Cách chọn bạn mà chơi theo lời Phật dạy

06/05/2022 | 550

Người bạn tốt theo lời Đức Phật dạy là người biết chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ, biết nhẫn nhịn lời nói hiền lành, có ứng xử và hành động đẹp, không bỏ bạn lúc gặp nguy hiểm, không khinh chê bạn lúc gặp khó khăn. Một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống, giúp chúng ta vượt qua những nghịch cảnh và thành công trong cuộc đời đó là có người bạn tốt.

Tả người bạn thân của em (con trai) lớp 6, bài văn mẫu miêu tả bạn thân con  trai hay nhất - Văn mẫu hay

Trong cuộc sống, có mấy ai thành công mà không gặp phải đôi lần thất bại. Muốn có được những trái thơm quả ngọt thì ta phải bỏ công ra sức vun phân tưới nước cho hạt giống mà mình đã gieo. Trong đời sống cũng vậy, chúng ta muốn thành công thì mình cần phải nỗ lực để ước mơ được thành tựu tốt đẹp. Mặt dù ta đã đặt nhiều hy vọng vào mục tiêu nhưng kết quả đôi khi không tốt đẹp như những gì mà mình mong muốn, lúc ấy ta cảm thấy hụt hẫng tinh thần suy sụp. Chính lúc ấy bạn tốt là người rất cần thiết và cấp bách, họ giống như chiếc phao nâng đỡ giúp ta vượt qua biển đời đầy sóng gió. Vậy bạn tốt là người như thế nào? Làm sao để ta có được những người bạn tốt?

4 người bạn tốt trong đời

Này người trẻ tuổi, hãy chú ý đến 4 kiểu bạn sau đây, bởi vì đó là những người bạn tốt thực sự: người bạn hay giúp đỡ, người bạn ở cạnh ta cả trong lúc hạnh phúc cũng như khổ đau, người bạn cố vấn giàu kinh nghiệm, và người bạn giàu lòng trắc ẩn.

Người bạn hay giúp đỡ

Có thể nhận biết người bạn hay giúp đỡ bằng 4 dấu hiệu: bảo vệ ta khi ta bị thương tổn, bảo vệ tài sản của ta, là chỗ dựa khi ta lo sợ, và rất nhiều lần giúp đỡ ta gấp đôi, gấp ba những gì ta yêu cầu.

Loi Phat day ve 4 nguoi ban tot, khong phai de tim
Ảnh minh họa. 

Người bạn luôn ở bên ta

Người bạn luôn ở bên ta được nhận ra bằng 4 dấu hiệu: kể cho ta những bí mật, giữ kín những bí mật mà ta kể cho họ, không bỏ rơi ta khi khốn khó, và có thể hy sinh tính mạng vì ta.

Người bạn thông thái

Người bạn thông thái là người: cản trở ta khỏi làm việc xấu, hướng ta đến những việc thiện, nói với ta những gì ta nên biết, và chỉ cho ta con đường tới hạnh phúc vĩnh hằng.

Người bạn giàu lòng trắc ẩn

Người bạn giàu lòng trắc ẩn là người: không hoan hỉ khi ta gặp nạn, vui mừng khi ta gặp chuyện tốt lành, không cho người khác nói xấu ta, và khích lệ những người tán thưởng phẩm chất tốt của ta.

Bên cạnh đó có 4 hạng người nhất định nên kết thân:

Thứ nhất: Hạng ngăn quấy thì thường làm bốn việc đem lại nhiều lợi ích và hay che chở: thấy người làm ác thì hay ngăn cản, chỉ bày điều chính trực, có lòng thương tưởng, chỉ đường sinh Thiên.

Thứ hai: Hạng thương yêu thì thường làm bốn việc: mừng khi mình được lợi, lo khi mình gặp hại, ngợi khen đức tốt mình, thấy mình nói ác thì tìm cách ngăn cản.

Thứ ba: Hạng giúp đỡ có bốn việc: che chở mình khỏi buông lung, che chở mình khỏi hao tài vì buông lung, che chở mình khỏi sợ hãi, khuyên bảo mình trong chỗ vắng người.

Thứ tư: Hạng đồng sự thì thường làm bốn việc: không tiếc thân mạng với bạn, không tiếc của cải với bạn, cứu giúp bạn khỏi sợ hãi, khuyên bảo bạn lúc ở chỗ vắng người.

Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn (29 mẫu) - Tập làm văn lớp 5

Khi bạn gặp được một người bạn tốt thì hãy mở cánh cửa tâm hồn mình đón nhận những làn gió trong lành đó. Ảnh: Internet

4 kiểu người nên tránh kết giao

Kẻ nhiều chuyện

Sau cuộc nói chuyện nhỏ với nhau khoảng 30 giây, cuộc hội thoại đó sẽ được người này “thêm mắm dặm muối” và lan truyền từ người này sang người khác. Ngồi tám chuyện riêng tư của người khác là thói quen của rất nhiều chị em nhưng hành vi này thật khiếm nhã, nhất là khi nó hoàn toàn có khả năng gây tổn thương cho người trong cuộc. Hãy nhớ rằng, bạn có thể làm được nhiều điều tốt hơn là ngồi lê đôi mách.

Kẻ bi quan

“Trời ơi, công việc, cuộc sống, thế giới này thật kinh khủng!”. Ai trong chúng ta cũng có một vài người bạn kiểu này. Hiển nhiên, cuộc sống này không phải lúc nào ngập tràn màu hồng, nhưng những người bạn này có nhiều cách “độc đáo” để biến một ngày nắng đẹp thành một trận cuồng phong u ám. Nếu cảm thấy mình đang bị ảnh hưởng tâm trạng bởi những người lúc nào cũng chỉ có buồn và sầu, đã đến lúc bạn nên tránh xa họ ra, hoặc ít nhất là hạn chế gặp mặt một thời gian.

Kẻ thích sai khiến

Kiểu “bạn” này có xu hướng đổ mọi thứ lên đầu bạn. Hiển nhiên, bạn không phải là bảo mẫu của họnhưng dường như cô ấy “quên” mất điều đó. Đây là người sẽ nhắn tin hỏi bạn địa chỉ rạp chiếu phim ở đâu, rồi yêu cầu bạn phải đến sớm để đặt cho cô ấy chỗ ngồi tốt. Hãy tránh xa kiểu người này càng sớm càng tốt. Nên nhớ, tất cả những việc đó không phải là nghĩa vụ của bạn.

Kẻ thích hơn thua

Chuyến đi du lịch nước ngoài của bạn vừa qua thật tuyệt vời. Nhưng lúc bạn vừa đề cập đến những món ăn ngon bạn vừa thưởng thức, người bạn đó ngay lập tức xen ngang bằng một món ăn ngon- gấp-đôi mà cô ấy từng ăn cách đây 5 năm. Có thể một lần, bạn bỏ qua. Nhưng nếu điều này cứ diễn ra thường xuyên, thật mệt mỏi và đó là một tình bạn chẳng đâu vào đâu.

Top 20 điều cần làm để có tình bạn đẹp - Toplist.vn

Bên cạnh đó có bốn hạng người nên tránh xa vì họ sẽ khiến ta trở nên xấu xa, “gần mực thì đen”.

Thứ nhất: Hạng úy phục thì thường hay làm bốn việc: cho trước đoạt lại sau; cho ít mong trả nhiều; vì sợ gượng làm thân; vì lợi gượng làm thân.

Thứ hai: Hạng mỹ ngôn thì thường hay làm bốn việc: lành dữ đều chiều theo; gặp hoạn nạn thì xa lánh; ngăn cản những điều hay; thấy gặp nguy tìm cách đùn đẩy.

Thứ ba: Hạng kính thuận thì thường làm bốn việc: việc trước dối trá; việc sau dối trá; việc hiện dối trá; thấy có một chút lỗi nhỏ đã vội trách phạt.

Thứ tư: Hạng bạn ác thì thường làm bốn việc: bạn lúc uống rượu; bạn lúc đánh bạc; bạn lúc dâm dật; bạn lúc ca vũ.

Theo tuệ giác của Thế Tôn trong kinh Tăng Chi Bộ 2, chương 5, phẩm Tikandaki, phần người bạn. Có kể rằng:

Một thời Thế Tôn trú ở núi Gijihakita, dạy các thầy Tỳ kheo:

“Thành tựu bảy chi phần, này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo phải thân cận những người bạn tốt , thế nào là bảy? Cho những gì khó cho, làm những gì khó làm, nhẫn những gì khó nhẫn, nói lên những gì bí mật của mình, che giấu bí mật của người khác, không từ bỏ khi gặp bất hạnh, không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận. Thành tựu bảy chi phần này, này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo cần phải thân cận như một người bạn.”

Bạn cho điều khó cho, làm những điều khó làm, kham nhẫn những lời nói, thật khó lòng kham nhẫn, nói lên bí mật của mình, che giấu bí mật của người, bất hạnh không từ bỏ, khánh tận không chê khinh, trong những trường họp trên, tìm được người như vậy, với ai cần bạn hữu, hãy gần bạn như vậy.

Những ai có phước duyên gặp được những người bạn tốt như trên thì chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn những tình cảm tốt đẹp ấy để xây dựng một cuộc sống an vui và hạnh phúc.

Vì sao Đức Phật khuyên ta nên kết thân với người hiền trí?

Đức Phật đã nói: không có điều gì gây ra những cá tính xấu ở một người bằng việc có bạn xấu, không có điều gì giúp ích cho việc tạo ra cá tính cao đẹp bằng việc có bạn tốt. Ngài cũng dạy rằng: phước đức cao quý nhất đến từ việc xa lánh kẻ u muội và kết giao với người hiền trí.

Kinh Maha-mangala, hay Kinh Đại Phước Đức, là một trong những kinh Phật phổ thông nhất, được dùng trong những nghi thức mỗi khi thành kính tụng niệm bằng tiếng Pali. Bài kinh ấy mở đầu bằng sự xuất hiện của một thiên thần đẹp lộng lẫy giáng thế xuống trần gian giữa đêm thanh vắng, đến vườn Jeta tìm gặp và hỏi Đức Phật về việc làm thế nào để đạt được những phước đức cao quý nhất.

Đức Phật đã trả lời là phước đức cao quý nhất đến từ việc xa lánh kẻ u muội và kết giao với người hiền trí

Ngay trong đoạn kinh đầu tiên Đức Phật đã trả lời là phước đức cao quý nhất đến từ việc xa lánh kẻ u muội và kết giao với người hiền trí (asevana ca balanam, panditanan ca sevana).  Phần còn lại của bài kinh nói về mọi khía cạnh của sự hạnh phúc trên đời, cả thế tục lẫn tâm linh, nhưng lời mở đầu đã được dành cho sự kết giao với người hiền trí; việc ấy cho thấy chủ ý muốn nhấn mạnh một điểm chính yếu: rằng sự tinh tiến trên đường học Đạo tùy thuộc vào việc biết chọn bạn mà giao tiếp. 

Trái với một số lý thuyết trong tâm lý học, tâm thức con người vốn không phải là một gian phòng kín mít trong đó vây chặt một cá tính bất di bất dịch, được nặn hình, tạo dáng bởi các yếu tố sinh học và những trải nghiệm thuở ấu thời. Mà thực ra cho đến cuối cuộc đời, tâm thức ấy vẫn ở trạng thái có thể uốn nắnđược, vẫn liên tục thay hình đổi dạng tương ứng theo những giao tế với xã hội. Không hề có chuyện mỗi người kết chặt với một nhân cách cố định, bất biến, mà trái lại, những tiếp xúc thường lệ và đều đặnvới xã hội vẫn không ngừng đưa đẩy, lôi kéo chúng ta vào một tiến trình thẩm thấu tâm lý liên tục, tạo ra những cơ hội quý giá cho sự phát triển, thăng hoa, tiến hoá. 

Tương tự như những tế bào trong người vẫn giao lưu với các tế bào liên hệ qua các phản ứng hoá học, tâm thức chúng ta cũng phát ra và đón nhận đều đặn hàng loạt những tràng tín hiệu, những gợi ý có khả năng làm nẩy sinh ra những đổi thay trọng đại cả những khi không ai biết chúng đang xảy ra.  

Đặc biệt hệ trọng cho sự phát triển tâm linh là việc chọn lựa bạn bè và kẻ đồng hành, những người mà tác động của họ có thể là quyết định chính yếu đến vận mạng chúng ta. Chính vì nhận thấy tâm chúng ta dễ chịu ảnh hưởng của kẻ đồng hành mà Đức Phật đã liên tục nhấn mạnh đến giá trị của tình bạn tốt (kalyanamittata) trong đời sống tâm linh. 

Đức Phật đã thường nói là Ngài thấy không có điều gì gây ra những cá tính xấu ở một người bằng việc có bạn xấu, không có điều gì giúp ích cho việc tạo ra cá tính cao đẹp bằng việc có bạn tốt (Tăng Chi 1.71-81). Đức Phật cũng đã từng lập lại là Ngài thấy không có yếu tố bên ngoài nào tai hại bằng việc có bạn xấu, và không có yếu tố bên ngoài nào bổ ích bằng việc có bạn tốt (Tăng Chi 1.71-81). Chính qua ảnh hưởng của một người bạn tốt mà kẻ tu hành được dẫn dắt trên con đường Bát Chánh Đạo hòng vượt thoát ra khỏi mọi khổ đau, sầu hận (Tương Ưng 45:2).

Trong đạo Phật tình bạn cao đẹp không đơn thuần có nghĩa là giao du với những người mình đồng thuận, đồng sở thích. Mà là tìm đến những người hiền trí để tìm sự hướng dẫn và dạy bảo. Trách vụ của người bạn cao thượng không chỉ là mang lại cho ta sự an ủi khi dấn bước trên đường đời. Người bạn thật sự sáng suốt và nhân từ là người mà bằng vào sự cảm thông và thương yêu trong lòng, sẵn sàng chỉ trích và khiển trách, vạch ra những sai khuấy, lại sẵn sàng cổ võ và khuyến khích trong tinh thần cứu cánh của tình bạn là sự tăng tiến trong Giáo pháp.

Trong kinh Pháp Cú có một câu nói đầy ý nghĩa của Đức Phật về thái độ nên có đối với một người bạn chân thật như thế: “Nếu có ai chỉ ra cho ta những lỗi lầm và quở trách ta, thì ta nên đi theo người hướng đạo khôn ngoan và minh mẫn ấy như là đi theo kẻ dẫn đường đến kho tàng châu báu.”(Pháp Cú.76).

Một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống, giúp chúng ta vượt qua những nghịch cảnh và thành công trong cuộc đời đó là có người bạn tốt.

Kết giao với người hiền trí trở nên là điều cốt yếu cho việc phát triển tâm linh bởi lẽ tấm gương sáng và lời khuyên bảo của vị Thầy đức độ nhiều khi chính là yếu tố quyết định để đánh thức và vun trồng cho việc khai mở tiềm năng tâm linh còn lẩn khuất. Phần tâm thức chưa được khai phá của con người vốn chứa đựng biết bao những khả thể chưa được biết đến, từ những điều thấp hèn như sự ích kỷ, lòng tự cao, tính hung hãn, đến những điều cao đẹp như sự hiểu biết, lòng hy sinh, tính nhân từ.

Là người quy y Pháp, trách vụ trước mặt chúng ta là phải kiểm soát những điều xấu xa và nuôi dưỡng những điều tốt lành, những điều dẫn đến tỉnh thức, giải thoát,  trong sạch. Nên nhớ là mọi xu hướng trong ta không tự nó trưởng thành hay suy thoái. Chúng luôn chịu tác động không ngừng của môi trường bên ngoài, mà một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất chính là những người mà chúng ta gần gũi, những người chúng ta quý trọng là thầy, là cố vấn, là bạn. Những vị ấy vẫn thầm nói với những tiềm năng còn ẩn nấp trong ta, những tiềm năng mà tùy theo ảnh hưởng của họ sẽ làm chúng đâm chồi hay tàn úa.

Vì thế, trên hành trình tu tập Giáo Pháp, điều trở thành thiết yếu là người mà chúng ta chọn để làm thày hướng dẫn, làm kẻ đồng hành, những người ấy phải ít nhất có phần nào những đức tính cao thượng mà chúng ta tìm kiếm để thu thập cho mình trong việc tu hành Giáo Pháp. Càng hệ trọng hơn là ở giai đoạn đầu của sự phát triển tâm linh, khi mà những khát vọng về đức hạnh hãy còn non nớt nhạy cảm, và dễ bị tổn thương trước những hoang mang nội tâm hay sự làm ngã lòng đến từ những người không cùng chí hướng.

Những giai đoạn đầu ấy, tâm hồn chúng ta tựa như con cắc kè thay mầu đổi sắc tùy theo bối cảnh chung quanh. Chẳng khác gì con cắc kè tài tình đang xanh ngắt trên thảm cỏ bỗng hóa thành nâu sậm trên nền đất, chúng ta cũng trở nên u muội khi ở bên kẻ u muội, và hiền đức khi ở gần người hiền đức. Thay đổi nội tâm không xảy ra đột ngột, mà dần dà chút một, ít ỏi đến độ có thể mình không hay biết, mà kết cục lại là một tiến trình biến thái làm thay đổi cá tính đến độ đáng kinh ngạc.

Nếu đã giao du mật thiết với những người lệ thuộc vào dục lạc, quyền hành, giầu sang, danh vọng, thì đừng ảo tưởng đến chuyện không bị vướng vào những ham muốn ấy; sớm muộn gì thì tâm ta cũng sẽ dần dà sa ngã vào những thói như thế.

Làm sao để cần bằng giữa tình bạn và tình yêu? | ELLE Man Việt Nam

Nếu hay kết thân với những người tuy không đồi trụy, nhưng chỉ biết sống thoải mái với những thói đời tầm thường, thì rốt cuộc ta cũng sẽ mắc kẹt vào những vết xe trần tục. Nhưng nếu ước vọng đến những gì cao quý nhất – những tột đỉnh của trí tuệ siêu việt và giải thoát– thì phải tìm cách liên kết với những ai là biểu tượng của những gì cao đẹp nhất. Và ví dù chúng ta không có may mắn tìm gặp được người đắc cao đạo hạnh, nhưng nếu trên đường đời được chung lối với vài bạn đạo có cùng chí hướng, cùng dốc lòng nuôi dưỡng trong tim những phẩm chất cao thượng của Giáo Pháp, thì hẳn đó đã là ân sủng trên đời vậy. 

Trước câu hỏi làm thế nào để nhận ra bạn tốt, phân biệt được người dẫn đường tốt với người dẫn đường xấu, Đức Phật đã cho chúng ta câu trả lời rất rõ ràng. Trong bài kinh ngắn Đoản Kinh Đêm Trăng Rằm (TB 110) Ngài đã giải thích tường tận sự khác biệt giữa việc kết bạn của người xấu với việc kết bạn của người tốt. Người xấu thì kẻ họ chọn làm bạn, làm người đồng hành là những kẻ không có đức tin, không biết hổ thẹn hay kinh sợ tội lỗi, không am hiểu giáo huấn, lười biếng và không tỉnh thức, không có trí tuệ. Vì người xấu chọn những người bạn như thế làm kẻ hướng dẫn nên sẽ dẫn đến hậu quả là toan tính và thực hành những việc có hại cho bản thân, có hại cho người khác, có hại cho cả mình lẫn người khác, và sẽ gặp phải bao muộn phiền, khổ ải. 

Ngược lại, tiếp theo lời Đức Phật, người tốt sẽ chọn làm bạn, làm đồng hành với người có đức tin, biết hổ thẹn và kinh sợ tội lỗi, thấu hiểu giáo pháp, dốc lòng tu tâm dưỡng tánh, tỉnh thức, và có trí tuệ. Tìm đến những người bạn tốt như vậy, hướng về họ như những vị thày chỉ đường dẫn lối, người tốt lấy những đức tính tương tự làm lý tưởng của mình, hấp thụ chúng vào tâm tính bản thân. Nhờ thế, trên đường đang tiến dần đến giải thoát, người tốt trở nên ngọn đèn soi đường cho kẻ khác. Một người như thế có thể mang đến cho những ai còn đang lần mò trong đêm tối một mẫu mực để noi theo, một người bạn hiền đức để kết giao, hòng nhận được sự hướng dẫn, khuyên bảo.

Cách chọn bạn tốt theo chánh pháp

Chọn bạn theo lời Phật dạy không phân biệt sang hèn, quý tiện mà chỉ phân biệt người thiện với kẻ ác, người có tâm với kẻ vô loài. Trong Kinh Phật có dạy cách chọn bạn mà chơi, có những người nên thân, nhưng lại cũng có những kẻ cần tránh xa.

Nhiều khi bạn bè có thể ảnh hưởng lên bạn lớn hơn cha mẹ hay bất kỳ ai khác. Thế nên nếu bạn kết thân với những người bạn tốt – những người bạn quan tâm đến việc tự hoàn thiện và phát triển bản thân – thì bạn cũng có thể tiến theo chiều hướng tích cực. Kết giao với những người tự hủy hoại bản thân dù sao cũng có những hậu quả không tốt, kéo bạn xuống cùng với họ. Hãy can đảm từ bỏ những ảnh hưởng tiêu cực và tránh xa những người có thể khiến bạn hành động theo cách mà bạn thấy không thoải mái.

Đôi khi bạn bè có thể ảnh hưởng lên bạn lớn hơn cha mẹ hay bất kỳ ai khác.

Đạo Phật dạy chúng ta nên kết giao với những người đồng hành tốt, nghĩa là chúng ta nên cẩn thận chọn những người tốt để làm bạn và noi theo. Đạo Phật còn răn dạy rằng chúng ta cách ly bản thân khỏi những mối quan hệ không tốt. Một mối quan hệ dựa trên những động cơ ích kỷ hay bị làm vẩn đục vì những rắc rối về tiền bạc không thể được coi là một tình bạn đẹp.

Tương tự, một mối quan hệ với người tham gia vào hành vi mờ ám, người không phân biệt được phải trái, rõ ràng là một tình bạn xấu. Một người bạn đích thực sẽ không đòi hỏi tiền từ bạn hay khuyến khích bạn làm những điều sai trái. Đó là cái xấu ngụy trang thành tình bạn. Bạn phải nói rõ chính kiến chống lại điều đó và tránh dính líu đến nó. Đừng kéo dài mối liên hệ với những người bạn xấu. Hãy tránh xa những kiểu người đó. Hãy nói chuyện về hoàn cảnh của bạn với người mà bạn tin tưởng. Đừng im lặng lo lắng về điều đó một mình.

Kinh Phật chỉ rõ rằng ngay cả một người lương thiện mà giao kết với những người độc ác chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự độc ác đó, bởi vậy chúng ta nên nghiêm khắc với bản thân trong việc nhận rõ hành vi sai trái và tiêu cực. Và bằng cách chỉ ra cho người khác rằng hành động của họ đang gây ra sự khốn khổ và đau đớn, chúng ta có thể thúc đẩy họ chuyển sang chiều hướng tích cực hơn. Thực tế, sự thẳng thắn của chúng ta có thể mở đường cho việc tôi luyện sự gắn bó sâu sắc của một tình bạn chân thành với người đó. Nói cách khác, việc một người bạn xấu trở thành một người bạn tốt là điều có thể thực hiện được.

Những người bạn không tốt là những người khiến người khác gặp rắc rối và đau khổ. Những người bạn tốt, trái lại, là những người động viên người khác một cách chân tình, mang đến cho họ hy vọng và khiến họ muốn cải thiện bản thân. Tình bạn thực sự góp phần vào sự trưởng thành của con người và quá trình tạo ra giá trị tích cực trong cuộc đời ta.

Trong cuộc sống này khi gặp được những người bạn hiền, bạn tốt sẽ là điều vô cùng quý giá. Chính vì thế, khi bạn gặp được một người bạn tốt thì hãy mở cánh cửa tâm hồn mình đón nhận những làn gió trong lành đó.

Còn theo quan điểm Phật giáo khi bạn gặp được thiện tri thức là chúng ta phải gieo nhân duyên phước báu từ nhiều kiếp trước. Trong kinh Hiền Nhân, Đức Phật dạy có bốn cách kết bạn đó là: kết bạn như hoa, kết bạn như cân, kết bạn như núi và kết bạn như đất.

1500++ những câu nói hay về tình bạn đầy ý nghĩa

Kết bạn như hoa: Đây là kiểu tình bạn chạy theo vật chất chỉ lợi dụng lẫn nhau. Khi giàu sang thì quen dựa dẫm nhưng khi nghèo khó thì sẽ bỏ mặc như người xa lạ.

Kết bạn như cân: Đây chính là một kiểu tình bạn đòi hỏi phải có sự qua lại. Khi quyền lực, giàu có thì được trọng vọng, thăm hỏi. Nhưng khi bạn thất thế, sa cơ thì lại rất đỗi coi thường.

Kết bạn như núi: Đây là một tình bạn có sự san sẻ và bồi đáp cho nhau. Khi giàu sang thì giúp đỡ nhau còn khi nghèo khó thì cùng nhau vượt qua.

Kết bạn như đất: Đây chính là một tình bạn có sự nhẫn nhịn chia sẻ cho nhau.

Cách tốt nhất để có được những người bạn tốt là chính bạn phải là một người bạn tốt bằng cách duy trì sự chính trực, lương thiện. Người tốt sẽ tìm đến người tốt.

Theo kienthuc.net.vn & phatgiao.org.vn


(*) Xem thêm

Bình luận