Nghiên cứu kéo dài 75 năm của Harvard: Những đứa trẻ có 4 đặc điểm này lớn lên chắc chắn thành công hơn người
Nếu trẻ sở hữu 4 đặc điểm này, bố mẹ hãy quan tâm bồi dưỡng để trẻ phát huy, lớn lên con sẽ có khả năng thành công cao vượt trội.
Những thói quen tốt cần được trau dồi trong suốt cuộc đời và những người có thể đạt được những thành tựu lớn lao khi trưởng thành, trước đó đã thể hiện một số đặc điểm khác biệt ngay từ thời thơ ấu. Đại học Harvard đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về những người tài năng và thành công, đồng thời chỉ ra rằng đặc điểm, thói quen của họ trong thế giới thời thơ ấu chính là chìa khóa dẫn đến khoảng cách giữa họ và những đứa trẻ khác.
Nghiên cứu này dựa trên hiệu ứng Pygmalion, hiệu ứng tâm lý này cho thấy hiệu suất và kết quả làm việc của cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của người khác. Người lớn bày tỏ nguyện vọng, mong muốn với trẻ qua hành động, lời nói và trẻ sẽ hành xử theo đó.
Đại học Harvard đã dành 75 năm để điều tra hơn 700 người và nhận ra rằng những đứa trẻ có 4 đặc điểm này lớn lên chắc chắn sẽ thành công:
Có khả năng kết nối tốt
Loài người vốn vẫn quen sống quần tụ trong một khu vực nhất định dưới hình thức sống bầy đàn. Quan niệm xã hội này khiến chúng ta đoàn kết hơn, dường như chỉ khi thiết lập được các mối quan hệ xã hội tương đối ổn định và tốt đẹp, chúng ta mới có thể yên tâm với cuộc sống hiện tại.
Ảnh minh họa
Những người đạt được thành tựu lớn ngay sau khi bước vào xã hội luôn có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân tốt và có thể dễ dàng thiết lập các mối quan hệ xã hội tốt với người khác. Các mối quan hệ xã hội như vậy cung cấp cho họ nhiều nguồn lực và khả năng phát triển tiềm năng hơn, giảm thiểu thời gian và năng lượng mà họ cần phải bỏ ra trong cuộc cạnh tranh. Ngay cả khi một người tương đối tầm thường, không có tố chất, năng lực hơn người, miễn là họ có tài giao tiếp, kết nối tốt và trí tuệ cảm xúc cao, họ thể có một cuộc sống tương đối ổn định và vững chắc.
Bởi vậy khi một đứa trẻ có khả năng kết nối tốt, sau này trưởng thành sẽ cực kỳ có tương lai, sự nghiệp rộng mở. Tuy nhiên, những đứa trẻ có khả năng này càng cần sự hướng dẫn của cha mẹ, trước tiên chúng cần hình thành tư tưởng đúng đắn, tránh để bản thân dần trở nên nông nổi.
Thích đặt ra những câu hỏi
Tò mò là một bản năng bẩm sinh của con người, và một đứa trẻ không ngừng khám phá thế giới do sự tò mò thúc đẩy. Điều đáng tiếc là không phải cha mẹ nào cũng biết cách xử lý khi con đặt ra nhiều câu hỏi, có người thường tỏ ra cáu kỉnh, giận dữ khi con cái đặt câu hỏi, cắt ngang câu hỏi của con một cách gay gắt.
Ảnh minh họa
Tính tò mò đã rèn luyện ý thức thích học tập, tìm tòi tri thức, đồng thời nâng cao khả năng tự học của trẻ. Những đứa trẻ có thói quen tương tự, trước các vấn đề khó khăn mà tưởng chừng không thể tự giải quyết, chúng thường tự tìm kiếm giải pháp, đặt ra câu hỏi thay vì cứ ngồi chờ người khác đến giúp đỡ.
Những đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ rất độc lập, dám khám phá, thử thách điều này đồng nghĩa với việc dễ dàng tìm thấy nhiều cơ hội phát triển trong cuộc sống.
Có tính tự lập
Một số bậc cha mẹ quá lo lắng cho con cái, luôn bắt con thực hiện theo ý muốn của mình, cho dù là vấn đề sinh hoạt hàng ngày tương đối đơn giản, họ cũng sẽ đứng ra giải quyết thay con cái. Những bậc cha mẹ này không nhận ra rằng hành động của họ đã tước đi cơ hội suy nghĩ và trưởng thành của con họ.
Ảnh minh họa
Ai cũng phải học cách tự lập và một mình cố gắng làm việc chăm chỉ trong xã hội. Những đứa trẻ được hình thành thói quen tự lập ngay từ nhỏ sẽ luôn đáng tin cậy, vững vàng hơn khi khó khăn so với những đứa trẻ được nuôi nấng bằng sự bao bọc thái quá. Đồng thời, những đứa trẻ này cũng sẽ có khả năng độc lập đưa ra quyết định, khi gặp phải những việc lớn liên quan đến sự phát triển của bản thân, chúng có thể tự hình thành chủ kiến và hiểu rõ hơn về cuộc sống mà chúng mong đợi.
Không ngừng học hỏi
Cha mẹ thường nhầm lẫn khái niệm học, cho rằng học là để sau này có việc làm tốt hơn. Trên thực tế, mục đích của việc học không phải nằm ở tấm bằng tốt nghiệp, mà là cách tư duy mà trẻ có thể học được trong quá trình học tập.
Những đứa trẻ học giỏi dù đã ra trường nhưng vẫn sẽ tích cực tìm tòi tri thức mới, phấn đấu để bản thân tốt hơn mỗi ngày. Nếu chúng ta nhìn việc học với tư duy quá thực dụng, cho rằng ra trường rồi chỉ cần kiếm tiền, không cần tiếp thu kiến thức, chúng ta sẽ khó mà bắt kịp được sự phát triển của thời đại. Cái gọi là cuộc sống là sự học hỏi không ngừng, ngay cả một người có chỉ số IQ đủ cao cũng cần không ngừng tiếp thu kiến thức mới.
Ảnh minh họa
Các bậc cha mẹ muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ đủ tốt có thể cố gắng nuôi dưỡng con mình theo những hướng này, khuyến khích trẻ tích cực tìm hiểu thế giới càng nhiều càng tốt và khiến trẻ luôn tò mò về thế giới và mong muốn khám phá. Những đứa trẻ có thể phát triển độc lập, luôn mong muốn được học hỏi sẽ nhiều khả năng trở thành những nhà lãnh đạo trong thời đại mới.
Theo cafef.vn
Xem thêm