Có một hành trình xanh mang tên "Vườn Rừng"
Các quý vị & các bạn thân mến, trước tác động của El Nino và biến đổi khí hậu, thế giới đã chứng kiến năm 2023 là năm nóng nhất trong suốt 125.000 năm. Tại Việt Nam, tháng 5 được xem là nóng nhất mùa hè 2023 với 5 đợt gay gắt trên diện rộng gây ra nhiều hệ quả xấu đến môi sinh, môi trường. Dự báo năm thời tiết 2024 sẽ còn tồi tệ hơn năm 2023. Vậy cần phải làm gì đó trước khi quá muộn để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu khắc nghiệt cũng như bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
1. Thực trạng
Việt Nam hiện có 14,6 triệu ha đất rừng vào năm 2019 với độ che phủ ước đạt gần 42%. Nhưng rừng của Việt Nam đa phần là rừng tự nhiên thứ sinh nghèo, chiếm tới 60% tổng diện tích rừng cả nước. Những khu rừng nguyên sinh còn nguyên chỉ có 0,25%.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn,... ngày càng nghiêm trọng do tình trạng rừng bị tàn phá.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%.
Từ năm 2002 đến năm 2022, Việt Nam đã mất 740 nghìn ha rừng nguyên sinh, chiếm 22% tổng số diện tích rừng bị mất trong cùng khoảng thời gian. Tổng diện tích rừng nguyên sinh ở Việt Nam đã giảm 11% trong khoảng thời gian này.
Năm 2022, Việt Nam đã mất 120 nghìn ha rừng tự nhiên, tương đương với 66,6 triệu tấn khí CO₂ phát thải.
* Số liệu từ báo cáo của Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
Mặc dù tỉ lệ che phủ rừng của Việt Nam hiện nay khoảng 42%, thuộc nhóm cao so với tỉ lệ bình quân thế giới hiện nay (khoảng 30%), nhưng rừng của Việt Nam đa phần là rừng tự nhiên thứ sinh nghèo, chiếm tới 60% tổng diện tích rừng cả nước.
Những khu rừng nguyên sinh còn nguyên chỉ có 0,25%. Từ năm 2002 đến năm 2022, Việt Nam đã mất 740 nghìn ha rừng nguyên sinh.
2. Tác động:
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ.
Làm suy giảm đa dạng sinh học:
Rừng bị tàn phá làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng của đa dạng sinh học.
Theo ước tính, Việt Nam đang mất đi 137 loài thực vật, động vật và côn trùng mỗi ngày do phá rừng nhiệt đới, con số này tương đương với 50.000 loài mỗi năm.
Cạn kiệt nguồn nước:
Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước, ngăn lũ. Theo thống kê năm 2016, tại Việt Nam, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm cho 475.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu tình trạng phá rừng vẫn diễn ra như hiện nay, thì sẽ có khoảng 2 tỷ người, chiếm 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước trầm trọng vào năm 2050.
Gia tăng biến đổi khí hậu:
Sự tàn phá rừng làm mất cân bằng sinh thái và khả năng hấp thụ CO2, góp phần đẩy nhanh biến đổi khí hậu toàn cầu, cường độ & tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lũ lụt tăng lên.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Trung bình hàng năm ở Việt Nam có khoảng 649 đợt thiên tai xảy ra như lũ lụt, hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn… Thực trạng này sẽ kéo theo chất lượng cuộc sống suy giảm, đói kém, bệnh tật khắp nơi.
3. Giải pháp: Dự án hành trình xanh mang tên "Vườn Rừng" bắt đầu
Dự án Vườn Rừng phối hợp cùng với các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia và Cơ quan lâm nghiệp nhà nước tái trồng rừng nhằm góp phần khôi phục lại những cánh rừng bị lấn chiếm, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước & không khí, cải tạo đất, chống sa mạc hóa, suy thoái đất và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động thiên tai & điều hòa khí hậu.
Dự án đồng thời tăng cường năng lực và phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Phát triển cây giống:
Cây trồng là những loài cây gỗ quý bản địa như: gõ đỏ, sao đen, giáng hương, dầu rái, cẩm lai, thông ba lá... và các loài cây có quả dành cho động vật hoang dã.
Cây giống được nảy mầm từ hạt, được chăm sóc trong các vườn ươm của JOY, đảm bảo cây có thể phát triển tốt nhất với khí hậu địa phương.
Sau khi được chăm sóc tại vườn ươm, những cây đạt đến kích thước từ 80 cm, đường kính thân 8 mm, sẽ được triển khai trồng thực địa để đảm bảo tỉ lệ sống của cây.
Triển khai và giám sát
• Dự án được triển khai trực tiếp tại các khu rừng nghèo và rừng nghèo kiệt, đất rừng bị lấn chiếm đã được nhà nước thu hồi.
• Nhiều loại cây rừng được trồng xen kẽ, khoảng cách giữa mỗi cây là 4 mét, kích thước hố 40 x 40 cm.
• Cộng đồng người dân địa phương được hưởng lợi từ việc tham gia trồng cây và chăm sóc cây sau khi trồng, với sự tham gia phối hợp từ nhân sự của JOY, các cơ quan quản lý chuyên ngành về kiểm lâm và lâm nghiệp tại địa phương.
• Nhân sự của dự án kiểm tra thường xuyên những cây đã trồng để đảm bảo cây được chăm sóc đúng cách & báo cáo mức độ tăng trưởng của cây.
• Trong trường hợp cây chết, dự án sẽ truy tìm nguyên nhân và có phương án trồng thay thế.
• Các tổ chức / cá nhân tài trợ, tình nguyện viên và nhân sự địa phương trực tiếp trồng cây và cùng giám sát các hoạt động của dự án.
Địa điểm trồng rừng trong năm 2024:
Năm 2023, chúng ta đã cùng nhau trồng hơn 65.000 CÂY RỪNG trên diện tích 218 hecta, với sự tham gia đóng góp của hơn 6.000 CÁ NHÂN & 25 DOANH NGHIỆP / TỔ CHỨC.
Tổng số lượng cây chúng ta đã trồng kể từ khi dự án Vườn Rừng bắt đầu là hơn 136.000 CÂY RỪNG trên diện tích hơn 453 hecta với TỈ LỆ SỐNG 83% trong những năm qua.
Một mùa trồng rừng năm 2024 đã bắt đầu, và JOY đặt mục tiêu trồng thêm ít nhất 30.000 CÂY RỪNG, tại:
Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà
Vườn quốc gia Tà Đùng
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
Rừng phòng hộ tại huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng
Chi tiết dự án: https://journeyofyouth.vn/project/forest-garden
Dự kiến triển khai trồng cây từ tháng 05/2024
Chứng nhận đóng góp: https://bit.ly/GOPCAYVUONRUNG2024
Báo cáo thường niên: https://journeyofyouth.vn/category/reports
Mỗi người HÃY TRỒNG MỘT CÂY để góp phần chống lại biến đổi khí hậu, giữ nguồn nước và bảo tồn đa dạng sinh học.
GÓP CÂY:
JOY kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào dự án Vườn Rừng với nỗ lực tái trồng rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, làm tăng thiên tai bất thường, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế và đời sống con người.
Với mỗi 35K đóng góp, bạn sẽ cùng JOY mang MỘT CÂY về cho RỪNG.
Cách 1: Chuyển khoản về số tài khoản: 333 11 87 03 03 87 - JOY FOUNDATION
Ngân hàng Quân đội | MBBank
Cách 2: Quét mã MoMo
Cách 3: Truy cập link ZaloPay: https://donation.zalopay.vn/detail/mangcayvechorung
Cách 4: Đóng góp bằng thẻ ngân hàng: https://give.asia/charity/journey-of-youth
Lưu ý ghi nội dung: Tên của bạn + Vườn Rừng
Cơ cấu phân bổ chi phí trên mỗi cây:
Chúng ta hãy cùng chung tay gây rừng để khôi phục màu xanh cho mẹ trái đất, để nuôi dưỡng chúng ta ngay trong đời này và giữ gìn tài nguyên rừng cho các thế hệ mai sau bạn nhé.
#joyfoundation #journeyofyouth #joy #actionvietnam #trongmotcay #vuonrung #forestgarden
Nguồn: Joy Foundation
Xem thêm