Vì sao lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng?

15/02/2022 | 349

Rằm tháng giêng hay tết nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên trong năm mới theo âm lịch của người Việt Nam.  Theo quan điểm xưa truyền lại rằng vào ngày rằm tháng giêng, Đức Phật sẽ giáng lâm phổ độ chúng sinh nên cầu an, cầu tài lộc, làm việc thiện sẽ được như ý...

Cũng theo phong tục người Việt thường chọn giờ cúng Rằm tháng Giêng vào buổi trưa, từ 10 giờ trở đi. Ngày nay, công việc bận rộn nên nhiều gia đình dời xuống cúng buổi tối. Và dù có cúng buổi nào, hay mâm cúng ra sao thì quan trọng nhất chỉ cần thành tâm thì mọi điều cầu nguyện sẽ được chứng giám.

Tại sao 'Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng'? » Báo Phụ Nữ Việt Nam

Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng tại gia chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

Đồng thời mọi người thường đi chùa để cúng dường, làm nhiều việc thiện, cầu bình an đến với mình và gia đạo...

Ngày rằm tháng Giêng rơi vào mùa xuân, theo quan niệm dân gian, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Bởi vậy, ngày này được người dân coi trọng, gửi gắm vào đó nhiều mong ước về một năm thuận hòa, sung túc.

"Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng" nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày này. Trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS Trần Ngọc Thêm viết không chỉ ngày đầu năm mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Theo quan niệm của người Việt, phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Thêm vào đó, tháng Giêng công việc ít (có quan niệm tháng Giêng là tháng ăn chơi) nên đây là tháng có nhiều Tết hơn hẳn các tháng khác (Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu).

Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng - Trung - Hạ nguyên (rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10) với ý nghĩa tương ứng Tết hướng thiên cầu phúc - địa quan xá tội - thủy quan giải ách. Đối với người Việt, lễ rằm tháng Giêng là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp những người đau yếu, gia đình có tang được ăn Tết bù.

Đặc sắc Lễ hội Xuống đồng ở Hà Nam (Quảng Yên) - Báo Quảng Ninh điện tử

Đặc sắc lễ hội xuống đồng (Quảng Yên - Hà Nam)

Theo nông lịch, Rằm tháng Giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị một mùa vụ mới. Với quan niệm “đầu xuôi, đuôi lọt”, trước khi bắt đầu vào vụ mới, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, vào rằm tháng Giêng, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức lễ hội linh đình, để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng, những người có công, cầu một năm mới bình an, may mắn. Bởi vậy, từ lâu nay, mọi người luôn quan niệm “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Cầu nguyện nên thành tâm, tĩnh lặng và có cảm xúc chứ không nên là lời nói ồn ào và sáo rỗng. Không nên chỉ ích kỷ cầu riêng cho bản thân hay gia đình mình mà nên mở rộng lòng từ đến muôn chúng sinh. Đặc biệt, cầu gì thì cầu, tất cả vẫn tuân theo luật nhân quả. Nếu không có những "hạt giống thiện lành đã gieo trồng và chăm bón" từ trước thì ước nguyện chắc sẽ không thành. Do đó, mỗi người cần biết sống lương thiện, vị tha, biết cho đi... cũng như gieo trồng những hạt giống tốt lành thì bạn mới cầu được ước thấy. 

Theo kienthuc.net.vn

 

 

(*) Xem thêm

Bình luận