Việc quan trọng với bát hương vào cuối năm, chuyên gia chỉ ra “ngày đẹp nhất” để thực hiện

18/01/2024 | 396

Dịp cuối năm dọn dẹp mọi người thường dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa và có một việc quan trọng nhất định nên làm đó là rút tỉa bát hương và lau dọn bàn thờ của gia đình.

1. Ý nghĩa của việc dọn bát hương cuối năm

Người Việt luôn đề cao và chú trọng đến việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã khuất. Đây là truyền thống, nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời và ăn sâu tiềm thức của đời sau. 

Bát hương trên bàn thờ là vật phẩm không thể thiếu trong việc thờ cúng. Đây không chỉ là nơi thần linh, tổ tiên giáng ngự mà còn mang ý nghĩa dẫn truyền thành ý, tâm nguyện của con cháu đến ông bà gia tiên quá cố. 

Ngày thường, trong quá trình bao sái bàn thờ, chúng ta có thể lau bụi bát hương bất cứ khi nào hoặc vào những ngày đặc biệt như giỗ chạp sẽ bao sái trước một ngày. Tuy nhiên, vào những ngày cuối năm, các gia đình thường dọn bát hương và tỉa chân nhang một cách chu toàn.

Nếu để bát hương bụi bặm và tàn nhang vương vãi, tầng tầng lớp lớp sẽ nhìn thiếu đi sự trang nghiêm, thanh tịnh. Đồng thời, chứng tỏ gia chủ không tín tâm, chăm chút hương khói tổ tiên. Do đó, chúng ta cần bao sái bàn thờ, bát hương và rút tỉa chân nhang để biểu hiện cho sự thành tâm, thành kính của con cháu đối với thần linh, ông bà tổ tiên. 

2. Rút tỉa chân hương là gì và nên tỉa vào ngày nào?

Một số người cho rằng bát hương trên ban thờ có đầy chân hương, thậm chí càng dày thì càng nhiều tài lộc. Từ quan niệm đó, nhiều gia đình không có thói quen rút tỉa chân hương.

Ông Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học Công nghệ và tin học ứng dụng UIA) cho biết quan niệm trên chỉ là suy đoán, không hề có căn cứ.

The ông Khanh, rút tỉa chân hương là một trong những việc quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rối, bàn thờ nhiều bụi, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng.

Nhiều gia đình Việt thường tỉa chân hương, dọn dẹp ban thờ (còn gọi là bao sái) phong quang, sạch sẽ để đón chào năm mới. Theo chuyên gia văn hóa truyền thống dân tộc Việt các hoạt động dọn dẹp nên được diễn ra tốt nhất vào ngày 23 tháng Chạp, sau khi tiễn ông Công ông Táo về Trời. Trong trường hợp quá bận rộn công việc, gia chủ có thể sắp xếp làm nghi thức này trước ngày 29/12 âm. 

Các gia đình cần lưu ý thời gian tốt nhất để bao sái bát hương là từ 6h00 đến trước 12h00 trưa hoặc 13h00 đến trước 18h00. Gia chủ cần tránh dọn bát hương giữa trưa hoặc sau 18h00 tối. Mặt khác, theo phong tục của người Việt thường kiêng dọn dẹp nhà cửa, bao sái bát hương vào đầu năm mới bởi việc này sẽ làm hao tài vận. Do đó, gia chủ dù vướng bận công việc đến đâu, cungx cần bao sái bát hương vào thời điểm cuối năm cũ, trước đêm giao thừa. 

3. Các bước thực hiện rút tỉa chân hương và bao sái bàn thờ

Dưới đây là quy trình rút tỉa chân hương và dọn dẹp bàn thờ cuối năm được mô tả đầy đủ các bước:

Bước 1: Chuẩn bị vật phẩm cúng và dụng cụ lau chùi

- Bạn cần dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, mở các cửa sổ, cửa chính trong phòng thờ nhằm đón ánh nắng, khí trời vào nhà.

- Chuẩn bị một đĩa cúng hoa quả theo lòng thành của mỗi gia đình.

- Rượu gừng hoặc nước sạch thơm pha tinh dầu trầm hương hoặc các loại tinh dầu thơm tự nhiên để lau bàn thờ.

- Một lưu ý đặc biệt là nếu nhà có ban thờ Phật thì bàn thờ Phật cần được bao sái trước tiên và không được dùng rượu để bao sái. Thay vào đó, bạn cần dùng hỗn hợp nước ấm sạch và cánh hoa hồng vàng (không hoá chất) hoặc nước trầm hương để ngâm khăn lau là tốt nhất.

- Khăn lau sạch, riêng biệt chỉ dùng để lau bàn thờ, nhằm đảm bảo sự sạch sẽ và trang nghiêm. Ngâm khăn trắng vào hỗn hợp gừng và rượu hoặc nước thơm ít nhất 30 phút trước khi lau dọn bát hương.

Bước 2: Nghi lễ trước khi dọn dẹp

- Gia chủ đặt hoa quả cúng lên bàn thờ.

- Thắp một nén hương và thành tâm khấn xin phép. Chờ tàn hương rồi mới lau chùi.

Việc quan trọng với bát hương vào cuối năm, chuyên gia chỉ ra “ngày đẹp nhất” để thực hiện- Ảnh 1.

Bước 3: Tiến hành tỉa chân hương và lau chùi

- Rửa sạch sẽ tay bằng hỗn hợp rượu và gừng

- Để tránh xê dịch, một tay bạn giữ chặt bát hương, tay còn lại lấy khăn khô lau bụi trên miệng và xung quanh bát hương.

- Tiếp tục dùng hai tay rút từng chân nhang ra khỏi bát hương. Gia chủ nên giữ lại 7, 1, 27, 37 chân nhang nếu trạch chủ chính là nam nhân và giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang nếu trạch chủ chính là nữ nhân. Ngoài ra, nếu đó là bát hương thần linh, bạn nên để lại 5 chân hương còn các bát hương khác thì để lại 3 chân hương. 

- Sau đó, dùng khăn sạch khô lau lại tàn từ chân hương rơi xuống. Tiếp tục dùng khăn ngâm trong hỗn hợp rượu gừng được chuẩn bị trước đó, lau lại bát hương một lần nữa. 

- Sau khi dọn bát hương xong, gia chủ cần bao sái toàn bộ bàn thờ và tiến hành trang trí bàn thờ ngày Tết để “tống cựu nghinh tân”. 

4. Những lưu ý khi rút tỉa chân hương và bao sái bàn thờ

- Bất cứ ai trong gia đình cũng có thể dọn bát hương, tuy nhiên, đàn ông nên đứng ra thực hiện việc này. Nếu gia đình neo người hoặc người nam giới không có sự nghiệp, vô thần thì phụ nữ có thể đứng ra thay thế. Tuy nhiên, nữ giới đang đến kỳ kinh thì tuyệt đối không được bao sái bát hương.

- Trước khi dọn bát hương cuối năm, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ, lựa chọn trang phục áo dài trang nghiêm. 

- Khi thực hiện tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp là nếu trong nhà có nhiều bàn thờ thì tất cả đều phải tỉa chân hương.

- Tuyệt đối không được làm đổ vỡ bát hương, nhất là đối với bát hương có chất liệu bằng gốm sứ.

- Về nguyên tắc chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn... trên ban thờ. Riêng bát hương, bài vị đã ổn định thì không nên xê dịch.

- Người thực hiện việc dọn dẹp ban thờ, tỉa chân hương phải là người thành tâm, cẩn thận, chu đáo.

- Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng.

- Chân hương đã tỉa đem hóa, thả tro vào sông suối, gốc cây... nơi không ô uế, hoặc nơi không bị người đi lại giẫm lên.

- Sau khi bao sái sạch sẽ xong xuôi thì thắp tuần hương mới kính.

Đã sắp sửa hết năm cũ và bước sang năm mới, bao sái bàn thờ, nhất là bao sái bát hương là việc quan trọng, không được phép làm qua loa. Dọn bát hương theo các bước trên không chỉ giúp vật phẩm gọn gàng, trang nghiêm mà còn mong muốn tổ tiên sẽ phù hộ độ trì mang đến may mắn, rước lộc đến gia đình trong năm mới. Hy vọng các thông tin trong bài viết đã đem lại hữu ích đến bạn đọc. 

*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Tổng hợp theo cafebiz.vn & vananloc.vn 

 


(*) Xem thêm

Bình luận