnh
Bé Như thay đổi tính nết do bị bệnh nhưng vẫn rất ngoan
Anh Cường tiết lộ, khi con bị bệnh, anh có liên lạc với vợ, nói cô về để chăm sóc con. Mẹ bé Như quay về, ngủ với con được đúng một đêm rồi lại bỏ đi biệt tăm, không về thăm con nhưng vẫn đăng clip lên TikTok mỗi ngày. Đến bây giờ anh gọi cho vợ thì luôn trong tình trạng khóa máy.
Ngồi trong góc phòng, cô Hai - mẹ vợ của anh Cường tủi nhục khi nhắc đến đứa con gái của mình. Cô bảo trước đây con gái rất ngoan, nghe lời bố mẹ, không hiểu sao bây giờ lại thay tính đổi nết. Con dại, cái mang, cô Hai thương con rể và cháu ngoại lủi thủi nên đi cùng để chăm sóc cháu gái, hỗ trợ về mặt tinh thần. Đó cũng là một cách cô muốn bù đắp cho sai lầm con gái gây nên.
Sau khi những thông tin về gia đình được YouTuber đăng tải trên mạng xã hội, con gái của cô Hai không ăn năn mà còn nhắn tin về trách móc mẹ: "Mẹ ác với con dữ vậy, mẹ đưa lên cho con nổi tiếng rồi đó".
Những câu nói như tạt gáo nước lạnh của con gái khiến cô Hai càng đau lòng. Đáp lại, cô chỉ biết nhắn con: "Có ở với chồng nữa hay không thì cũng về để phụ nuôi con. Con làm như vậy mẹ buồn không sống nổi. Về cho thằng Cường nó còn đi làm".
Mẹ vợ anh Cường đau lòng khi nhắc về cô con gái của mình
Anh Cường bộc bạch, anh không thể tha thứ cho vợ, nếu vợ có về cũng không sống chung mà chỉ cùng nhau chăm sóc con: "Con là con gái, căn bệnh này bất tiện nhiều thứ nên có mẹ chăm bé thì tốt hơn. Hơn nữa nếu vợ về thì mình có thời gian đi làm kiếm tiền lo cho con.
Lúc vợ mới bỏ đi mình cũng buồn, nhưng từ lúc con bị bệnh thì thương nó quá nên cũng không còn tâm trí nghĩ đến chuyện của vợ nữa. Bản thân mình cũng bị thiếu máu lên não, nếu cứ nghĩ đến chuyện đó hoài, lỡ như mình ốm đau thì con sẽ thế nào?".
Gác tình cảm riêng sang một bên để lo cho con
Gần một năm trời rong ruổi đi chữa bệnh, số tiền anh Cường vay mượn đến nay đã lên tới gần 80 triệu đồng. Gia đình nội, ngoại đều vất vả, ai cũng thương mà không thể giúp đỡ được cho hai bố con.
Phẫu thuật xong chưa phải là hết, việc điều trị của Như còn kéo dài khi bác sĩ thông báo cô bé phải xạ trị 30 lần, tổng kinh phí là 70 triệu đồng. Đó là một số tiền quá lớn mà anh Cường còn chưa biết phải lo thế nào.
Anh Cường chỉ muốn con khỏe để anh có thể đi làm kiếm tiền nuôi con
Nhờ sức mạnh của cộng đồng mạng, bố con anh Cường đã được các mạnh thường quân ủng hộ một số tiền để hỗ trợ chi phí điều trị bệnh cho bé Như. Sau thời gian xạ trị, đến nay bệnh tình của Như gọi là tạm ổn, bé vẫn phải thường xuyên vào viện tái khám.
Anh Cường cùng mẹ vợ và con gái không về quê mà thuê một căn nhà trọ ở huyện Bình Chánh, TP.HCM để tiện cho việc khám bệnh của bé Như. Anh Cường sẽ đi làm lại, kiếm tiền nuôi con, lo trả nợ còn bà ngoại chăm cháu.
Nhìn con rể vất vả, mẹ vợ giục anh cưới vợ, để cháu cho bà nuôi. Ông bố đơn thân với gương mặt khắc khổ ngậm ngùi: "Giá con mà không bệnh thì mình cũng nghĩ vài năm nữa sẽ đi bước nữa. Giờ còn bệnh tật thế này, mỗi lần nhìn con nhà người ta được đi học, đi chơi, được chạy nhảy, nô đùa, con mình thì cứ ngồi một chỗ mà ứa nước mắt. Chuyện tình cảm mình xin tạm gác sang một bên để lo cho con đã. Chỉ mong con khỏe, mình có thể đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con".
4. Bố mất, mẹ lặng lẽ bỏ đi khiến 2 đứa trẻ côi cút, đói ăn bên bà nội già yếu
Ba bà cháu ngồi trước hiên nhà dưới cơn mưa lớn, 2 đứa trẻ cố nép mình vào người bà, co ro vì lạnh. Từ lúc bố mất, mẹ bỏ đi, cuộc sống của 2 anh em Khánh Duy (7 tuổi), Khánh Đăng (5 tuổi) chưa một ngày trọn vẹn.
Chúng tôi tìm đến căn nhà tình thương nhỏ nằm sâu trong ấp Mỹ An, xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nơi 3 bà cháu bà Trần Thị Hiếu (70 tuổi) đang sinh sống.
Kể từ ngày bố mất, mẹ bỏ đi, 2 đứa trẻ 5 và 7 tuổi sống nương nhờ tình thương của bà nội.
Buổi chiều đầu tháng 7, trời mưa dầm. Sợ chúng tôi không biết đường, bà Hiếu một tay cầm tàu lá chuối để che mưa, một tay cầm chiếc điện thoại đã cũ rồi cuốc bộ ra trục đường chính Quốc lộ để đón chúng tôi.
Dưới cổng chùa Phước Bình, bà cố đưa đôi mắt của mình nhìn quanh, thấy chúng tôi bà nở nụ cười hiền hậu. Luyên thuyên một lúc rồi bà dẫn chúng tôi đến căn nhà mà ba bà cháu đang ở, căn nhà nửa gạch nửa lá với bóng đèn mờ dưới cơn mưa làm cho không khí trở nên ảm đạm hơn.
2 anh em co ro dưới căn nhà xập xệ trong cơn mưa chiều.
Cha mất đột ngột, mẹ bỏ đi, 2 đứa trẻ phải sống dựa vào bà
Ngồi trước hiên nhà, bà Hiếu cho biết hơn 3 năm trước, đứa con trai của bà mất do đột quỵ, ít lâu sau, người con dâu chẳng lời từ biệt cũng lặng lẽ bỏ đi khiến 2 đứa trẻ vừa mất cha, lại không còn mẹ.
Xót thương cảnh 2 cháu nội còn quá nhỏ, bà Hiếu mới đưa về cưu mang, săn sóc. Dù có tới 4 người con nhưng người thì mất, người thì nghèo khó bỏ đi làm ăn xa..., nên ở cái tuổi xế chiều, một mình bà Hiếu vẫn phải cặm cụi chạy lo cơm ngày 3 bữa.
Ở tuổi 70, bà Hiếu phải lo xoay xở để nuôi 2 đứa cháu nội mồ côi.
Ôm 2 đứa cháu nội vào lòng, bà Hiếu nghẹn lại: "Hồi đó cả gia đình mấy đứa này sống ở bên đó (phía bên kia sông), sau khi cha tụi nhỏ chết, căn nhà đó sập luôn, tui mới đưa chúng về đây nuôi dưỡng. Lúc đầu mẹ của tụi nhỏ bảo để con đi làm rồi gửi tiền về phụ mẹ nuôi cháu, mà nó đi rồi có thấy về nữa đâu, 3 năm rồi...".
Để có tiền lo cho hai cháu, công việc của bà bắt đầu từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Chủ yếu là lựa cá và cắt đầu cá. "Vì cá cơm nhỏ nên cả đêm tui mới cắt được 3 ký cá được 30 ngàn, thêm 20 ngàn lựa cá nữa. Bữa nào tui trúng, khỏe thì được 70 ngàn, bữa tệ hơn thì tổng được 30 ngàn, đủ cỡ hết", nói đoạn, bà Hiếu đưa tay quệt nước mắt.
Căn nhà trống của 3 bà cháu không có một vật dụng gì đáng giá.
"Tui bị tuột máu mà tui không dám mua thuốc tui uống, mua thuốc tui uống tui khỏe thì không có tiền cho mấy đứa nhỏ này đi học. Tui chờ khi nào người ta phát thuốc miễn phí thì tui mới dám tới xin. Tui chỉ mong làm sao mà hai đứa nhỏ đi học để biết chữ. Bây giờ mà tui bỏ thì tội nghiệp đời nó", bà Hiếu tâm sự.
Sau khi kết thúc công việc, 5 giờ sáng bà Hiếu tranh thủ về nhà thổi cơm rồi đưa hai cháu đi học, sau đó bà phải lau dọn, giặt giũ rồi mới chợp mắt được một lúc. "Mỗi ngày tui phải đi lại 6 bận để đón cháu, sáng, trưa, chiều đều phải đón về. Với tui già rồi, không cần ngủ nhiều chú ơi!", bà Hiếu bộc bạch.
Để có tiền lo cho 2 đứa trẻ, bà Hiếu phải đi lựa cá cho chủ thuyền ở quê suốt đêm.
Trong căn nhà trống, 3 bà cháu ngồi lại bên nhau, bữa cơm chiều cũng chỉ vỏn vẹn rau luộc ăn với cơm trắng, chan nước tương. Vì điều kiện gia đình khó khăn, sau khi người con trai mất đi, bà gửi tro cốt con ở chùa, khi nào nhớ con, mấy đứa trẻ nhớ cha, 3 bà cháu dắt nhau lên chùa.
Bữa cơm đạm bạc của cả nhà, 2 đứa trẻ thường xuyên rơi vào cảnh đói ăn, thiếu mặc.
Nhớ lại thời điểm người con trai đột quỵ rồi mất, bà Hiếu ngấn nước mắt: "Tui có ngờ nó bỏ mấy bà cháu tui sớm như vậy đâu. Thằng Duy (7 tuổi) nhìn cha nó nằm đó rồi nói sao cha ngủ hoài mà cha không chịu thức. Nó cứ ngồi đó rồi nói cha dậy đi chứ không con ghét cha đó, bà nội kêu cha đi nội".
Sao con không có bố mẹ như mấy bạn vậy nội?
Lên 7 tuổi, Khánh Duy ngày một chững chạc hơn, con dần dần nhận ra sự thiếu thốn hình bóng của cha mẹ. Trong khi đó, Khánh Đăng (5 tuổi) vẫn chưa hiểu hết nỗi khó khăn, vất vả mà bản thân con phải đối mặt. Suốt 3 năm nay, 2 anh em Duy - Đăng là những đứa trẻ mồ côi, không cha không mẹ...
3 năm lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương của cả cha lẫn mẹ, 2 anh em Duy - Đăng ít nhiều cảm nhận được sự khó khăn mà các con phải chịu.
Thương 2 đứa trẻ tội nghiệp, dù tuổi cao sức yếu nhưng bà Hiếu vẫn cố gắng làm lụng, tích góp để tụi nhỏ được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Năm nay, Khánh Duy đã lên lớp 2, còn Khánh Đăng chập chững đi học mẫu giáo.
"Nhiều lúc thằng Đăng đi học, thấy bạn bè nó được cha mẹ chở đến trường, mua quà bánh cho, nó về hỏi tui sao con không có cha mẹ như các bạn vậy nội, tui chỉ biết khóc", bà Hiếu nghẹn lời.
Bà Hiếu rưng rưng nước mắt khi nói đến hoàn cảnh gia đình.
Khánh Đăng (5 tuổi) thường hay hỏi nội về sự tồn tại của bố, mẹ...
Dù sống chung một nhà đã 3 năm nhưng 3 bà cháu lại ở riêng trong 2 cuốn sổ hộ khẩu. Trong khi bà được chính quyền cấp cho hộ cận nghèo, còn 2 đứa cháu mồ côi thì chẳng có gì bởi chúng..."còn mẹ".
"Hồi đó tui hộ nghèo nhưng sau đó người ta cất cho tui cái nhà này rồi người ta để tui hộ cận nghèo. Nhưng hai đứa nhỏ này không có, chỉ có mình tui. Do tụi nó chung hộ khẩu với mẹ, mà mẹ bỏ đi rồi. Tui đi đến chính quyền để nhập lại chung với tui mà người ta không chịu. Người ta bảo mẹ nó còn sống nên không nhập được. Nhưng mà giờ tui có biết con dâu mình ở đâu đâu mà tìm", bà Hiếu nói.
Tuy 3 bà cháu ở chung trong 1 nhà nhưng lại phải riêng 2 sổ hộ khẩu.
Không có hộ nghèo, chi phí đi học của hai đứa trẻ vì thế mà không được miễn giảm, vẫn phải đóng như một học sinh bình thường. Để kịp đóng tiền học cho hai cháu khi vào năm, bà Hiếu phải đi vay mượn khắp xóm rồi làm trả dần dần.
Khi chúng tôi hỏi 2 đứa trẻ ở nhà thường làm gì để giúp đỡ nội, từ phía sau, bà Hiếu nhìn hai cháu cười hạnh phúc. "Dạ, con phụ nội hốt rác, đổ rác, dọn chén, quét nhà", Khánh Duy nhanh nhảu.
Nụ cười hồn nhiên của 2 đứa trẻ khi được chúng tôi cho một ít bánh, kẹo.
Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của bà Hiếu mỗi ngày là nhìn thấy 2 đứa cháu nội ngoan ngoãn.
Từ ngày bố mất, mẹ bỏ đi, 2 đứa trẻ lớn lên trong tình thương yêu của bà nội. Có điều, những bữa cơm chiều cũng chẳng còn đều đặn như trước.
"Có nhiều bữa con đói bụng mà nội không có nấu cơm" - Khánh Đăng ngây ngô nói.
Dù thương 2 đứa cháu tội nghiệp nhưng đã 70 tuổi, bà Hiếu chẳng biết mình có thể gắng gượng đến khi nào. Chỉ vào con cá tra ở dưới gác bếp, bà Hiếu xúc động. "Mấy hôm rồi trời mưa, tui không có đi mần được, may nhờ chú hàng xóm cho con cá, mấy bà cháu tính kho muối rồi ăn dần, con cá to vậy 3 bà cháu ăn được 10 ngày lận, kho muối khô khô chứ không nó hư là không ăn lâu được".
Duy mong có được một tổ ấm đầy đủ cả cha lẫn mẹ.
Có lẽ với bà Hiếu hiện tại, ước nguyện duy nhất của bà là cho hai đứa trẻ đi học hết lớp 5, xem đó như hành trang bà gửi hai cháu để bước vào đời. "Ban đêm tui nằm niệm Phật, cầu mong cho hai cháu của tui làm sao mà học hết được tiểu học. Thậm chí là lớp 3 hay 4 cũng được, vì lúc đó đã biết chữ và tính toán rồi. Tui còn sống thì còn lo được cho cháu, sợ khi tui chết rồi, 2 đứa trẻ không biết làm sao" - bà Hiếu nuốt nước mắt.
Nghe bà nội nói vậy, Khánh Duy - Khánh Đăng ôm choàng lấy vai bà, thỏ thẻ: "Con thương nội lắm".
Tương lai nào cho 2 đứa trẻ khi bà nội ngày một già yếu, chẳng còn đủ sức để chăm lo...
Chiều tháng 7, ngoài trời cơn mưa rả rích kéo dài, 3 bà cháu nép vào nhau, chẳng biết những ngày sắp tới sẽ ra sao khi cái ăn, cái mặc vẫn còn phụ thuộc vào người bà già yếu. Nhìn ánh mắt ngây thơ của 2 đứa trẻ, chúng tôi mong có được sự giúp đỡ, hỗ trợ để tụi nhỏ tiếp tục đến trường, bữa cơm chiều cũng được đủ đầy, no ấm.
5. Bị bỏ rơi vì ung thư máu, bé 4 tuổi vẽ tranh mẹ cho đỡ nhớ: "Nếu con khỏi bệnh, mẹ có về không?"
Câu chuyện đã xảy ra cách đây 5 năm rồi nhưng mỗi khi nhắc lại vẫn khiến người ta rơi lệ. La Minh Triết (người Hà Nam, Trung Quốc) vốn là một cậu bé đẹp trai, thông minh lanh lợi. Con từng được bố mẹ, bà nội lúc nào cũng ở bên. Nhưng vào một ngày kia, cuộc đời của cậu bé bỗng chốc rơi xuống vực khi gia đình phát hiện bé mang trọng bệnh. Xót xa hơn, vừa hay tin đó, mẹ bé lập tức bỏ đi không một lời từ biệt, để lại em đơn côi chống chọi với tử thần.
La Minh Triết bị mẹ bỏ rơi ngay khi vừa phát hiện ra em bị bệnh nặng.
Tất cả thế giới của cậu bé La Minh Triết lung lay vào ngày 24/6/2016, khi em đột ngột sốt cao. Cứ tưởng rằng bệnh cũng chỉ xoàng xoàng như bao lần khác, bà của bé đã đưa Minh Triết đến bệnh viện trong thôn để khám. Bác sĩ đã cho thuốc hạ sốt nhưng chỉ sau vài giờ giảm nhiệt độ, thân nhiệt của cậu bé lại tăng cao bất thường.
Sốt ruột vì cháu ốm nặng, bà Minh Triết liền đưa cậu bé lên bệnh viện huyện để làm xét nghiệm. Tại đây, các bác sĩ thông báo tiểu cầu của cậu chỉ có 20% và tiếp tục chuyển Minh Triết lên tuyến trên. Kết quả lần này còn tệ hơn khi chỉ số thậm chí đã giảm xuống còn 18%.
Minh Triết bị bệnh máu trắng khi còn quá nhỏ tuổi.
Mọi nghi ngờ đổ dồn về căn bệnh máu trắng. Và trong cuộc kiểm tra cuối cùng, các bác sĩ kết luận: Minh Triết mang bệnh máu trắng tế bào lympho B cấp tính. Thông tin này đã làm cả gia đình em chết trân vì quá đỗi bàng hoàng.
Thấy con bị như vậy, cha của Minh Triết đã ngay lập tức vào viện cùng bà nội để chăm sóc bé. Còn người đáng lẽ ra phải đi như bay vào với con là mẹ bé thì lại chần chừ, nói rằng 2, 3 hôm nữa sẽ về. (Mẹ bé làm việc ở thành phố). Nhưng rốt cuộc, chẳng thấy bóng dáng người phụ nữ ấy về thăm con đâu cả. Minh Triết lại vẫn chỉ có bà và bố ở bên lúc đau đớn.
Để điều trị bệnh, Minh Triết phải được xạ trị, và với một đứa trẻ yếu ớt như Triết thì việc này thật là quá sức chịu đựng. Cậu bé phải trải qua 14 lần xạ trị và thân hình em ngày càng gầy gò, ốm yếu. Mỗi ngày Triết đều hỏi bố: "Bố ơi, bao giờ con mới khỏi? Sau khi con khỏi là con có thể gặp mẹ phải không ạ?".
Minh Triết liên tục hỏi bố khi nào thì mới được gặp mẹ.
Câu hỏi như cứa vào tim của người làm bố. Anh La Chiến đành phải dỗ ngọt con, nói con hãy vẽ một bức chân dung của mẹ, dặn em nếu nhớ mẹ thì hãy cứ nhìn bức tranh kia. Anh cũng dằn lòng nói với con rằng mẹ phải đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con nên mới không thể về thăm bé được.
Còn bà của Minh Triết, vì quá thương cháu nhưng cũng không thể làm thế nào khác, mỗi khi cháu khóc, bà chỉ biết nói: "Minh Triết à, con là con trai, con phải mạnh mẽ lên, ngoan, chịu khó chữa bệnh đến khi khỏi rồi mẹ sẽ về với con thôi mà".
Không còn cách nào khác, cha Minh Triết đành phải lừa dối con...
... nói cậu bé hãy nhìn vào bức tranh thì sẽ đỡ nhớ mẹ.
Hoàn cảnh của Minh Triết quả đúng là quá thương tâm. Ở cái tuổi mà đáng lẽ ra em phải được chạy nhảy cùng các bạn thì lại phải âm thầm chịu đựng sự đau đớn của bệnh ung thư máu giày vò. Cái tuổi của em đáng lẽ ra cũng phải được mẹ ôm ấp, vỗ về, cưng nựng thì lại chỉ biết nhìn vào bức tranh vô hồn trên tờ giấy trắng để lấy động lực. Ai nhìn thấy cảnh này chắc chắn cũng chẳng thể ngăn mình rơi nước mắt xót thương cho em.
La Minh Triết khi còn chưa bị bệnh là cậu bé vui vẻ và đáng yêu.
Gánh nặng gia đình giờ đổ dồn lên cha của Minh Triết. Người đàn ông này rồi sẽ phải làm gì để lo cho con, và hơn hết là khỏa lấp nỗi nhớ mẹ của cậu bé 4 tuổi tội nghiệp kia bây giờ?
---------
Mẹ yêu con, chăm bẵm con, điều đó tưởng chừng hiển nhiên như nhành cây ngọn cỏ, nhưng có những trường hợp mà sự lạnh lùng, vô tâm, vô tình của người mẹ lại khiến người ta đau đến xé lòng. Người lớn nhiều khi còn phức tạp chứ trẻ con thì đơn giản lắm, hạnh phúc của chúng đôi khi chỉ cần gói gọn trong vòng tay bố mẹ, được ôm ấp vỗ về khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau... Cầu mong sao, trên trái đất này sẽ không còn xuất hiện thêm một người mẹ bạc ác nào nữa, để tất cả trẻ em sẽ luôn được sống trong tình yêu thương ấm áp của mẹ.
Theo giadinh.net.vn, kenh14.vn
Xem thêm