Ông bố suốt ngày nói chuyện với con trong bụng, khi bé ra đời nghe tiếng bố liền cười toe toét

24/10/2021 | 363

Ở Brazil bé Antonella vừa lọt lòng mẹ mở mắt đã cười rất tươi khi nhận ra giọng bố, người ta nói giữa cha và con gái luôn có một mối liên kết đặc biệt, câu chuyện dưới đây về ông bố và con gái vừa mới chào đời ở Brazil cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tương thông giữa cha và con.

Ông bố suốt ngày nói chuyện với con trong bụng, khi bé ra đời nghe tiếng bố liền cười toe toét

 Antonella và mẹ Tarsila của em. (Ảnh: Instagram)

Kể từ khi người vợ có bầu, anh Flávio Dantas cha của đứa bé, trong suốt thời kỳ than nghén, đã thường xuyên nói chuyện và đùa chơi với bé. Theo đó, trước khi đi làm, anh Flávio đều chào và hôn lên bụng vợ để tạm biệt con gái kèm câu nói yêu thương: “Ba sẽ luôn ở bên con”. Và thật ngạc nhiên mỗi lần như thế, dường như lúc nào bé cũng di chuyển và vui đùa với bố mình.

Đến ngày em bé Antonella ra đời, cả hai vợ chồng Flávio và Tarsila đều rất hạnh phúc. Nhìn vợ ôm con gái vừa mới “lọt lòng” trên tay, anh Flávio chỉ biết nghẹn ngào và nói: “Chào con yêu”. Đến khi người bố hạnh phúc chào con mình lần thứ hai, em bé đã có phản ứng khiến ai cũng xúc động. Bé gái Antonella nhận ra giọng bố, liền mở mắt và nở một nụ cười khoái chí. Khoảnh khắc đẹp này đã nhanh chóng được lưu giữ và được chia sẻ rộng rãi khắp thế giới.

Khoảnh khắc hạnh phúc khi em bé nhận ra giọng bố và cười tươi. (Ảnh: Instagram)

CĐM “tan chảy” trước nụ cười đáng yêu của em bé Antonella

Khoảnh khắc hạnh phúc khi vừa mới lọt lòng của bé Antonella đã được CĐM chia sẻ khắp nơi. Ai cũng “tan chảy” vì nụ cười ngây thơ của bé gái khi được ở bên bố mẹ mình trong giây phút thiêng liêng. Mọi người cũng không quên gửi đến bé những lời chúc tốt đẹp nhất cho bé gái Antonella và bố mẹ của em.

Chắc hẳn tình yêu của anh Flávio dành cho con mình rất lớn. (Ảnh: Instagram)

- “Trời ơi đáng yêu quá đi mất. Tình cảm cha con đúng là thiêng liêng mà.” 

- “Sinh ra mà đã biết cười, hi vọng cuộc sống sau này của em cũng chỉ tràn ngập hạnh phúc thôi nhé.”

- “Phải cho các anh đang có vợ bầu đọc bài báo này mới được. Để các anh biết đường mà yêu thương em bé và vợ hơn.”

- “Luôn cười tươi như vậy nhé em bé ơi. Chị sẽ cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho em.”

- “Yêu quá, chẳng bù cho tôi ngày xưa mẹ bảo là khóc to lắm.”

- “Hẳn là cô bé cảm nhận được tình yêu mà bố dành cho mình lớn cỡ nào mới hạnh phúc đến mức bật cười như thế.”

Bé Antonella bên bố mẹ mình, hình ảnh được mẹ bé chia sẻ cách đây không lâu. (Ảnh: Instagram)

"Giao tiếp" với thai nhi và những điều có thể bạn chưa biết

Theo các nhà khoa học, em bé có thể xử lý âm thanh bắt đầu từ tuần 16 đến tuần 18 sau khi thụ thai. Lúc này bộ phận tai bước vào giai đoạn hoàn thiện, bé sẽ nghe được nhịp đập từ trái tim mẹ hay âm thanh máu chảy qua dây rốn. Đây là thời điểm "vàng" mà bố mẹ có thể bắt đầu giao tiếp với con. Và đến 26 tuần tuổi, các thai nhi đã có thể phản ứng với tiếng ồn ở bên ngoài và thậm chí là nhận diện được giọng nói của bố mẹ cũng như giọng nói của người lạ đấy.

Hãy thường xuyên trò chuyện cùng con cái để có thể vun đắp tình cảm giữa em bé và bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Chuyện "giao tiếp" với thai nhi nghe chừng chỉ mang tính "tinh thần" nhưng thực chất là lại một điều đúng đắn mà bố mẹ nào cũng nên làm. Hãy thường xuyên nói lời yêu thương với em bé, kể cho bé nghe về một ngày của mình, hỏi han quan tâm em bé... Những câu chuyện đơn giản đó sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh; cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến; tăng khả năng tư duy; tạo sợi dây liên kết chặt chẽ vô hình giữa thai nhi và bố mẹ; góp phần hình thành nhân cách. Cũng như câu chuyện của bé Antonella chính là minh chứng rõ nhất cho việc "giao tiếp" với thai nhi sẽ làm cho con cảm nhận được tình cảm của bố mẹ.

Đúng là tình yêu thương gia đình luôn có phép màu kỳ diệu, có thể khiến một em bé mới "lọt lòng" nở nụ cười hạnh phúc. Qua câu chuyện của anh Flávio và bé Antonella, hi vọng rằng các cặp đôi đang và sắp sinh con sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, cho "thiên thần" đang nằm trong bụng mẹ. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện trên? 

Theo xaluan.com


(*) Xem thêm

Bình luận