Sai lầm của cha mẹ nuôi con thành 'đứa trẻ vàng'

28/06/2022 | 384

Cách một đứa trẻ được nuôi dạy có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc chúng nhìn nhận thế giới ra sao, theo cả hướng tích cực và tiêu cực.

hình ảnh : People in nature, ảnh chụp, đứa trẻ, những người, màu vàng, da,  sắc đẹp, vẻ đẹp, đứa bé, vui mừng, nhiếp ảnh, Trẻ mới biết đi, Ánh sáng mặt

Ảnh minh hoạ.

Theo tiến sĩ tâm lý học Brandy Smith, ĐH Memphis (Mỹ), một trong những cách nuôi dạy con gây tổn hại tâm lý nhất là "hội chứng đứa trẻ vàng". Với kiểu nuôi dạy này, đứa trẻ hiểu rằng chúng là "đối tượng được chọn" để luôn hoàn hảo và không được phép sai sót bất cứ điều gì.

Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề lớn sau này trong cuộc sống của trẻ, từ khó khăn trong việc thiết lập ranh giới đến việc làm hài lòng mọi người một cách quá mức. Những trẻ này thậm chí cay nghiệt với chính bản thân chúng một cách không cần thiết, khi không được những người xung quanh đánh giá tốt.

"Đứa trẻ vàng" là gì?

Đứa trẻ vàng (golden child) là một thuật ngữ đề cập đến một đứa trẻ "được" gia đình coi là đặc biệt nhưng không có cơ sở, Smith giải thích. Về cơ bản, điều này có nghĩa là trẻ được mong đợi sẽ giỏi mọi thứ, không bao giờ mắc lỗi và luôn có nghĩa vụ đáp ứng mong muốn của cha mẹ, ngay cả khi trẻ không thích.

Nhà tâm lý học Terri Cole giải thích thêm, "đứa trẻ vàng" luôn cảm thấy áp lực từ cha mẹ. Nếu muốn tiếp tục nhận được tình yêu, chúng phải tiếp tục đạt được những gì cha mẹ muốn và cư xử theo cách mà cha mẹ sai khiến. Chúng cũng được coi là tấm gương mà những đứa trẻ khác cần phải phấn đấu noi theo. Điều này có thể tạo ra sự oán ghét và cảm giác cạnh tranh giữa các anh chị em trong gia đình.

6 đặc điểm của hội chứng đứa trẻ vàng. Đồ họa: The mind journal.

6 đặc điểm của hội chứng "đứa trẻ vàng". Đồ họa: The mind journal.

Những dấu hiệu của hội chứng "đứa trẻ vàng"

Luôn muốn chiến thắng

Những "đứa trẻ vàng" cần phải đạt thành tích tốt vì đó là cách duy nhất để chúng có được tình yêu và sự chú ý. Vì luôn phải đáp ứng kỳ vọng này, chúng có thể làm việc hết sức, thậm chí bằng mọi cách để đạt được điều đó.

Không có ý thức về bản thân và sợ thất bại

Đối với nhiều "đứa trẻ vàng", giấc mơ của chúng chính là giấc mơ của cha mẹ. Chuyên gia Cole lý giải, nguyên nhân là di người lớn liên tục tìm cách biến cảm xúc và mong muốn của mình thành trọng tâm trong cuộc sống của đứa trẻ. Vì thế, trẻ có thể cảm thấy lạc lối, hoang mang khi cố gắng theo đuổi các mục tiêu của mình. Chúng cũng dễ bị lo âu và trầm cảm hơn do áp lực phải thực hiện tốt mọi việc.

Luôn cố gắng làm hài lòng mọi người

Những "đứa trẻ vàng" có thể mắc phải căn bệnh này vì cố gắng đáp ứng nhu cầu của cha mẹ, sau đó là những người xung quanh, bởi đó là tất cả những gì chúng có thể.

Trưởng thành sớm

Theo tiến sĩ, trợ lý giáo sư Janelle S. Peifer tại Đại học Richmond, những "đứa trẻ vàng" thường muốn hiện thực hóa ước mơ của cha mẹ, vì vậy chúng có xu hướng trưởng thành sớm hơn mức cần thiết. Điều này có nghĩa là chúng quay lưng với các công việc trẻ con vì có thể không được khen.

Trở thành "đứa trẻ vàng" trong một gia đình có thể dẫn đến nhiều vấn đề lâu dài trong các mối quan hệ như tình bạn, việc nuôi dạy con cái trong tương lai, công việc cũng như lòng tự trọng. Ngoài ra, những đứa trẻ vàng có thể gặp khó khăn khi bận rộn tập trung vào nhu cầu của người khác. Điều này có thể dẫn đến hai tình huống xảy ra: chúng có thể biến mình thành nô lệ của người khác để làm hài lòng họ, hoặc ngược lại, rút lui và trở nên xa cách với mọi người khi đối mặt với những lời chỉ trích.

Làm thế nào để vượt qua ảnh hưởng của hội chứng "đứa trẻ vàng"?

Có nhiều cách để chữa lành và nâng cao nhận thức là bước đầu tiên.

Đừng quên, điều quan trọng trẻ cần biết bản thân chúng là ai. Chúng cần được hướng dẫn để chuyển trọng tâm từ làm hài lòng cha mẹ sang hướng nội để làm hài lòng bản thân. Để thực sự hướng nội và khám phá bản thân, nhận ra mình là ai, muốn gì, chuyên gia Cole khuyên nên kết hợp viết nhật ký, thiền và trị liệu, cùng với việc tránh xa những tác động bên ngoài để có thể thực sự tìm hiểu sâu về sở thích và mong muốn của mình.

Các biện pháp cụ thể gồm:

Đặt ranh giới một cách hiệu quả để duy trì quyền tự chủ và quyền tự quyết trong gia đình.

Xác định các thói quen xấu hổ, né tránh khó khăn hoặc làm hài lòng mọi người, sau đó cố gắng để làm những điều ngược lại.

Xây dựng và duy trì các nguồn hỗ trợ, khuyến khích sự không hoàn hảo.

Theo vnexpresss.net


(*) Xem thêm

Bình luận