Khẩu nghiệp nặng lắm ai ơi

27/03/2022 | 475

Trong Đạo Phật, “khẩu nghiệp” là loại nghiệp nặng nhất của chúng sinh. Tu được cái miệng là tu hơn nửa đời người, rất nhiều người trong cuộc sống hàng ngày vẫn đang vô thức mắc phải “khẩu nghiệp” mà không hề hay. Cổ nhân có câu "phúc từ miệng mà ra hoạ cũng từ miệng mà ra" ngụ ý rằng: miệng là nơi khởi nguồn của hoạ phúc nên người đời cần cẩn trọng trong từng lời ăn, tiếng nói khi thốt ra...

Hoạ từ miệng mà ra và đây là 2 cái nghiệp cực nặng

Một câu chuyện dân gian: Miệng nói ra hoa ra ngọc

Câu chuyện ca ngợi những người nhân hậu, lễ phép luôn được giúp đỡ, còn những người chua ngoa, ác nghiệt sẽ nhận được kết cục không tốt.

Ngày xưa có đôi vợ chồng sinh được một người con gái, tính nết siêng năng, hiền hậu. Người vợ chẳng may mang bệnh mất sớm. Người chồng đành lấy vợ khác để trông nom nhà cửa. Người vợ sau này tính nết chua ngoa, ác nghiệt. Mụ sinh được một ả con gái cũng chua ngoa, ác nghiệt như mụ. Cả ngày hai mẹ con chẳng làm gì, bao nhiêu công việc nặng nhọc đều đổ vào đầu cô chị hết: thôi thì thổi cơm, gánh nước, quét nhà, chẻ củi… không sót việc gì.

Vất vả như vậy mà cô còn bị mẹ ghẻ mắng mỏ và cô em nhiếc móc thậm tệ. Tuy vậy, cô vẫn dịu dàng, vui vẻ, nên mọi người trong thôn xóm đều yêu mến cô. Buổi sáng ra vườn, mặt trời mọc chiếu ánh hồng trên má cô; đàn gà đến quấn quít bên cạnh chân cô, chim bồ câu đến ăn trong lòng bàn tay cô.

Một hôm, cô vào rừng gánh nước. Lúc đi về, cô bỗng gặp một bà lão mù lòa, rách rưới đứng bên đường. Thấy cô, bà lão thều thào xin một ngụm nước uống cho đỡ khát. Cô bé vội dừng lại, lễ phép nói:

– Thưa bà, nước ở đây không được trong lắm. Để cháu đi gánh một gánh khác thật trong bà hãy uống. Bà chịu khó chờ cháu một lát nhé.

Nói xong, cô đổ nước đi, thoăn thoắt quay vào rừng lấy nước khác để bà lão uống. Khi uống xong, bà mỉm cười nói:

– Già cảm ơn cháu, cháu ngoan lắm. Già không phải là người bình thường, già là tiên hiện xuống trần. Thấy cháu hiền hậu, già thử lòng cháu đấy. Già thưởng cho cháu miệng nói ra hoa ra ngọc mỗi khi mở lời.

Nói xong, bà lão biến mất. Cô bé quay lại gánh nước về nhà. Chưa về tới cửa đã nghe tiếng mẹ ghẻ quát mắng ầm ĩ:

– Con ranh kia, sao mày về chậm thế? Tao tưởng mày ngủ quên trong rừng rồi!

Cô bé nói:

– Thưa dì…

Cô vừa cất tiếng nói thì vàng bạc, châu báu rơi ra óng ánh trên mặt đất. Mụ dì ghẻ và cô em ác nghiệt rất đỗi ngạc nhiên, hỏi đầu đuôi câu chuyện lạ lùng. Cô bé cũng vui vẻ thuật lại, không giấu diếm. Mà nói đến đâu thì vàng bạc, châu báu tuồn ra đến đấy.

Miệng nói ra hoa ra ngọc - Thế giới cổ tích

Sáng hôm sau, dì ghẻ sai con gái đi vào rừng lấy nước. Mụ mong con gái cũng gặp bà tiên như cô chị. Cô em ưỡn ẹo ra đi, hai tay xách hai chiếc lọ sứ thật đẹp.

Lúc về, cô ả mệt toát mồ hôi, thở hổn hển. Thì kia, một bà lão già đứng bên đường xin nước uống. Thấy bà già rách rưới, bẩn thỉu quá, cô ả gắt gỏng:

– Khát thì ra hồ mà uống! uống đây cho bẩn bình ta à?

Tức thì bà lão nói:

– Ta là tiên đây! Nhà ngươi ăn ở thật là bạc ác. Ta truyền cho ngươi biết rằng mỗi khi ngươi mở mồm thì rắn rết sẽ tuôn ra theo.

Nói xong, bà lão biến mất. Cô ả xách bình nước về. Về đến cửa, mẹ chạy ra, đon đả hỏi:

– Sao con về chậm thế?

Cô ả đáp:

– Thưa mẹ…

Vừa mở miệng ra thì rắn rết bò ra đầy nhà, làm mọi người sợ xanh mắt. Về sau hai mẹ con xấu hổ quá, phải đưa nhau vào sống ở trong rừng.

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp là thứ con người thường xuyên mắc phải. Khẩu: Miệng, lời nói. Nghiệp: cái hậu quả của việc làm thiện hay ác trong kiếp trước thể hiện ra trong kiếp hiện tại bằng sự hạnh phúc hay đau khổ. Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp.

Theo Phật dạy thì trong 10 nghiệp lớn của con người, có 4 nghiệp từ miệng gây ra: chuyện không nói có, chuyện có nói không; nói lời ác ý; nói hai lời, người hai mang và nói lời thêu dệt. Tu được cái miệng là tu hơn nửa đời người, rất nhiều người trong cuộc sống hàng ngày vẫn đang vô thức mắc phải “khẩu nghiệp” mà không hề hay. Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời.

Khẩu nghiệp rước họa vào thân: Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời - Ảnh 1.
 

1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không

Một lần nói dối là lỗi của hoàn cảnh, nhiều lần nói dối là lỗi của bản thân. Một khi đã giữ thói nói dối bên mình, cả đời không sửa được. Có những người hễ mở miệng là nói dối, nói dối không chớp mắt, nói dối như một điều hiển nhiên, nói dối đến mức thuận lời, không cần suy nghĩ, đến chính họ còn không cảm nhận được là mình đang nói dối.

Có nhiều loại nói dối: Nói dối với đùa vui, nói dối với mục đích lừa phỉnh, nói dối để khoe khoang, nói dối vì sợ hãi, nói dối để thu lợi bất chính… Có thể chính người nói dối chỉ nghĩ đó là những lời vô thưởng vô phạt không hại đến ai nhưng nói dối đã là điều sai trái với lẽ tự nhiên. Thường tình, điều sai trái với lẽ tự nhiên thì cũng phải chịu ít nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín bản thân.

Tùy theo mục đích của nói dối mà tạo ra nghiệp tội nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp nói dối với mục đích cứu giúp hoặc bảo vệ tính mạng cho người khác thì không nên coi là "khẩu nghiệp".

Khẩu nghiệp rước họa vào thân: Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời - Ảnh 2.

2. Nói lời ác ý

Người nói lời hung ác thường chủ ý từ tâm không thiện. Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.

Tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày xuống địa ngục không còn xa. Nhà Phật quan niệm, nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, cùa thân, miệng và ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành "luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi. 

Cổ ngữ nói "đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu", ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.

Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.

Họa từ miệng mà ra, phàm là người thông minh sẽ tránh những lời này! - Ảnh 3.

Nói lời ác ý, dù là để tự vệ hay tấn công mà làm tổn hại đến danh dự, nhân cách của người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự tích thêm nghiệp quả cho mình. Chẳng thiếu gì những người "khẩu nghiệp" cho sướng miệng, dùng toàn những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, bỏ lơ hậu quả mình gánh chịu. Tôn trọng người khác cũng như tôn trọng mình, hãy nhớ mình nói những lời không hay, trước tiên, đó cũng thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín của tự thân.

Khẩu nghiệp rước họa vào thân: Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời - Ảnh 3.
 

3. Nói hai lời, người hai mang

Kẻ ăn nói không có chính kiến, người hai lời, "gió chiều nào xoay chiều đấy", lúc nói thế này lúc nói thế kia, châm ngòi ly gián, cố tình gây mâu thuẫn nội bộ và chỉ biết vun vén hưởng lợi riêng về mình. Loại người này rất nguy hiểm, dùng lời lẽ hại người, là tạo nghiệp ác chứ không đơn thuần chỉ là nói sai sự thật.

Trong xã hội hiện nay, nhiều người online trên mạng xã hội như facebook, Twitter… thường dùng những lời lẽ ác ngữ, thô tục, xúc phạm đến người khác cũng đã trở thành một hiện tượng. Mặc dù họ không ám chỉ đích danh một ai, nhưng đây cũng là việc mà tất cả chúng ta nên tránh.

4. Nói lời thêu dệt

“Tam sao thất bản”, nghe một câu mà thêu dệt thành 10 câu. Mình nghe được câu gì thì cũng đừng nên “thêm mắm thêm muối”, lỡ nửa lời là gây ra lỗi lầm. Lời mình nói ra nên chắc chắn, chỉ nên vừa đủ nghe, vừa đủ hiểu và vừa đủ chân thành.

Hãy thử tưởng tượng mình là nhân vật chính trong câu chuyện và chắc chắn bạn cũng chẳng hề hài lòng khi thấy câu chuyện của mình bị "thiên biến vạn hóa" thành một câu chuyện của người khác. Lời nói không đúng sự thật tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói ra và những người liên quan. 

Khẩu nghiệp rước họa vào thân: Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời - Ảnh 4.
 

Trong kinh Phật cũng dạy có 4 kiểu người ở đời chúng ta nên tránh:

- Hay đổ lỗi cho người khác

- Hay nói chuyện mê tín, tà kiến

- Khẩu Phật, tâm xà

- Làm ít kể lể nhiều

Ngoài ra, còn có 9 kiểu khẩu nghiệp nữa mà chúng ta nên tránh:

1. Đa ngôn (nhiều lời)

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).

Trong cuốn "Mặc Tử" có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi không?"

Mặc Tử trà lời: "Ếch nhái kêu suốt ngày đêu, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.

Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi."

Ví dụ mà Mặc Tử đưa ra đã nhắc nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống thực không nên nói nhiều. Những người biết nói chuyện, những người thông mình sẽ chỉ nói những lời thích hợp trong những lúc phù hợp!

Họa từ miệng mà ra, phàm là người thông minh sẽ tránh những lời này! - Ảnh 1.

2. Khinh ngôn (nói năng khinh suất)

Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.

Không nên dễ dãi hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội tín.

3. Cuồng ngôn

Làm người, nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.

Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.

Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận... và dễ rước họa vào người.

4. Trực ngôn

Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt...

Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.

Họa từ miệng mà ra, phàm là người thông minh sẽ tránh những lời này! - Ảnh 2.

5. Tận ngôn

Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài "lối thoát", lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.

Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.

6. Lậu ngôn (tiết lộ chuyện cơ mật)

"Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại" câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.

Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.

7. Căng ngôn

Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến người khác ghét bỏ.

Họa từ miệng mà ra | Phật học đời sống

8. Sàm ngôn

Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.

Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: "Sàm ngôn thương thiện", ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.

Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.

9. Nộ ngôn

Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.

Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.

Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì... hãy viết ra. Sau một vài ngày, hãy xem lại "sản phẩm" lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo.

Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Họa từ miệng mà ra, phàm là người thông minh sẽ tránh những lời này! - Ảnh 4.

Những lời nói nóng nảy bộc phát khi con người đang giận dữ, mất kiểm soát sẽ gây tổn thương cho cả đối phương và bản thân. Ảnh minh họa.

Hậu quả của khẩu nghiệp

Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được. Chửi bới và nói xấu hay đi rêu rao về người khác mà người ta không phản ứng, hay không biết thì như kẻ tự ngửa cổ lên trời phun nước bọt rồi chỉ rơi trúng mặt mình.

Khẩu nghiệp tạo tổn thương cho người, thì cũng là tự làm hại mình. Luật nhân quả không chừa một ai. Quả báo có thể đến ngay trong kiếp này hoặc kiếp sau nhưng chắc chắn sẽ diễn ra, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Sớm hay muộn gì thì người gây khẩu nghiệp cũng phải cảm thọ những đau khổ mà người đã từng chịu do lời nói của mình trước kia gây ra.

Giữa hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với người chủ có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, căm hận... và lớn hơn nữa là kẻ chết - người tù chỉ vì lời qua tiếng lại... giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gây ra chiến tranh từ đó gây bao lầm than oán thán cho muôn dân thì tội nghiệp càng to dày gấp trăm nghìn lần đến kiếp nào mới trả hết được đây?

"Khẩu nghiệp" là tự rước họa vào thân: Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời. Gieo hạt chanh thì quả chanh chua, chúng ta đã thấy những người vô cùng thiếu may mắn sinh ra đã bị sứt môi, nói ngọng, thậm chí là bị câm… ấy cũng là do tạo Khẩu Nghiệp xấu, gây nên những hậu quả lớn, đã mang khổ đau tới cho mọi người nên giờ họ phải trả nghiệp.

khau nghiep

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Có những lời mà người nói vô tâm, người nghe hữu ý rồi bị tổn thương thì vẫn làm nên tội. Nên mỗi người đều cần kiểm soát và trách nhiệm về lời mình đã nói ra. Lời nói gió bay nhưng khẩu nghiệp thì còn mãi. Mắc vào khẩu nghiệp là tự làm tổn phước của bản thân.

Theo nhà Phật, câu chuyện chú Sa-di chê vị Tỳ-kheo tụng kinh giọng như chó sủa. Vị Tỳ-kheo này đã chứng Thánh quả nên đã khuyên bảo chú Sa-di sám hối nếu không muốn bị đọa địa ngục. Tuy đã sám hối và thoát tội địa ngục nhưng chú Sa-di này vẫn phải chịu quả báo 500 kiếp làm chó. Từ câu chuyện chúng ta thấy rằng một lời nói dường như vô tình, vô ý, không ác hại ai mà phải chịu nghiệp báo rất nặng nề.

Có khi một lời nói của mình được phúc báu, một lời nói của mình có khi tổn hao phúc báu. Các Phật tử kiểm nghiệm ngay trên thân tâm mình. Khi mình phát ngôn về ai, về một Sư Thầy nào đó; mình nói một câu mà tự nhiên thấy người mệt, thấy người u ám là biết mình đã nói lời ác, tổn phước báu. Mới phát ngôn câu ấy xong, thấy người mệt; xong thấy đầu mình u ám, phước suy giảm rồi đấy. Đấy là biểu hiện của ác nghiệp, của mất phước báu. Cũng có khi chúng ta nói một lời xong thì ta thấy hạnh phúc, hoan hỷ, an vui, phấn chấn; lời ấy đã làm thêm phước báu cho mình.

Tình trạng “khẩu nghiệp” trong giới trẻ hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng Internet thì “khẩu nghiệp” đã trở thành xu hướng của giới trẻ. Một khi gặp chuyện không vừa mắt, chưa kịp tìm hiểu chi tiết vấn đề, họ đã xả hết mọi thứ thông qua lời nói.

Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong tham gia, sử dụng mạng xã  hội - Báo Nhân Dân

Mạng xã hội là nơi có thể biến 1 lời nói thành hàng triệu lời chỉ trong tích tắc

Ngoài ra, khẩu nghiệp còn bị lạm dụng quá mức khi họ sẵn sàng đưa ra những lời chỉ trích, chê bai một ai đó. Hành động này không vì lý do gì khác bởi họ thích như vậy. Chắc hẳn, các bạn cũng thường xuyên bắt gặp những status, những lời nói ác ý trên mạng xã hội. Họ đưa ra lý lẽ này hay lý lẽ kia dù chưa tìm hiểu sự việc, chưa biết ai đúng ai sai.

Thông thường, một lời nói ác ý trong đời sống thực có thể gây phiền toái, xúc phạm đến một hay vài người. Tuy nhiên, mỗi cư dân mạng chỉ cần “like”, “comment”, “share” trên nền tảng mạng xã hội thì một lời nói có thể nhân lên thành hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu lời ngay tức khắc. Những lời nói vô tình này có thể tạo ra hệ lụy vô cùng lớn. Theo đó, chỉ vì khẩu nghiệp của một người mà kéo theo vô số người khác cũng bị khẩu nghiệp.

Những lời nói ác ý đó có thể làm người khác bị tổn thương về mặt tinh thần không thể hàn gắn được. Từ đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc không thể cứu vãn. Mặt khác, nhân quả sẽ ứng nhưng chưa biết sẽ xảy ra lúc nào. Cho nên, bạn không nên làm người khác tổn thương dù chỉ là những lời nói đơn giản nhất.

Nếu không góp ý được thông qua lời nói thì nên lờ đi những gì không vừa mắt. Tuyệt đối không sử dụng vũ lực cũng như lời nói làm ảnh hưởng đến người khác. Điều này sẽ giúp bạn giữ được tâm sáng, tránh việc tạo nghiệp cho bản thân.

Một sự việc gây chú ý trong suốt thời gian dài qua qua đó là chuyện nữ CEO của công ty cổ phần Đại Nam Nguyễn Phương Hằng khuấy đảo khắp cõi mạng bằng sóng livestream với muôn ngàn lời nói tục tĩu nhục mạ, hạ  thấp nhân phẩm của nhiều người một cách vô căn cứ... Hậu quả là sau đúng một năm "hô mưa gọi gió" bà đã bị chính "cơn bão" do bà tạo ra "quật ngã", đã bị khởi tố về tội lạm dụng quyền công dân, quyền tự do ngôn luận để làm ra những việc sai trái... Hiện nay bà Hằng đang bị tạm giam 3 tháng và có lẽ còn nhiều hậu quả mà bà phải chịu sau đó nữa. 

NÓNG: Hình ảnh mới nhất CEO Nguyễn Phương Hằng khi bị công an đọc lệnh bắt

Hình ảnh mới nhất của bà Nguyễn Phương Hằng tại đồn công an trông xuống sắc, tiều tuỵ trái ngược với hình ảnh lộng lẫy, xa hoa với hạt xoàn, kim cương trên sóng mạng trước kia.

Đó là một gương xấu mà mọi người nhìn vào nên tránh, đừng "té nước theo mưa" kẻo lại rước hoạ vào thân như nữ CEO trên, khi hết phúc đến hoạ, gặp nhân quả báo ứng ngay trong đời này.

Tu khẩu đức là tu cả đời

“Lời nói không là dao

Mà cắt lòng đau nhói

Lời nói không là khói

Mà khoé mắt cay cay

Lời nói không là mây

Mà đưa ta xa mãi

Sao không ngồi nghĩ lại

Nói với nhau nhẹ nhàng”…

Tu khẩu đức thực ra là tu tính khí của bản thân. Khẩu đức có tốt, vận thế mới hanh thông, vận thế hanh thông mới không phải đi đường vòng, thành tựu nhờ đó mà có được một cách dễ dàng thuận lợi.

Trong suốt hơn 1700 năm kéo dài từ Đông Hán đến Minh Thanh, theo chính sử ghi lại, gia tộc họ Vương ở Lang Gia, Sơn Đông, Trung Quốc xưa đã bồi dưỡng được 36 hoàng hậu, 36 phò mã và 35 tể tướng. Đây chính là gia tộc được đánh giá là danh giá nhất lịch sử Trung Hoa mà chỉ với gia huấn gồm vỏn vẹn 6 chữ “Ngôn nghi mạn, tâm nghi thiện” (Nói nên chậm, tâm nên thiện). Biết cách ứng xử vẫn là bí quyết giúp cuộc sống con người ta trở nên tốt đẹp.

Trong khi đó, một lời nói thiếu sự suy nghĩ, tứ mã khó đuổi, gây tổn thương cho người, cho mình, vận thế ắt sẽ ngày càng xấu. Những lời không hay tốt nhất đừng nên nói ra, đó chính là sự tu dưỡng mà chúng ta cần phải có.

"Khẩu nghiệp" rước họa vào thân: Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời

Tục ngữ có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Học giao tiếp là học cả đời. Ứng xử đúng mực là phép tắc quan trọng và tối thiểu nhất mà một người văn minh nên làm được. Chúng ta sinh ra không phải ai cũng sở hữu sự khéo léo trong giao tiếp. Ở đời, lỡ miệng nói một câu khiến người khác không hài lòng là "sai một bước, đi một dặm". Trong lúc tùy ý mạnh miệng đã vô tình tạo ra vô số kẻ thù mà không hay biết. Và tốt hơn cả, "tâm nên thiện" để mỗi lời nói ra, dù không rút lại được, cũng không mang tính ác ý hay trù ẻo.

Tây phương cũng có câu: “Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”. Đã sống trên đời thì nên tạo phúc tạo phần, không nên gây nghiệp. Hãy ghi nhớ phần miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Học ăn, học nói là học cả đời. Của cải làm ra bao nhiêu cũng hết nhưng những lời tâm ý sẽ trường tồn đời này qua đời khác, giá trị bạn trao đi cũng chính là những gì bạn nhận lại. Người nói lời cao đẹp, yêu thương thì trong tâm luôn cảm thấy thanh thản, bình an và ngược lại.

Quy tắc để tránh khẩu nghiệp 

  • Chuyện của người khác, hãy nói cẩn thận.

  • Chuyện của người lớn, ít nói.

  • Chuyện của trẻ con, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo giảng giải.
  • Chuyện nhỏ, nói một cách hài hước.
  • Chuyện làm không được, đừng nói.
  • Chuyện buồn, chỉ tìm bạn tri kỉ nói.
  • Chuyện của bản thân, nên nghe người khác nói thế nào trước.
  • Chuyện vợ chồng, cùng nhau thương lượng.
  • Chuyện gấp, từ từ nói.
  • Chuyện có thể sẽ xảy ra, đừng nên nói bậy.
  • Chuyện tổn thương người khác, tuyệt đối không nói.

Cách tu khẩu đơn giản

  • Không nên hai, ba người tụm lại nói chuyện lăng nhăng; hoặc kết bè đảng, phê bình người này kẻ nọ, thị phi đúng sai, trong lúc họ không hiện diện. Nếu làm vậy sẽ dễ gây ra sự bất an trong chúng, phạm vào giới quấy nhiễu đại chúng.

  • Tu khẩu đừng nên thị phi (chê bai, nói xấu người khác), đừng đặt điều.

  • Khi nói, lời lẽ cần phải tinh (chỉ nói điểm chính) và giản (đơn giản). Khi lời không cần phải thốt ra, đừng nói!
  • Trong đạo Phật, sợ nhất là nói thị phi. Kẻ nói chuyện thị phi là kẻ thị phi (không đáng tin cậy), chỉ tạo khẩu nghiệp. Tu hành chính là ở chỗ này mà tu thành; nếu không thì là kẻ chỉ biết ăn ngày ba bữa!
  • Đừng phê phán người khác là sai, là có lỗi. Lời nói một khi thốt ra, bạn đã sai trái rồi. Do đó, cái miệng thật quan trọng lắm!
  • Đừng nói thị phi; vì nói thị phi thì sẽ dẫn tới thất bại, và khiến kẻ khác không được yên ổn.
  • Muốn nói gì về người khác, trước hết hãy tự hỏi lương tâm mình.
  • Mỗi ngày phải tự huấn luyện để lòng đừng tham, đừng nói lăng nhăng.
  • Khi mở miệng, hãy nói những điều tốt đẹp, đừng nên tiếp tục nói những lời thế tục, thị phi nữa.
  • Đừng nói lời làm người nghe phiền não, buồn lòng. 

Hãy sáng suốt suy nghĩ để tránh “Khẩu nghiệp”:

  • Tu hành cần phải trong ngoài nhất trí, không tự mâu thuẫn; nghĩa là không được "khẩu thị tâm phi" (miệng nói một đằng, tâm nghĩ một ngả).
  • Tu hành phải chú ý đến khẩu nghiệp. Miệng tốt thì tâm mới tốt. Đừng cho rằng: "Tôi miệng tuy không tốt, song lòng tốt!"
  • Với người khi đã xuất gia rồi, trong chùa vẫn có kẻ nói chuyện thị phi. Song bạn đừng cùng bọn họ nói thị phi là đủ. Đừng nên cứ mở miệng là thị phi hoài. Kẻ nào nói phiếm, lẻo mép về chuyện người khác, thì y là kẻ thị phi.
  • Hễ có thời giờ rảnh rỗi, bạn hãy lạy Phật, niệm Phật.

10 dấu hiệu cho thấy bạn là người có phúc báo

Nếu lỡ gây khẩu nghiệp rồi hãy sám hối, nhận lỗi và sửa sai và cố gắng không bao giờ tái phạm. Ngược lại, hãy nói lời dễ nghe, lời hay, lời có ích cho mọi người, nói lời vui vẻ hòa nhã, nói lời gắn kết yêu thương, nói lời chân thật, nói lời hướng thiện… Nhưng nên nhớ tất cả lời nói phải xuất phát từ thiện tâm thì mới có sức cảm hoá người nghe và mang lại lợi lạc cho mình.

Tu khẩu đức là việc cần tu đầu tiên, để tiêu nghiệp thêm phúc. Đây là một việc không dễ, cần sự hợp nhất của thân khẩu ý, kiên trì, bao dung trong cả đời mới có thể thành tựu viên mãn được.

Thắm Lê tổng hợp (cafebiz.vn, tamlinh.org, phatgiao.org.vn & một số nguồn tin khác)


(*) Xem thêm

Bình luận