Bột Sắn dây - thức uống giải nhiệt và bài thuốc quý
Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong Đông y gọi là cát căn.
Trong củ sắn dây chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ như: Pueradin, Daidzein C21H20O9, Daidzein C15H10O4 và tinh bột. Rễ sắn dây thường mọc sâu trong lòng đất, mỗi cây có thể có hàng chục củ với kích thước lớn. Ngoài phần củ thì lá và rễ cây cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Sắn dây là một loại cây họ Đậu – Fabaceae mọc dạng dây leo, củ của nó rất to và dài
Vì là phần tinh bột ngon nhất của củ sắn dây, nên để có được thành phẩm thì công đoạn chắt lọc cũng khá kỳ công. Củ sắn sau khi rửa sạch, sẽ được mài hoặc xay nhuyễn cùng với nước, sau đó lọc lấy phần tinh bột lắng bên dưới rồi phơi khô. Công đoạn này được lặp lại nhiều lần, cho đến khi phần nước nổi bên trên trong nhất, khi đó sẽ có được thành phẩm bột mịn, sạch, vị ngọt nhẹ và thơm.
Thành phần dinh dưỡng trong 35g bột sắn dây bao gồm:
130 calo
31g tinh bột
2g chất xơ
2% kali
1,5 canxi
Không chứa chất béo và protein
Tuy giàu tinh bột (amylose và amylopectin), nhưng đây là loại tinh bột có lợi cho sức khoẻ đường ruột. Bột sắn dây thô còn có hàm lượng vitamin C cao, có lợi cho đề kháng của cơ thể.
Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết và ù tai.
1. Giải khát
Củ sắn dây thái phiến và câu đằng lượng bằng nhau, hai thứ đem tán vụn, phơi hoặc sấy khô, trộn đều rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g sắn dây đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, cổ vai đau nhức.
Hòa bột sắn dây vào nước đun sôi để nguội, thêm đường, khuấy đều. Về mùa hè những lúc lao động nặng nhọc hoặc đi đường xa mệt nhọc uống nước bột sắn dây giúp bớt khát, đỡ mệt, chống được say nắng. Có thể dùng bột sắn dây phối hợp với rau má cho thêm mát và công hiệu theo cách làm sau: Lấy 20g rau má, rửa sạch, giã nát thêm nước sôi để nguội vắt kiệt nước rồi hòa với 10g bột sắn dây vào, thêm đường uống. Hoặc nấu chín để ăn. Hòa bột sắn dây với đường trắng cùng với nước rồi nấu như kiểu quấy bột. Ngoài ra, bột sắn dây còn được dùng làm làm kết dính trong việc bào chế thuốc viên.
Sắn dây 30g giã nát sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước (bỏ bã) nấu cháo với 50g gạo tẻ, thêm chút gừng sống và mật ong và cho trẻ ăn trong ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày.
3. Chữa ngộ độc rượu
Uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị tổn thương, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ.
Hoa sắn dây 30g, hoàng liên 4g, hoạt thạch 30g (thủy phi), bột cam thảo 15g, tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3g, chiêu thuốc bằng nước mát. Hoặc bạn có thể áp dụng hòa tan bột sắn dây cùng với một cốc nước sau đó cho đường và cuối cùng vắt lấy 1 thìa nước cốt chanh, có thể thêm đá cho dễ uống. Trường hợp không muốn uống đường, có thể thay thế bằng một chút muối, cách này sẽ khó sử dụng hơn những tác dụng mà nó mang lại hiệu quả hơn rất nhiều. Chúng ta có thể sử dụng 1 cách là khác là sử dụng 30gr sắn dây + 4gr hoàng liên + 30gr hoạt thạch + 15gr cam thảo tán thành bột mịn, sau đó trộn với nước để uống.
4. Cải thiện vòng 1 nhờ sắn dây
Theo các nhà khoa học, trong thành phần của sắn dây rất giàu protein và lexithin có tác dụng kích thích sản sinh ra estrogen – nội tiết tố nữ, nhờ vậy giúp vòng 1 của phụ nữ thêm tròn đầy và săn chắc. Phụ nữ xưa cho rằng, uống bột sắn dây vừa giúp điều hòa cơ thể sau chu kỳ nguyệt san vừa kích thích vòng một phát triển tự nhiên, giúp khuôn ngực đầy đặn, nảy nở hơn.
Cách làm rất đơn giản, hàng tháng sau chu kỳ kinh nguyệt bạn chỉ cần pha bột sắn dây với nước ấm cho thêm một chút đường rồi uống. Uống 2 lần vào buổi sáng và tối trong ngày đầu sau kì kinh nguyệt, và một lần 1 ngày cho những ngày tiếp theo. Chỉ cần kiên trì áp dụng cách này trong vòng nhiều tháng, bạn sẽ thấy kích thước vòng 1 được cải thiện rõ rệt. Không chỉ vậy, nước sắn dây có tính mát sẽ thanh nhiệt cơ thể, giúp da dẻ hồng hào, bớt mụn.
Ngoài cách uống bột sắn dây, bạn có thể kết hợp bột sắn dây cùng với các nguyên liệu khác để thay đổi khẩu vị.
5. Trị tàn nhang
Khả năng trị tàn nhang của sắn dây bắt nguồn từ một nhóm hoạt chất Isoflavone có trong củ sắn dây có hoạt tính Estrogen tương tự như hormon Estrogen ở người phụ nữ. Chính chất này sẽ thay thế hormone bị rối loạn, làm ổn định hoạt động của chúng, ngăn cản sự bài tiết quá nhiều các sắc tố melanin làm giảm thâm nám. Ngoài ra, Isoflavone còn là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.
Để trị tàn nhang, bạn dùng khoảng 1⁄2 chén nước ép cà chua đem trộn đều với 1 thìa bột sắn dây. Sau khi tẩy da chết trên mặt, bạn thoa đều hỗn hợp này lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng cho để khi hỗn hợp khô trên da thì rửa mặt với nước ấm.
6. Trị say nắng, say nóng
Say nắng, say nóng thuộc chứng trúng thử của y học cổ truyền, nói một cách khác, là bị trúng nắng, trúng nóng, với các triệu chứng mặt đỏ nhừ, mồ hôi vã ra như tắm, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, ngã té, nặng hơn thì ngất xỉu, bất tỉnh nhân sự. Có thể dùng khoảng 40g củ sắn dây tươi, rửa sạch đất cát, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, thêm một chút muối ăn, quấy đều, cho uống. Người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.
Hoặc với trường hợp người bệnh cảm nắng kèm theo sốt nóng, nhức đầu, nóng ruột, nôn oẹ: Dùng 12g bột sắn dây hòa với đường uống hoặc dùng 20g cát căn, 12g đậu ván giã dập, sắc nước uống trong ngày.
7. Trị mụn
Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh lớn nhất của tuổi dậy thì. Tuy nhiên, khi điều trị mụn trứng cá, bạn không nên quá nóng vội mà phải kiên trì kết hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài.Nếu bạn đã thử tất cả các cách mà vẫn không có tác dụng, vậy hãy thử sử dụng bột sắn dây trị mụn với công thức trong uống ngoài thoa xem sao.Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt và giải độc rất cao, sẽ nhanh chóng đẩy lùi các loại độc tố tích tụ bên trong cơ thể của bạn, làm giảm mụn nhanh và phục hồi làn da hiệu quả.Cách làm bột sắn dây để trị mụn như sau:Bên trong: Pha bột sắn dây và bột đậu xanh cùng với một chút đường cho dễ uống, uống 2 cốc mỗi ngày, hoặc nếu không uống được bột sắn dây sống, bạn có thể nấu chín bột sắn dây với một chút đường và sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, sử dụng củ sắn dây và đậu xanh, đun sôi lấy nước uống mỗi ngày cũng vô cùng hiệu quả.
Bên ngoài: Trộn đều 20g bột sắn dây với 20g bột đậu xanh và 1 thìa cà phê mật ong cho đến khi hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp này lên mặt với một lớp mỏng, để trong khoảng 20-30 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Mặt nạ bột sắn dây kết hợp với đậu xanh có tác dụng làm mát da, giải độc, tiêu viêm đồng thời nhanh chóng làm cho các đốm mụn se lại và biến mất.
8. Cải thiện sức khoẻ đường ruột
Như đã nói ở trên, thành phần chính của bột sắn dây là loại tinh bột có lợi cho đường ruột. Loại bột này giàu chất kháng tinh bột và hoạt động như chất xơ hoà tan, kích thích tiêu hoá. Loại “xơ hoà tan” này không được tiêu hoá tại ruột non mà đẩy thẳng xuống ruột già. Tại đây, chúng sẽ giúp phát triển những loại vi khuẩn có lợi, hỗ trợ cơ thể chống lại những căn bệnh do rối loạn vệ sinh đường ruột. Ngoài ra, chúng còn sản sinh axit butyric giúp bảo vệ các biểu mô hoặc lớp lót niêm mạc ruột, tránh được tổn thương cho bộ phận này.
9. Hỗ trợ giảm cân
Bột sắn dây giúp tăng cảm giác no lâu sau bữa ăn, do các vi khuẩn trong ruột tiêu hoá kháng tinh bột sẽ tiết ra các axit béo chuỗi ngắn. Điều này sẽ kích hoạt giải phóng các hormore giảm đói, hạn chế lượng đồ ăn mà bạn nạp vào mỗi ngày.
10. Cải thiện trao đổi chất cho cơ thể.
Công dụng này xuất phát từ việc bột sắn dây làm giảm tốc độ tiêu hoá thức ăn và tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin (loại hormore đồng hoá chính của cơ thể). Từ đó giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, ngăn ngừa những loại bệnh do rối loạn trao đổi chất như: béo phì, tiểu đường, tim mạch…
Sử dụng bột sắn dây đúng cách
- Uống nguội : pha bột sắn dây với nước sôi để nguội và đường, khuấy đều. Có thể thêm chanh, tắc,… để tăng vị giác và tác dụng giảm cân.
- Uống nóng: khuấy tan đều bột sắn dây với 1 ít nước nguội, sau đó cho thêm lượng nước sôi vừa đủ, khuấy đến khi bột sánh đều.
- Nấu thành bột: khuấy tan bột cùng nước lạnh (lượng bột nhiều và đặc hơn khi uống), bắc lên bếp nấu nhỏ lửa và khuấy liên tục đều tay cho đến khi bột trong và sánh lại.
- Ướp hoa bưởi với bột sắn dây là thói quen của không ít người vì nó mang lại hương vị thơm ngon hơn nhưng điều này không tốt bởi hoa bưởi sẽ làm giảm đáng kể dược tính của bột sắn dây.
- Với sắn dây tươi, khi chế biến cần tách bỏ lớp vỏ. Sắn dây tươi có thể đơn giản để luộc hoặc muốn thơm ngon hơn thì làm sắn hấp cốt dừa sẽ rất thơm ngậy.
- Bột sắn dây có tính hàn, giải nhiệt rất mạnh, do đó không uống quá 1 ly/ngày và chỉ nên cho thêm một chút đường.
- Với phụ nữ có thai, nếu cơ thể bị nóng thì đây là một thức uống giải nhiệt tốt. Nhưng nếu thai phụ cảm thấy mệt mỏi, bị động thai thì tuyệt đối không nên uống vì tính lạnh của sắn dây càng khiến bà bầu thêm mệt, tăng co bóp dạ con.
- Mặt khác, nếu thường xuyên uống bột sắn dây cho quá nhiều đường sẽ chính lượng đường đó sẽ khiến bột sắn dây phản tác dụng, gây nhiệt miệng, nguy cơ béo phì, tiểu đường.
Theo vinmec.com
Xem thêm