Nhân quả tuần hoàn: cứu người cũng là giúp chính mình

20/01/2022 | 425

Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm như ý ta, đôi khi sẽ có những khó khăn, gian khổ, kể cả hiểm nguy đến sinh mạng... như để thử thách lòng người. Thông minh là bẩm sinh, còn lương thiện là lựa chọn. Trong nhiều tình huống, bạn bối rối không biết nên làm sao để tốt nhất?? Vậy thì cứ thuận theo tự nhiên, vạn sự tuỳ duyên và nghe theo tiếng nói của trái tim mình mà hành động miễn sao thiện lành... thì rồi bình an sẽ lại đến trong tâm ta.

Những sai lầm dễ mắc phải khi yêu cầu sự giúp đỡ trong cuộc sốngGiúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình.

1. Thư sinh báo đáp công ơn cứu mạng của vị thương nhân giấu tên

Vào năm Vạn Lịch triều Minh, có một vị phú thương nọ không rõ danh tính. Ông có thương vụ làm ăn buôn bán tại vùng Cửu Giang. Một ngày nọ, nhân vì có công chuyện nên ngồi thuyền xuôi dòng Trường Giang. Bỗng nhiên ông trông thấy có mấy người bị rơi xuống nước. Hóa ra thuyền của họ gặp phải bọn cướp; không những toàn bộ tài sản bị cướp sạch mà còn bị chúng đẩy xuống nước.

Vị phú thương nhìn thấy có người đang kêu cứu dưới sông thì lập tức bảo người lái thuyền cho thuyền tiến lại gần để cứu người. Bảy người được cứu đều là cử nhân, tất cả đều đang trên đường đến kinh thành ứng thí. 

Vị thương nhân tốt bụng bảo họ thay y phục sạch sẽ, biếu tặng thực phẩm. Sau khi qua khỏi sông Trường Giang còn tặng họ lộ phí đi đường. Vị thương nhân không hỏi tên tuổi cũng như lai lịch quê quán của họ; ông cũng không cho họ biết danh tính của mình.

Năm sau, trong 7 người đó thì có 6 người đỗ tiến sĩ; trong đó có một người tên là Phương Vạn Sách, người huyện Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến. 8 năm sau, Phương Vạn Sách được triều đình bổ nhiệm chức Ngự Sử; nhận nhiệm vụ đi tuần sát vùng Gia Hưng và Hồ Châu.

Tri phủ Gia Hưng lúc bấy giờ là Đồ Xung Dương đã tổ chức một buổi yến tiệc lớn trong phủ để khoản đãi và nghênh tiếp Phương Vạn Sách. Thời điểm đó, vị phú thương kia vì làm ăn thất bại nên mất hết cả vốn liếng; phải bán thân vào nhà Đồ tri phủ làm nô bộc. Tình cờ ông cũng có mặt trong buổi yến tiệc để hầu hạ quan khách.

Trạng nguyên duy nhất không làm quan, giúp vua Trần đánh giặc Nguyên - Tư  vấn

Tranh minh hoạ từ internet.

Trong buổi yến tiệc, Phương Vạn Sách nhìn thấy ông thì cảm thấy vô cùng quen mắt. Phương Vạn Sách bèn gọi ông đến và hỏi tỉ mỉ về lai lịch của ông. Cuối cùng xác nhận ông chính là ân nhân đã cứu mạng mình năm xưa. Phương Vạn Sách liền quỳ xuống nói: “Lạy ân huynh, đệ chính là một trong bảy người được huynh cứu đây!”

Nói xong, Phương Vạn Sách quay lại nói với Đồ tri phủ: “Tôi muốn chuộc ân nhân của tôi, đại nhân đồng ý chứ?”. Đồ tri phủ tất nhiên đồng ý.

Phương Vạn Sách rất nhanh đã giúp vị phú thương kia chuộc lại khế ước bán thân, trả lại tự do cho ông. Hơn nữa còn mời vị thương nhân đến phủ của mình ở một tháng; đồng thời tặng cho ông hàng nghìn lượng bạc. 

Phương Vạn Sách cũng đem chuyện mình đã tìm thấy ân nhân báo cho những người còn lại cũng được cứu vào năm đó; những người đó lúc này cũng đều đã làm quan. Sau khi biết tin, họ cũng tặng vị thương nhân rất nhiều tiền bạc. Vị thương nhân dùng số tiền đó làm vốn, bắt đầu lại việc làm ăn của mình. Công việc của ông thuận buồm xuôi gió, không lâu sau lại trở thành một phú thương.

2. Chồng "bỏ rơi" vợ sắp sinh vì cứu con người ta, khi trở về nhà vô cùng kinh ngạc

Ở một làng quê nọ có người phụ nữ mang bầu to và bất ngờ chuyển dạ sớm hơn dự định. Nhà lại giữa đồi, không có hàng xóm gần bên cạnh để nhờ giúp. Cô liền gọi điện thoại cho người chồng đang đi làm nơi xa. Người chồng vội vàng lái xe trở về nhà với niềm lo lắng. 

Cùng thời điểm đó, có một gia đình 3 người đang đi du lịch dã ngoại ngang qua một miền quê thì chẳng may gặp tai nạn. Người chồng và con bị thương nặng, người vợ may chỉ xây xát ngoài da nhưng tiếc rằng xe đã bị hư hỏng nặng. Đây là một đoạn đường vắng ít người đi qua trong khi trời đang tối dần. Người vợ đành men theo lối mòn ở sườn núi để đi đến ngôi làng gần đó hy vọng gặp được người nhờ cứu giúp.

Xe của VNPT Lâm Đồng gặp nạn khi đi hỗ trợ vùng lũ, 4 người thoát chết -  Tin tức

Ảnh minh hoạ từ internet.

Cô đi mãi thì đến được một ngôi nhà, khi tiến đến gần định lên tiếng gọi thì nghe thấy tiếng người phụ nữ đang kêu lên trong đau đớn vì sắp sinh. Cô định bụng bỏ đi vì chồng con cô cũng đang trong cơn nguy kịch cần đưa đi viện kịp thời. Tuy nhiên, lương tâm một người bác sĩ sản khoa trong cô lên tiếng, nên cô đã không thể quay lưng, mà quyết định giúp người phụ nữ vượt cạn... 

Lại nói về anh chồng kia, khi đang trên đường về nhà, anh ta tình cờ gặp một chiếc xe bị nạn và thấy có 2 bố con bị thương rất nặng. Anh định lờ đi vì vợ con ở nhà cũng rất cần anh về để chở đi đẻ càng nhanh càng tốt. Nhưng trái tim anh cũng không thể vô cảm với những người bị nạn đang chảy máu ven đường. Và cuối cùng anh đã dừng lại, bước xuống dìu họ lên xe chở đi cấp cứu ở bệnh viên gần nhất. Khi bàn giao bệnh nhân cho các y bác sĩ ở bệnh viện xong xuôi, anh liền ra xe phóng thật nhanh nhất có thể với nỗi bất an dâng ngập trong lòng...

Cuối cùng thì anh cũng đã dừng xe nơi hiên nhà quen thuộc. Vừa mở cửa bước vào nhà, anh đã nghe tiếng khóc "oe oe" vang lên khắp căn phòng. Nhìn thấy vợ đang nằm yên trong chăn ấm, anh vẫn chưa hết lo sợ, chân tiến đến bên giường nói lời xin lỗi vì đã về quá trễ. Vợ anh mỉm cười yếu ớt và nói "con chúng ta bình an rồi".

Tuần đầu tiên sau khi chào đời: Làm quen với trẻ | Vinmec

Hình ảnh minh hoạ từ internet.

Khi đó anh cũng mới chợt nhận ra có người lạ trong nhà, trên tay đang bế con anh. Anh liền đi đến gần giơ tay xin ôm con và nói lời xúc động: "chân thành cảm ơn cô, nếu không có cô thì không biết vợ con tôi sẽ ra sao...". Nữ bác sĩ trả lời: "đây là trách nhiệm của tôi mà. Bây giờ vợ con anh ổn rồi, tôi phải đi thôi". Khi vừa dứt lời thì chuông điện thoại reo vang, đầu dây bên kia là số điện thoại đến từ bệnh viện báo chồng con cô đã qua cơn nguy kịch. "Lạy chúa, cảm ơn người đã chở che cho chúng con", cô nói trong nước mắt chảy dài...

3. Chú bộ đội xin đi nhờ xe

Được nghỉ tranh thủ hai ngày cuối tuần, sau khi giao ban anh cố giải quyếtl nốt mấy việc để đi sớm cho kịp xe mà đến lúc xong việc thì trời đã chạng vạng tối. Giờ này lên bến xe chắc không còn chuyến nào nữa, anh quyết định bắt xe ôm ra thẳng đường quốc lộ vẫy xe may ra được. Ra đến quốc lộ trời đã tối sẫm, mưa ngày càng nặng hạt, gió rít từng cơn lạnh buốt, anh đã vẫy hồi lâu mà tất cả các xe cứ lao qua vun vút. Sau khi vẫy khá nhiều xe tưởng chừng như vô vọng thì may mắn lại tới. Chiếc xe giảm tốc tấp vào lề đường, anh vội vàng chạy theo, tới bên cửa xe, trên xe chỉ có lái xe và ông trung niên, chắc là sếp. Sau khi nhìn anh từ đầu đến chân, ánh mắt ông cứ nhìn đi nhìn lại cái ba lô lộn anh cầm trên tay và đặt rất nhiều câu hỏi như: Đi đâu, làm gì…cuối cùng ông chủ cho anh lên xe.

BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Biết ông có vẻ lo lắng không rõ trong ba lô có gì nên anh không đặt xuống xe mà cứ ôm trong lòng. Khi xe đã đi được khá xa anh nghĩ mình thật may mắn có người cho đi nhờ, vì cung đường này thời gian gần đây nổi tiếng phức tạp về vận chuyển hàng cấm nên ít người thương cảm sợ làm phúc phải tội. Một lát sau ông chủ tâm sự thẳng thắn

-Tôi tên là Đức, cậu tên gì? Thấy cậu là bộ đội trông cũng hiền lành nên tôi mới cho đi chứ thâm tâm cũng ái ngại.

-Dạ, cháu cảm ơn chú. Cháu tên là Hùng ạ.

-Cháu thuộc binh chủng nào? Đóng quân ở đâu?

-Dạ, cháu là bộ đội Tên lửa bảo vệ vùng trời Đông bắc Tổ quốc…

Lúc này anh cũng mạnh dạn mở ba lô

-Thưa chú, cháu có mấy gói quà sơn cước này mang về biếu mọi người. Cháu biếu chú gói ba kích mọc tự nhiên trong rừng.

Những âu lo tan biến khiến cặp chân mày của ông như giãn ra. Ông tỏ ra thân mật hơn nhưng dứt khoát từ chối không nhận quà.

Về đến đầu thành phố anh xin xuống để bắt xe ôm về nhà. Khi đi đến cây cầu sang sông, bỗng nghe thấy tiếng người kêu cứu, anh vỗ bác xe ôm dừng lại, nhìn lướt nhanh xung quanh không một bóng người. Tiếng kêu lại vọng lên, anh nhoài người qua thành cầu ngó xuống lòng sông đen ngòm, qua ánh đèn le lói hình như có người đang chới với. Chỉ kịp cởi nhanh chiếc áo đại cán và đôi giày da, anh nhảy ùm xuống sông, sau một hồi lặn ngụp anh cũng túm được nạn nhân lôi vào bờ. Trước mắt anh là một nam thanh khoảng mười lăm tuổi mặt trắng bệch không còn hạt máu, mắt nhắm nghiền, mạch đập yếu ớt lúc có lúc không, anh tiên lượng rất xấu nhưng quyết tâm còn nước còn tát. Vận dụng tất cả kiến thức được đào tạo ở trường sĩ quan anh sơ cứu cho cậu và nhanh chóng cùng bác xe ôm đưa cậu vào bệnh viện.

Trong lúc anh trình bày sự việc với nhân viên y tế thì bác xe ôm nói với mọi người sự thán phục của mình về lòng can đảm, tính quyết đoán mau lẹ cứu người của anh. Lúc anh xong việc thì cậu bé cũng được các bác sĩ cấp cứu kết quả đã khả quan hơn, phần nữa bây giờ anh cảm thấy ngấm lạnh nên anh chào mọi người rồi xin phép ra về.

Ông Đức về đến nhà một lúc lâu thì có điện thoại báo tin con trai bị đuối nước đang cấp cứu ở bệnh viện.

Ông vội vã vào viện. Nhìn con nằm đó không biết sống chết ra sao nước mắt ông cứ trào ra, ông chỉ có mình nó nếu nó làm sao thì đời ông còn ý nghĩa gì nữa. Ông cũng hay giúp người mà sao cuộc đời ngang trái thế. Ông đang cảm thấy kiệt quệ thì cô y tá báo tin cậu bé tỉnh dậy khiến ông khóc nấc lên, lần đầu tiên trong đời ông khóc to như thế.

Làm thủ tục nhập viện cho con xong thì bác sĩ cho ông xem ảnh người đã cứu cậu bé. Ông bàng hoàng nhận ra cậu bộ đội vừa đi nhờ xe về thành phố. Vị bác sĩ nói thêm anh ấy chỉ giới thiệu tên Hùng là bộ đội chứ không cho địa chỉ.

Hôm ấy, ông ngồi trông con cả đêm trong đầu suy nghĩ miên man mình thật may mắn, bao nhiêu câu hỏi cứ quẩn quanh: Chuyện gì sẽ xảy ra với con ông nếu hôm nay ông không cho cậu bộ đội đi nhờ xe về?…nếu không may mắn gặp người dũng cảm thì bây giờ con ông sẽ ra sao?…làm thế nào tìm được cậu ấy để cảm ơn?…

4. Mắc kẹt

Vào đêm bão tuyết ở Texas, nước Mỹ, chàng trai tên Kress đi ô tô và bị mắc kẹt tại khu bão tuyết. Anh ta vô cùng lo lắng, nhưng đúng lúc ấy, một người đàn ông đi qua thấy được tình cảnh này, liền không nói năng gì mà dùng ngựa của mình kéo ô tô của Kress về thị trấn nhỏ. Sau đó, Kress cảm kích và lấy ra rất nhiều tiền đưa cho người đàn ông này để tỏ lòng biết ơn. Xong, ông ta nói: “Tôi giúp cậu không cần báo đáp, tôi chỉ mong cậu hứa với tôi một điều, lúc gặp người khác khó khăn phải hết lòng giúp đỡ họ”.

Vì thế sau này, Kress luôn chủ động giúp đỡ rất nhiều người. Hơn nữa mỗi lần giúp ai đó, anh ta lại nhắc lại câu mà người đàn ông đó đã nói với mình. Nhiều năm sau, khi Kress đột nhiên bị mắc kẹt trong trận lũ quét trên hòn đảo, một nam thanh niên đã liều mình cứu sống anh. Lúc Kress cảm ơn thanh niên kia, không ngờ cậu ta cũng nói một câu giống y như câu mà Kress đã nói vô số lần: “Tôi giúp ông không cần báo đáp nhưng muốn ông hứa…”.

Kress cảm thấy thật ấm áp và thầm nghĩ: “Hóa ra, mình đã tặng tình yêu thương cho nhiều người và cuối cùng nó đã thông qua cậu thanh niên này mà trả lại. Những việc tốt mà mình đã làm trong cuộc đời, cuối cùng mình cũng sẽ được nhận lại mọi thứ”.

5. Tiếng kêu cứu từ dưới đầm lầy

Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland. Vào một buổi chiều của hơn 100 năm trước, nơi đồng ruộng của một làng quê nước Anh, một ông lão nông dân nghèo khổ đang làm việc, bỗng nghe thấy tiếng kêu cứu từ xa vọng lại… từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé đang bị sa lầy trong đó, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc.

Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.

Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua. Ông ta nói:

– Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!

Ông Fleming đáp:

– Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu.

Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi:

– Đây là con trai anh phải không?

– Vâng – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.

Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé:

– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:

– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:

– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!

– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.

Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London.

Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, nhiều năm sau, con trai của người nông dân đã tốt nghiệp Học viện Y học Saint Mary ở Luân Đôn với thành tích xuất sắc, và những thành quả đóng góp cho y học của ông sau này được cả thế giới công nhận và biết ơn. Cậu ấy chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.

Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học. Trước đó một năm, ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ năm 1944.

Còn công tử quý tộc cũng dần trưởng thành, trong thời gian đại chiến thế giới lần thứ hai mắc bệnh viêm phổi nặng, nhưng may mắn nhờ vào penicilin, cậu đã khỏi bệnh rất nhanh. Vị công từ quý tộc đó sau này trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.

Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời. Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang. 

Penicilin - Alexander Fleming
“Alexander Fleming người phát minh ra thuốc kháng sinh Penicilin”

Lost Winston Churchill essay reveals his thoughts on alien life - The Verge
“Churchill - cựu thủ tướng nước Anh”

Thì ra, thiện ý lại tuyệt vời đến như vậy. Nhà quý tộc bởi quý trọng tấm lòng thiện lương và cao thượng của người nông dân, cảm niệm ân đức của ông, quyết định giúp đỡ con trai của người nông dân đến Luân Đôn học cao đẳng, người nông dân nhận món quà, bởi mong muốn con trai được học hành tử tế là mơ ước suốt đời ông. Người nông dân rất vui mừng, con trai của ông cuối cùng đã có cơ hội đi ra thế giới bên ngoài, thay đổi vận mệnh của mình. Lão quý tộc cũng vô cùng mãn nguyện, bởi cuối cùng ông đã có thể làm điều gì đó tốt đẹp cho ân nhân mình.

Người nông dân và người quý tộc đều giang rộng vòng tay giúp đỡ ngay lúc người khác cần sự giúp đỡ nhất, không ngờ lại đã gieo trồng hạt giống tốt đẹp cho thế hệ sau thậm chí là cả quốc gia dân tộc mình.

Một đời của con người ta thường thường sẽ phát sinh rất nhiều chuyện mà ta không ngờ. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, khi ta gieo mầm thiện, nó sẽ nở hoa, kết trái vào lúc nào đó trong cuộc đời ta. Phúc là bản thân mình tu tích được, thân - khẩu - ý đều thiện (tam tịnh nghiệp) chính là "những tấm khiên" bảo hiểm tốt nhất cho sinh mệnh mỗi người.

---------

Luật nhân quả là quy luật bao trùm lên toàn vũ trụ và không bao giờ sai khác. Đạo trời sáng tỏ, thiện hữu phúc báo tuyệt không phải là lời hư dối; nhân quả tuần hoàn, cứu giúp người khác thực ra cũng là đang cứu chính mình. 

Lòng tốt không màng trả ơn: Giúp người khác cũng là giúp chính mình - Bài  học đời sống

Nếu trong cuộc sống chúng ta hữu duyên gặp gỡ những người khốn khổ, thì hãy mở lòng từ bi, đưa tay cứu giúp mà không toan tính hay mong cầu được báo đáp, thì nhất định trên "đường đời dù xa vạn dặm" nhưng cuối cùng vẫn sẽ đến được chốn bình an. Bạn cứ cho đi khi có thể một cách vô tư, trời xanh tự khắc có an bài, rồi bạn sẽ nhận lại được những điều xứng đáng.

Thắm Lê tổng hợp


(*) Xem thêm

Bình luận