Khiêm hạ - đức tính cần có cho bạn thành công

03/11/2021 | 7043

Khiêm hạ là một đức tính căn bản, tốt đẹp của con người. Khiêm hạ là khiêm tốn và cúi đầu. Người khiêm hạ là người biết mình, hiểu người, nhường nhịn, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân, không khoe khoang, tự phụ, kiêu căng, đồng thời luôn nâng cao tinh thần học hỏi, rèn luyện để hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.

Ảnh: Shutterstock

Khiêm tốn, cúi đầu không phải khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống cam chịu mà là để nhắc nhở cho người ta biết cách ứng xử cần thiết để trưởng thành hơn. Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao ý chí. Đó là điều rất đáng trân trọng. Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm như: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu nhường nhịn, không khiêm tốn. Vì quá tự tôn nên đôi khi không thể chấp nhận thành công của người khác, không chịu học tập người khác.

Bác Hồ Chí Minh đã đề cao đức tính khiêm tốn và muốn truyền dạy cho các thế hệ tương lai đất nước qua 1 trong 5 điều bác hồ dạy. Cho thấy đức tính khiêm tốn vô cùng quan trọng để hình thành nên nhân cách đạo đức của một người.

Lep Tolstoy cũng đã nói “Người ta như một phân số, mà tử số là giá trị thật của người ta, còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng tượng là mình có. Mẫu số càng to thì phân số càng nhỏ. Khi mẫu số là vô cùng tận thì phân số bằng 0”.Suy Niệm Chúa Nhật 22 TN C: Chỗ Cuối – Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu – Giáo Phận  Cần Thơ

Hay Ăng – ghen cũng khẳng định rõ vai trò của đức tính khiêm tốn như sau: “Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.

Bên cạnh đó, hai quan điểm dưới đây cũng thể hiện rõ các quan điểm tương tự:

– “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa” (Karl Marx)

– Hay “Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu càng ít, cái tôi càng to” (Albert Einstein). 

CÁI TÔI - Bỏ dấu ^ thì là Toi, - Thêm dấu sắc..

À, hoá ra "thùng rỗng kêu to" là vì thế.

Người xưa cũng có câu: “Biết cúi đầu mới là trưởng thành, biết hạ mình mới là cao thủ.” Trong cuộc sống, càng là người học rộng, tài cao, hiểu biết nhiều thì họ càng hiểu được phải khiêm tốn, hiểu được rằng làm người phải học và biết cách “cúi đầu”.

Bất cứ người Nhật trưởng thành nào cũng đều lấy câu thành ngữ: “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” để làm kim chỉ nam cho văn hóa ứng xử của mình. Hành động cúi chào là điều phổ biến trong cách hành xử văn minh của nền văn hóa xứ Phù Tang.

Bức ảnh tại một cây xăng mới mở ở Hà Nội chụp hình ảnh ông Tổng giám đốc đứng rất lâu dưới trời mưa, cúi đầu mời và cảm ơn khách hàng vào đổ xăng đang làm dậy sóng cộng đồng mạng thời gian trước.

Đối với nhiều người Việt, hình ảnh gập người, cúi đầu của ông chủ cây xăng trong mưa gió có thể… gây sốc. Bởi trong quan niệm của nhiều người, “cúi đầu” là hành động tạ lỗi, là biểu hiện cho thấy mình thấp kém hơn người đối diện. Nhưng với người Nhật, cái cúi đầu là một cử chỉ hàng ngày, vô cùng quen thuộc và quan trọng.

Không chỉ là sự tạ lỗi, cái cúi đầu ấy còn là một lời chào, lời cảm ơn và đặc biệt là sự tôn trọng đối với người đối diện. Có thể thấy “cúi đầu” chính là một cách ứng xử, một nét đẹp nhân văn.

Lại có một câu chuyện khác kể rằng: một hôm có người hỏi Socrates, triết gia nổi tiếng Hy Lạp cổ đại, rằng: “Ông là người có học vấn uyên thâm nhất thiên hạ, vậy có biết khoảng cách giữa trời và đất là bao nhiêu không?”. 

Socrates trả lời: “Ba thước” (Một thước = 0,33 m). 

Người này tỏ vẻ nghi hoặc nói: “Thưa ông, ngoài trẻ con ra thì con người chúng ta ai cũng cao 5, 6 thước. Nếu khoảng cách giữa trời và đất chỉ có 3 thước, thì chẳng phải chúng ta đã đâm thủng bầu trời rồi hay sao?”. 

Socrates tiếp tục nói: “Đúng vậy, phàm là ai cao hơn ba thước, nếu muốn đứng được ở giữa trời và đất, thì phải biết cúi đầu xuống”.

Câu chuyện cổ xưa này nói cho chúng ta biết một đạo lý thực sự sâu sắc. “Cúi đầu” chính là một cảnh giới xử thế trong đời. 

Socrates cho chúng ta biết một đạo lý thực sự sâu sắc: “Cúi đầu” để biết rằng khiêm tốn cũng chính là tự nâng mình lên một bậc (Ảnh: Shutterstock).

Cúi xuống để thấu hiểu mình hơn

Cúi xuống không chỉ là hành động cụ thể mà là cách hành xử giữa người với người. Cúi xuống không đồng nghĩa với sự nhẫn nhục, luồn cúi thấp hèn. Cái cúi xuống ở đây chính là sự cúi đầu giản dị, khiêm nhường của những người có đạo đức, văn hóa trong xã hội. Cúi xuống cũng chính là để hiểu rõ mình hơn, nhận ra giá trị, vị thế của mình. 

Người xưa nói: “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” hay “Ngoài núi còn có núi cao hơn“, người giỏi sẽ có người giỏi hơn. Cúi đầu chính là biểu hiện của tinh thần học hỏi, cầu tiến, thừa nhận sự bình thường, yếu kém của bản thân để học hỏi những người xung quanh. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên. Cúi xuống cũng là để hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên.

Cuộc đời nhắc nhở chúng ta rằng: Rất nhiều người cả đời ngẩng đầu phấn đấu, cuối cùng nhìn lại mới nhận ra, thứ mà mình giành được rốt cuộc cũng chỉ là phù du, mây khói, là vật ngoài thân mà thôi. Những người có sự nghiệp thuận lợi nhất, tiến bộ nhanh nhất thông thường đều là những người hiểu được rằng làm người phải biết “cúi đầu” khiêm tốn. 

Khiêm tốn để thành công

Trong khiêm tốn, người ta tự cho mình là kém và cần học nữa, họ coi thành công như sự an ủi. Các nhà bác học càng lớn càng thấy mình cần phải khiêm tốn là lẽ đương nhiên. Nhà vật lý học Isaac Newton đã so sánh mình như một đứa trẻ dạo chơi trên bãi biển may mắn nhặt được hòn sỏi đẹp và trước mắt là bể chân lý bao la. Ông còn nói: “Sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ”.

Thái độ khiêm tốn, giản dị luôn được coi là một biểu hiện của văn hóa và đạo đức ở mọi thời. Người sống khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự yêu mến, kính trọng của người khác. Những người càng có đạo đức thì càng biết sống nhún nhường, giản dị, không khoe khoang hình thức. Sự giản dị, khiêm tốn ấy không làm cho họ mất đi giá trị mà chỉ càng khiến cho người xung quanh kính nể hơn. 

Suy nghĩ về sự khiêm tốn - Tài liệu Việt Nam

Abraham Lincoln đã kinh qua hết thất bại này đến thất bại khác trong suốt 28 năm. Năm 1833, ông mắc chứng suy nhược thần kinh và bị thua cuộc khi ra ứng cử chức vụ phát ngôn viên. Năm 1848, ông bị thua trong cuộc đua tái nhiệm vào Quốc hội và bị gạt bỏ chức nhân viên đất đai (land officer) vào năm 1849. Năm 1854, ông bị thua trong cuộc bầu cử vào Thượng Nghị Viện. Hai năm sau ông lại bị thua trong cuộc bổ nhiệm vào chức Phó tổng thống và một lần nữa thất bại trong cuộc bầu cử cho Thượng Nghị Viện năm 1858. Tuy nhiên, lòng ông vẫn kiên định, bất chấp những thất bại. Năm 1860 ông đắc cử Tổng thống và đi vào lịch sử là một trong những Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ.

Abraham Lincoln đã không ngừng nỗ lực đứng dậy từ những thất bại và đau thương trong đời. Ông đã tận tụy dấn thân và hy sinh quên mình để đem lại hòa bình, phúc lợi và phẩm giá cho người dân. Trong một ngày lễ Tạ Ơn, ông đã phát biểu như sau: “Tất cả những điều tốt đẹp chúng ta có ngày nay không phải do một người nào trên đời hướng dẫn hay do bàn tay của con người làm nên. Tất cả những điều đó là những món quà quý giá đặc biệt mà Thiên Chúa toàn năng đã làm cho chúng ta”. Cuối cùng ông đã có thể dâng hiến chính mạng sống mình cho chính nghĩa vĩ đại. Cuộc đời ông đã trở thành bản trường ca yêu thương và tạ ơn Thượng Đế.

Người khiêm hạ là người biết mình biết ta và đi đâu cũng có được thiện cảm của mọi người, khiến mọi người yêu mến, các mối quan hệ trong gia đình hay ngoài xã hội đều trở nên hoà hảo. Mọi người cũng sẽ sẵn sàng chỉ dạy, nâng đỡ cho người khiêm hạ, từ đó công việc thuận lợi, phát triển thành công. 

Đức tính khiêm hạ không tự nhiên có, mà đó là kết quả của cả quá trình rèn luyện tu dưỡng thân tâm. Để trở thành người khiêm hạ thì:

- Trước tiên chúng ta cần xác định những hiểu biết của mình chỉ như những giọt nước trong một cốc nước đầy so với tri thức nhân loại như biển nước mênh mông. Từ đó mới có tinh thần luôn không ngừng học hỏi, thanh lọc thân tâm, trau dồi kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, cầu tiến thì trí tuệ mới ngày càng cao sâu, rộng mở.

- Hãy đón nhận, trân trọng và biết ơn tất cả vì những gì đang có. Biết ơn Trời Phật Bồ tát, biết ơn vũ trụ, biết ơn tam bảo (Phật Pháp Tăng), biết ơn tổ quốc, biết ơn biết ơn cha mẹ, biết ơn tất cả các tế bào trong cơ thể... đã cho mình được sinh ra làm người khoẻ mạnh, thân tâm thường an lạc, biết ơn những ân nhân đã giúp đỡ mình qua hoạn nạn, khó khăn... Khi bạn biết ơn bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn thế.

- Không ngủ quên chiến thắng hoặc khoe khoang, coi thành công của mình là điều bình thường, là bước đệm chắc chắn cho mình tiến bước cao hơn, xa hơn.

- Không tự mãn gì về những gì mình có, mình biết, tôn trọng đối phương khi giao tiếp và chấp nhận sự khác biệt về mọi thứ.

- Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện bản thân

- Không đề cao mình và hạ thấp người khác, không so sánh thiệt hơn

- Biết linh hoạt tiến/ lùi khi cần thiết, biết nhường nhịn để đảm bảo hoà khí nhưng không nhu nhược.

- Giữ im lặng khi cần. Người khiêm hạ nói ít mà làm nhiều, làm đến đâu chắc đến đó. Chỉ lên tiếng khi thực sự cần thiết. 

- Bao dung: ai cũng có lỗi lầm nên hãy tha thứ cho nhau. Tha thứ cho người cũng là giải thoát mình khỏi những cảm xúc tiêu cực, tự cho mình thêm cơ hội để sửa sai khi mắc lỗi và bạn sẽ dần hoàn thiện hơn.

- Cố gắng nhẫn nhịn nỗi khổ niềm đâu, chuyển hoá vượt qua khó khăn thử thách, tìm giải pháp đúng thì vấn đề sẽ được giải quyết và thành công sẽ đến.

- Nỗ lực tự thân là rất tốt nhưng có những việc không nên làm một mình mà cần sự sẻ chia, đồng lòng từ những người cùng chung chí hướng bởi 'muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng đồng đội'. Mỗi người có những ưu điểm và thế mạnh riêng, không ai không có khiếm khuyết nhưng khi hợp lại với nnhau sẽ tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh và tất cả sẽ thành công lớn. 

Có một tích chuyện rất hay về người học trò tỏ lòng biết ơn sư phụ vì đã dạy cho mình 3 bài học quý giá như sau:

THẦY ĐÃ DẠY CON 3 CHỮ: HẠ MÌNH, CÚI ĐẦU, IM LẶNG.

1. Ai đó đã từng nói với con, vẻ đẹp của đại dương mang rất nhiều bí ẩn. Tất cả dòng sông rồi sẽ chảy về biển lớn, vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông...

2. Ai đó đã từng nói với con, vẻ đẹp của cánh đồng mang rất nhiều bài học. Tất cả lúa non đều vươn thẳng lên trời, nhưng lúa càng chín càng cúi đầu...

Tả cánh đồng lúa chín vào một ngày đẹp trời ngắn gọn hay nhất | VFO.VN

3. Ai đó đã từng nói với con, vẻ đẹp của thành công mang rất nhiều thất bại. Vì vậy mà kẻ yếu kém thường thể hiện bằng âm thanh, còn người thành công tỏa sáng trong im lặng...

Chỉ khi nào con thực sự biết hạ mình, biết cúi đầu, biết im lặng để bỏ được cái ta và tự ngã của ta, chính lúc đấy tự thân con sẽ là biển lớn, là đồng lúa chín, là người thành công...

Người thành công họ thường rèn luyện bản thân thế nào ?

Con nhớ nhé, ta dùng 3 từ "biết" để nhấn mạnh. "Biết" nghĩa là đúng chuyện chứ không phải là hồ đồ ngây dại mà hạ mình, cúi đầu, im lặng trước cái sai - cái xấu - cái ác...

Chân thành cảm ơn thầy đã dạy con 3 chữ quý hơn vàng: HẠ MÌNH, CÚI ĐẦU, IM LẶNG.

Như vậy chúng ta cần nên sống khôn theo triết lý: hạ mình như biển, cúi đầu như lúa, im lặng như thinh không thì sẽ có được tất cả.

4 bài học về sự khiêm nhường ai cũng phải khắc cốt ghi tâm, bởi "chết" vì  sự kiêu ngạo là một điều đau đớn

Thắm Lê tổng hợp


(*) Xem thêm

Bình luận