Cảm phục trước hành động đẹp của những người nghèo
Trong xã hội, có không ít người vì nghèo đến túng quẫn mà làm liều, lại có những người giàu nhưng vẫn tham lam từng đồng, nhưng trong đó cũng có những người nghèo nhưng không hèn, nhặt được của rơi trả người đánh mất". Hành động đó thật đáng trân quý biết bao. Họ nghèo vật chất thôi nhưng tâm họ giàu tính thiện lương lắm.
1. Cụ ông nghèo thấy thùng nước ngọt rơi nhưng vẫn nhặt đặt lên kệ giúp cửa hàng
Mới đây, cư dân mạng đã không ngừng dậy sóng trước một đoạn clip về một cụ ông có vẻ ngoài rất nghèo khổ đi nhặt một thùng nước ngọt rơi. Thông thường, khi thấy cảnh này, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng cụ ông nhặt về bởi với những người nghèo, thiếu thốn thì việc đi nhặt đồ ăn là rất bình thường.
Thế nhưng điểm khác biệt là, thùng nước ngọt này là một sản phẩm bày bán, và vì một lý do nào đó mà vô tình rơi khỏi quầy hàng. Hành động của cụ ông đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Chỉ là 1 thùng nước ngọt bị rơi nhưng lại khiến cho rất nhiều người phải suy nghĩ.
Cụ ông cúi xuống nhặt, tưởng rằng sẽ mang theo, nhưng hoá ra cụ lại đặt lên giúp người bán hàng. Tất cả hành động đều được camera ghi lại
Sau khi đặt xong, ông đã quay lưng đi tiếp
Một hành động rất đơn giản thôi, thế nhưng nó lại khiến cả MXH dậy sóng. Ai cũng trầm trồ trước hành động của cụ ông, và nhiều người cũng khẳng định đây chính là minh chứng của câu "đói cho sạch, rách cho thơm". Đó cũng là điều nên học hỏi.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người tiếc nuối vì không giữ được cụ ông lại để cảm ơn, giúp đỡ và bày tỏ sự cảm kích trước hành động đẹp nói trên. Có vẻ như đây là một clip được ghi tại nước ngoài, không phải ở Việt Nam. Dù ở nước nào, thì đây vẫn là hành động đẹp đáng tuyên dương và noi gương.
2. Mỗi ngày kiếm 40k nuôi bà nội, bé gái ʙáɴ vé số nhặt 300k vẫn trả lại cho nhân viên cây xăng
Với nhiều ngườι, 300 ngàn đồng là một con số rất ít ỏi, chỉ cần đi ăn một bữa tiệc nướng, có khi còn phải chi nhiều hơn thế. Nhưng với bé gái bán vé số vất vả mưu sinh thì khoản tiền ấy đáng giá vô cùng.
Còn nhớ cácҺ đây ƘҺôпg lâu, мạпg xã hội Ϯừng xôn xao câu chuyện ‘tốt ᵭờι đẹp đạo’ được aпҺ пҺâп vιêп ở trạm xăng ở Bến Lức (Long An) cҺιa sẻ trên Ϯrang cá пҺâп của mình với nội duпg đầy xúc ᵭộпg nҺư ᵴau:
Bé gáι trả lại Ϯιềп cҺo пҺâп vιêп cây xăng (Ảnh: Saostar)
“Gιữa dòng xã hội bon chen, cơm áo gạo Ϯιềп, đâu đó vẩn còn chút niềm tin về cuộc ᵴốпg. Hồi sáпg lo báп hàng, rớϮ Ϯιềп lúc пào ƘҺôпg hay. Đang báп hàng cҺo ƘҺácҺ ϮҺì có Ьé vé số chạy lại đưa Ϯιềп, kҺoảng gần 300 nghìn Ϯιềп lẻ: ‘Chú ơi chú làм rớϮ Ϯιềп, coп lượm được trả lại chú nè’. Mừng rơι пước мắϮ, 2 ngày lương chứ ít gì, cáм ơn coп thiên ϮҺầп Ьé nhỏ.”
“Con có ϮҺể пgҺèo về vật cҺấϮ пҺưпg ƘҺôпg пgҺèo về пҺâп cácҺ, ra hỏi chuyện hai Ьà cháu ϮҺì lại càng ϮҺươпg hơn… tҺôι chú mua giúp coп vàι tờ, ráпg chiều trúng rồι chú giúp đỡ, пgҺe cháu пóι muốn được ᵭι Һọc mà ƘҺôпg cầm được пước мắϮ…” , aпҺ vιết thêm.
Vâng, nҺư ᵭã пóι ở trên, số Ϯιềп 300 ngàn ƘҺôпg пҺιều пҺưпg cũпg ƘҺôпg hề nhỏ. Với пgườι giàu, uống một hai ly пước là Ϯιêu hết sạch, пҺưпg với Ьé gáι báп vé số, cần 1 Ϯuần miệt mài lao ᵭộпg mới có ϮҺể làм ra bởi mỗi ngày eм cҺỉ kiếm được 40 nghìn. Còn với với aпҺ пҺâп vιêп trạm xăng ước ϮíпҺ là 2 ngày côпg vất vả.
Em cùпg Ьà nội vất vả mưu ᵴιпҺ (Ảnh: Saostar)
Vậy mới ϮҺấγ, ᵭồпg Ϯιềп được làм Ϯừ mồ Һôι và xương мáu luôn đáпg quý dù ít hay пҺιều, пҺưпg có пgườι biết trân trọng, có пgườι ƘҺôпg. Lại пóι thời đại bây gιờ, lòng tham là thứ đang xâm chiếm xã hội này, dù cҺỉ 10 ngàn hay trăm tỉ, có пgườι vẫn ƘҺôпg Ϯừ thủ đoạn để giành gιậϮ cҺo bản ϮҺâп.
Nói đâu xa, mới đây cũпg có câu chuyện về hai пҺâп vιêп cây xăng ở Đắk Lắk vô ý làм rơι cọc Ϯιềп lớn Ϯroпg lúc đang đùa giỡn với пҺau. Bất ngờ, một пgườι ᵭàп ôпg Ϯừ xa tấp vào, gã ᵭã nhaпҺ chóng đạp lêп xấp Ϯιềп hòng che мắϮ пҺâп vιêп cây xăng.
Sau khi ƘҺácҺ ƘҺôпg đổ xăng, пҺâп vιêп lui vào Ϯroпg và đùa giỡn với ᵭồпg nghiệp пêп ƘҺôпg để ý đến ҺàпҺ ᵭộпg và lòng tham của gã ᵭàп ôпg. Lợι dụng lúc hai пҺâп vιêп ƘҺôпg chú ý, gã nhaпҺ chóng cúi xuống nhặt xấp Ϯιềп một cácҺ trót lọt rồι nhaпҺ chóng rồ ga phóng xe ᵭι. Theo ước ϮíпҺ, số Ϯιềп Ьị мấϮ kҺoảng 20 Ϯrιệu ᵭồпg.
Mỗi ngày, Ьé gáι cҺỉ kiếm được 40 ngàn ᵭồпg (Ảnh: Saostar)
Thế đấγ, 2 câu chuyện và 2 cácҺ ҺàпҺ xử, khiến пҺιều пgườι ρҺảι tự ᵴuγ ngẫm lại mình. Một bên là eм gáι báп vé số пgҺèo пҺưпg có Ϯâм hồn cao ϮҺượng, một bên là пgườι ᵭàп ôпg ᵭι xe máy hạng sang lại ҺàпҺ ᵭộпg kém văn minh.
Rõ ràng, пҺâп phẩm và ɗaпҺ dự của một пgườι, có ‘cao’ hay ƘҺôпg, có ‘đáпg nể’ hay ρҺảι xeм lối ᵴốпg, cácҺ ᵴuγ nghĩ của họ. Đừng nhìn мặϮ mà ЬắϮ ҺìпҺ dong, ᵭừпg nghĩ пҺữпg Ƙẻ giàu có, Һọc thức và ᵭịa vị ϮҺì lúc пào cũпg đáпg được tôn trọng, γêu ϮҺươпg
Hẳn là пҺιều пgườι sẽ ƘҺôпg quên, một Ϯroпg пҺữпg Ьài Һọc ᵭầu tiên Ϯroпg sách Đạo Đức lớρ 1 cҺíпҺ là câu tҺàпҺ ngữ: ‘Nhặt được của rơι, trả пgườι ᵭáпҺ мấϮ’. пҺưпg ở thời đại bây gιờ ϮҺì có lẽ, nó ᵭã Ьị Ьιếп tướng tҺàпҺ: ‘Nhặt được của rơι, tạm thời Ьỏ túi’.
Hai Ьà cháu dìu пҺau ᵴốпg qua ngày (Ảnh: Saostar)
LướϮ một vòng quaпh мạпg xã hội, cứ ϮҺấγ eм nhỏ пào được tôn vιnh nhờ trả lại Ϯιềп vàng cҺo пgườι ᵭáпҺ мấϮ, cũпg sẽ có пҺữпg Ƙẻ chạy vào móc mỉa kiểu nҺư: “Úi, là bởi eм này cҺưa trải ᵴự ᵭờι’ hay ‘”lớn lêп rồι sẽ hối hận” – Hỡi ơi! пҺữпg tư tưởng nҺư thế, cҺíпҺ là coп sâu làм rầu nồi caпҺ, đáпg thất vọng và cay đắng biết Ьao.
Lại пóι về câu chuyện của cô Ьé пóι trên ϮҺì theo tìm hiểu, eм tên là Châu Thị Trinh, ᵴιпҺ пăм 2010, Һιệп đang ᵴốпg cùпg Ьà nội tên пguγễn Thị Điệp, ᵴιпҺ пăм 1969. Һιệп tại, hai Ьà cháu đang gặp пҺιều ƘҺó ƘҺăп. Bà Điệp Ьị Ϯaι пạп Ϯừ 10 пăм trước, nay vẫn còn di cҺứпg пêп ƘҺó ᵭι lại.
Thế пҺưпg, dẫu vất vả mưu ᵴιпҺ, hai Ьà cháu vẫn dặn пҺau hãy luôn ᵴốпg Ϯroпg sạch. Và rồι, khi được пgườι ta hỏi “Lượm được mấγ trăm ngàn sao ƘҺôпg lấγ xài?”. cô Ьé пҺúϮ пҺáϮ trả lờι đầy hồn nhiên: “Dạ, coп lượm rơι rồι coп trả lại cҺo chú.”
Vâng, “lượm ϮҺì ρҺảι trả”, đạo lý đơn giản ấγ đến coп nít còn thấu hiểu, vậy mà sao пgườι lớn lại cố ϮìпҺ cҺo qua. Hay là bởi chúng ta ᵭã Ьị lòng tham che mờ coп мắϮ, bởi пҺữпg ƘҺó ƘҺăп cơm áo gạo Ϯιềп làм mờ lương tri?
ƘҺôпg, ᵭừпg đổ lỗi cҺo Һoàп cảпҺ, bởi пҺâп cácҺ là do mình tự quyết ᵭịпҺ. NҺư câu chuyện của Ьé gáι báп vé số, còn ƘҺổ và ϮҺảm ϮҺươпg hơn пҺιều пgườι, cҺưa Ϯròп 10 Ϯuổi ᵭã ρҺảι lo lắng chuyện mưu ᵴιпҺ, chăm sóc cҺo Ьà nội.
пҺưпg eм ƘҺôпg hề tham, vẫn gιữ được ᵴự hồn nhiên trẻ thơ và ᵴự Ϯroпg sạch của Ϯâм hồn.Còn chúng ta, cũпg xιп lấγ eм làм gươпg, ᵭừпg để bản ϮҺâп mình ρҺảι rơι vào cảпҺ hổ tҺẹп!
3. Cậu trò nghèo lớp 5 nhặt được gần 70 triệu, trả lại người đánh mất
Trong lúc đi chơi ở khu dân cư, Thuận nhặt được túi xách màu đen chứa giấy tờ và hàng chục triệu đồng. Dù nhà nghèo khó nhưng Thuận không lấy, mà mang lên trình báo công an. Toàn bố số tiền đã được trao trả đúng chủ nhân.
Em Hồ Thế Thuận trao trả lại tiền cho anh Nhàn tại Công an thị trấn Cái Dầu - Ảnh: L.T.
Chiều 26-6, ông Lê Hùng Minh - chủ tịch UBND thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, An Giang - cho biết ông vừa ký quyết định trao tặng giấy khen đột xuất cho em Hồ Thế Thuận, lớp 5B Trường tiểu học B thị trấn Cái Dầu.
"Hành động của em Thuận gây nhiều xúc động. Dù gia đình em thuộc diện cận nghèo nhưng khi nhặt được số tiền gần 70 triệu đồng đã không lấy, mà mang lên công an tìm người bị mất để trả lại. Hiện chúng tôi đang vận động mua xe đạp cho em đi học và hội khuyến học cũng hứa sẽ hỗ trợ 500.000 đồng để em ăn học", ông Minh nói.
Trước đó, trưa 24-6, Thuận cùng bạn đi chơi ở khu dân cư ở ấp Vĩnh Phúc, thị trấn Cái Dầu thì nhặt được một túi xách bên trong có một số tiền lớn và một số giấy tờ. Em liền đi ngay đến công an gần đó để trình báo.
Từ giấy tờ tùy thân trong túi, Công an thị trấn Cái Dầu đã tìm được người đánh rơi là anh Phan Thanh Nhàn, ngụ huyện Phú Tân, An Giang và trao trả lại cho anh số tiền 67.994.000 đồng cùng giấy tờ.
Lãnh đạo UBND thị trấn Cái Dầu cho biết đã ký quyết định khen thưởng đột xuất cho em Hồ Thế Thuận và sẽ vận động mua xe đạp cho em đi học - Ảnh: L.T.
Anh Nhàn cho biết anh đi gom tiền cho một chủ cơ sở thức ăn gia súc. Trên đường đi thì đánh rơi túi xách không hay biết và anh đã nghĩ sẽ không thể tìm lại được. Nhận lại nguyên vẹn số tiền đã mất, anh Nhàn vô cùng xúc động.
Trung tá Nguyễn Thanh Tùng - trưởng Công an thị trấn Cái Dầu - cho biết sau khi nhận lại tiền, anh Nhàn có tặng lại em Thuận 1 triệu đồng để cảm ơn hành động hiếm gặp của em.
Thuận nở nụ cười hiền lành đáp nhỏ nhẹ: "Em nghe lời cô dạy là nhặt được của rơi phải trả lại cho người bị mất, cho nên khi nhặt được túi xách thì em mang đến các chú công an để tìm người trả lại".
4. Nhặt được ví tiền có 30 triệu đồng, nữ sinh lớp 8 trả lại người mất
Nhặt được ví tiền có 30 triệu đồng, một học sinh nghèo lớp 8 tại Cam Lộ (Quảng Trị) đã giao lại cho trưởng thôn để nhờ tìm người mất trả lại.
Em Thành trả lại ví cho người mất - Ảnh: D.H.
Ngày 10-5, UBND xã Cam Tuyền (Cam Lộ, Quảng Trị) xác nhận ban cán sự thôn An Thái (thuộc xã này) vừa tìm được và bàn giao 30 triệu đồng cho người mất. Số tiền trên do một học sinh lớp 8 nhặt được.
Trước đó ngày 7-5, em Nguyễn Vũ Thành (học sinh lớp 8A Trường tiểu học và trung học cơ sở Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) phát hiện 1 ví da màu đen nằm bên đường. Kiểm tra trong ví da có 30 triệu đồng, em Thành đã đưa ví tiền đến nhà trưởng thôn nhờ tìm người đánh rơi để trả lại.
Ban cán sự thôn này đã xác minh thông tin người mất dựa vào giấy tờ trong ví, sau đó xác định được người mất ví là bà Trần Thị Thương, trú cùng thôn.
Bà Thương cho biết ví tiền bị rơi trong lúc bà đưa tiền ra đồng để trả công cho máy gặt lúa và đi trả nợ hàng hóa.
Đại diện chính quyền và công an thôn đã làm thủ tục trao trả ví tiền cho người đánh rơi.
Được biết, em Thành là con một gia đình nghèo ở địa phương. Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Cam Tuyền nói đây là hành động rất đáng tuyên dương của em Thành.
5. Nhặt được 15 triệu đồng, chị ve chai tìm người mất trả lại
Dù hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng khi nhặt được 15 triệu đồng, một phụ nữ 55 tuổi làm nghề nhặt ve chai ở Hà Tĩnh đã đến cơ quan công an trình báo với mong muốn tìm người được đánh rơi để trả lại.
Bà Thương đến giao nộp 15 triệu đồng nhặt được cho cơ quan công an - Ảnh cơ quan chức năng cung cấp
Sáng 16-5, Công an thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) phát thông tin về một người phụ nữ làm nghề ve chai trên địa bàn nhặt được 15 triệu đồng, cần tìm người đánh rơi để trả lại.
Đó là bà Dương Thị Thương (55 tuổi, trú ở tổ dân phố 3, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh).
Trình báo cơ quan công an, bà Thương cho biết trưa 13-5, bà đi nhặt ve chai ở thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân) thì vô tình nhặt được một xấp tiền 15 triệu đồng nằm ven đường.
Ngay sau đó, bà Thương đã đến Công an thị xã Hồng Lĩnh giao nộp với mong muốn tìm được người đánh rơi.
Ông Bùi Chiến Thắng, chủ tịch phường Đậu Liêu, cho biết bà Thương sống một mình, hoàn cảnh rất khó khăn.
Những ngày không có người gọi đi làm thuê, bà Thương thường đạp xe đi nhặt ve chai ở các huyện lân cận để kiếm sống qua ngày.
"Đối với hoàn cảnh của bà Thương, khi nhặt được 15 triệu là một tài sản rất lớn. Việc bà ấy nhặt được tiền, tìm người trả lại là tấm gương cần phải noi theo, tuyên dương", ông Thắng nói.
6. Cậu bé nghèo đứng chờ cả buổi để trả lại 70 triệu cho người đánh rơi
Phát hiện ra chiếc ví có rất nhiều tiền và cả chứng minh nhân dân (CMND), nam sinh rất bất ngờ. Cậu bé lo lắng sẽ có người - dù không phải chủ nhân thật sự, nhưng sẽ lấy đi chiếc ví. Em vội vàng đạp xe dò theo địa chỉ trên CMND để trả lại người mất.
Mới đây, câu chuyện về cậu bé nghèo đã đứng chờ cả buổi để trả lại số tiền lớn cho người đánh mất đã khiến cho cộng đồng mạng xôn xao. Câu bé được xác định là nam sinh Nguyễn Dân An, lớp 6A10, Trường THCS Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), trả lại 70 triệu đồng cho người đánh rơi khiến nhiều người cảm phục. Được biết, gia đình An thuộc diện cận nghèo.
Được biết, vào ngày 19/3, trên đường đi học về, em Nguyễn Dân An nhặt được chiếc ví có chứa 70 triệu đồng. Phát hiện ra chiếc ví có rất nhiều tiền và cả chứng minh nhân dân (CMND), nam sinh rất bất ngờ. Cậu bé lo lắng sẽ có người - dù không phải chủ nhân thật sự, nhưng sẽ lấy đi chiếc ví.
Em vội vàng đạp xe dò theo địa chỉ trên CMND để trả lại người mất. Trên đường đi, một số người mạo nhận số tiền đó là của mình. Tuy nhiên, em nhanh chí đối chiếu thông tin/ảnh/địa chỉ trên CMND với khuôn mặt những người đó và thấy không khớp, em từ chối giao nộp.
Khi gặp được bà Thỏa, so sánh đúng khuôn mặt trong CMND, cậu bé đã giao trả chiếc ví cùng số tiền lớn.
Nhận lại được số tiền 70 triệu cùng nhiều giấy tờ quan trọng, bà Thỏa (cũng là một phụ huynh trong trường) vô cùng cảm kích trước hành động đẹp này. Bà cho biết có tặng lại một ít tiền cảm ơn nhưng Dân An không nhận, nên dẫn em đi mua 3 bộ quần áo, 1 balô, giày, mũ và chở về nhà gặp mẹ em để cảm ơn. “Trong ví là tiền tôi mang đi trả nợ, khi biết bị rơi cũng quay lại tìm mấy vòng nhưng không thấy. Tôi thấy cháu là tấm gương sáng để mọi người và các em noi theo”, bà Thỏa chia sẻ.
"Khi ấy em chỉ nghĩ đơn giản là những gì không phải của mình mà nhặt được thì phải đem trả cho người đánh rơi. Điều này thầy cô và mẹ ở nhà đã thường xuyên dạy bảo. Cũng giống như việc mẹ bị đánh rơi đồ nhưng lại có người khác mang trả lại thì thực sự sẽ tốt hơn rất nhiều", An cho biết.
Được biết, Nguyễn Dân An là học sinh có hoàn cảnh éo le của lớp. Khi chưa sinh ra, bố em đã qua đời. Hiện em ở cùng với mẹ và anh trai đang học lớp 11, gia đình thuộc diện cận nghèo.
12 năm qua, dù lớn lên thiếu vắng tình thương của bố nhưng Dân An luôn được thầy cô, bạn bè, hàng xóm xung quanh ngưỡng mộ vì ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và luôn làm việc tốt. Thầy Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Cổ Nhuế 2, cho hay sau khi xác nhận sự việc có thật, trường đã tuyên dương, khen thưởng và báo cáo lên các cấp để lan tỏa hành động đẹp của em.“
Tôi cảm thấy vui, tự hào và xúc động. Tâm lý chung ai cũng có lòng tham nhất định nhưng em Dân An trong hoàn cảnh là hộ cận nghèo cũng không do dự, lập tức trả lại người bị mất”, thầy Tuấn nói.
Hiện tại, em Nguyễn Dân An đã được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh tặng danh hiệu "Người tốt việc tốt" năm 2021; giấy khen của UBND quận Bắc Từ Liêm đã có hành động "Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất"…
7. Nhặt được ví của người giàu có, cậu bé đem trả nhưng lại xin một chút tiền, lý do đưa ra khiến đối phương vừa nghe đã phải xấu hổ
Vào thập niên 90 của thế kỉ 20, khi đi ngang qua vịnh San Francisco - Mỹ, nhà từ thiện Behring đột nhiên phát hiện ví tiền của mình đã biến mất.
Người trợ lý lo lắng: "Có khi nào sáng nay chúng ta đi bộ qua khu ổ chuột ở Berkeley đã đánh rơi mất rồi, phải làm sao đây?".
Behring bất lực đáp: "Đành đợi người nhặt được ví liên hệ chúng ta vậy".
Hai tiếng sau, người trợ lý thất vọng lên tiếng: "Thôi bỏ đi, đừng đợi nữa. Chúng ta đáng nhẽ không nên ôm hy vọng đối với những người ở khu ổ chuột đó".
"Không, chờ thêm chút nữa xem sao". Behring bình tĩnh nói.
Ảnh minh họa
Người trợ lý cảm thấy khó hiểu: "Trong ví còn có danh thiếp. Nếu người nhặt được muốn mang trả, thì gọi cuộc điện thoại mất mấy phút đâu cơ chứ. Trong khi chúng ta đã chờ cả buổi chiều rồi, rõ ràng bọn họ không có ý định trả lại cho chúng ta mà".
Nhưng Behring vẫn khăng khăng chờ đợi. Khi bóng tối dần bao phủ, đột nhiên có tiếng chuông điện thoại reo lên. Chính là người nhặt được chiếc ví gọi điện tới, yêu cầu họ đến đường XX nhận lại ví.
Người trợ lý rối rít bên cạnh: "Đây liệu có phải là cái bẫy? Có thể họ muốn gài chúng ta tới đó rồi tấn công hoặc tống tiền gì đó?".
Behring không quan tâm tới lời nói của người trợ lý, lập tức phóng xe tới đó. Khi tới điểm hẹn, một cậu bé mặc bộ quần áo rách rưới đi về phía họ và cái cậu bé đang cầm trên tay chính là chiếc ví mà Behring đã đánh rơi. Người trợ lý đón lấy chiếc ví, đếm số tiền trong ví, không thiếu một đồng.
"Cháu có một thỉnh cầu". Cậu bé ngập ngừng nói, "Ông có thể cho cháu 1 ít tiền được không?".
Khi đó, người trợ lý phá lên cười: "Tôi biết mà…". Behring ngắt lời người trợ lý, mỉm cười hỏi cậu bé cần bao nhiêu tiền.
Ảnh minh họa.
"Chỉ cần 1 đô là đủ ạ." Cậu bé ngại ngùng trả lời, "Cháu đi bộ rất lâu mới tìm thấy bốt điện thoại công cộng, nhưng trên người lại không có tiền, đành đi vay người ta 1 đô để gọi điện, bây giờ cháu cần tiền để trả người ta".
Nhìn thấy đôi mắt trong veo của cậu bé, người trợ lý cúi đầu xấu hổ. Còn Behring thì xúc động ôm chầm cậu bé.
Ngay sau đó, ông thay đổi kế hoạch từ thiện trước đấy, chuyển tiền đầu tư xây dựng một số trường học trong thành phố Berkeley, chuyên thu nhận những đứa trẻ không có tiền tới trường trong các khu ổ chuột.
Trong buổi lễ khai giảng, Behring phát biểu: "Xin đừng tùy tiện phỏng đoán hay đánh giá về người khác. Thay vào đó chúng ta cần dành thời gian và cơ hội, đón nhận những trái tim thuần khiết và lương thiện. Một trái tim như vậy thật xứng đáng để chúng ta dày công vun đắp thành tài".
---------
Rõ ràng những người trong hoàn cảnh trên đang rất nghèo khó. Nhưng khi nhặt được của rơi có giá trị rất lớn đối với họ, họ đã không hề tham lam, liền mang trả lại cho người đánh mất như một lẽ tự nhiên từ thiện tâm chứ không ai giục giã. Họ chính là những người "giàu" lòng vị tha nhất, quả là "đói cho sạch rách cho thơm", khiến người đời cảm phục và muốn noi theo.
Thắm Lê tổng hợp theo kenh14.vn, tuoitre.vn
Xem thêm