Lịch sử hình thành và phát triển của tà Áo Dài Việt Nam

04/03/2022 | 1905

Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam ta. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn vinh được vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người phụ nữ Việt, đồng thời tạo nên ấn tượng đẹp trong lòng bạn bè khắp năm châu.

Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam, đồng thời là một danh tính chính trị và văn hoá kể từ lúc nó bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn.

Một số dạng Áo dài Việt Nam qua các thời kì

Áo giao lĩnh

Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm.

Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA ÁO DÀI VIỆT NAM - Hạ Long Bay View
Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lĩnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp.  
Áo giao lãnh được xem là nguyên gốc của áo dài Việt Nam xưa.

Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.

Áo dài tứ thân (thế kỉ 17)

Ý nghĩa áo tứ thân - Trang phục của phụ nữ Kinh Bắc xưa

Hình ảnh người mặc thực tế và mẫu áo dài tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lĩnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.

Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.

Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)

Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.

Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.

Áo Ngũ Thân | Xanh lá Cây

Hình ảnh minh hoạ từ vietphucbull.com

Áo tấc, hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng, là một trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ với cổ đứng cài cúc bên phải (của người mặc), tà áo chắp từ năm mảnh vải, tương tự áo ngũ thân tay chẽn nhưng tay dài và thụng. Đây là loại lễ phục trang trọng thời Nguyễn và sau này, tương tự như áo Vest ngày nay. Cái tên "áo tấc" xuất phát từ phần viền áo rộng đúng 1 tấc (4 cm).

Áo Tấc - Hồng Cam

Hình ảnh minh hoạ từ vietphucbull.com

Trước đây, áo tấc thường được mặc kết hợp cùng với mũ tú tài, hay là khăn đóng. Dựa theo hình dạng và cấu tạo của cổ áo, áo dài có thể coi là một dạng áo lập lãnh, tức áo cổ đứng. Trước khi xuất hiện áo dài, trang phục phổ biến của người Việt là dạng áo giao lãnh (tức áo cổ chéo) và áo viên lãnh (tức áo cổ tròn). Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.

Áo dài Lemur

Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đât, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.

Áo dài Việt Nam từng trải qua 3 cuộc "đại trùng tu": Phá kén liên tục mới  thấy xuân về

Áo dài Lemur.

Áo dài Lê Phổ

Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ.

Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.

lê phổ » Báo Phụ Nữ Việt Nam

Mẫu áo dài Lê Phổ cổ cao được xem là mẫu nguyên gốc của thiết kế áo dài Việt hiện nay.  

Sau bốn năm phổ biến, ‘áo dài le mur’ được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà.

Áo dài Raglan

Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.

Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông.  Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.

Ngắm áo dài cách tân qua các thời kỳ
  Áo dài Raglan với đặc điểm nổi bật ôm khít phần eo.

Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.

Cô gái mặc áo dài đẹp như Mai Phương Thúy khi diện bikini lại bốc lửa không  ngờ - VietNamNet
Áo dài truyền thống Việt được mặc nhiều vào dịp lễ, Tết.  

Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.

Tối nay chung kết “Gương mặt Nữ sinh Áo dài 2017” | Xã hội | PLO

Nhiều trường học cũng cho phép áo dài là đồng phục nữ sinh, làm tôn lên nét thanh lịch và duyên dáng của học sinh - sinh viên Việt Nam.

Bạn cũng có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo trong văn phòng, chốn chùa chiền linh thiêng hay thậm chí khi đi dạo phố bên ngoài. Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày.

Tà áo dài truyền thống vừa giản dị, vừa kiêu sa góp phần làm tôn vinh lên vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính của người phụ nữ Việt Nam. 

Với lịch sử phát triển qua thời gian dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.Dù là áo dài ở thời kỳ nào thì cấu tạo của một bộ áo dài đều gồm các phần: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo, quần.

Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác bất tận của nghệ thuật Việt Nam.

Mời các bạn xem thêm nhiều thông tin thú vị về Áo dài qua video sau:

Tuần lễ Áo Dài 

“Tuần lễ Áo dài” là một trong những hoạt động thường niên được Đoàn Chủ tịch TƯ Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động trên toàn quốc nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng về lịch sử, giá trị của Áo dài Việt Nam.

Quý cô Sài Gòn diện áo dài cổ điển dạo phố xuân - Ngôi sao

Quý cô Sài Gòn diện áo dài truyền thống dạo phố mùa Xuân.

Vào mỗi dịp tháng 3 hàng năm, “Tuần lễ Áo dài” đã được hội viên, phụ nữ cả nước hưởng ứng tích cực, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là cán bộ, hội viên, phụ nữ trong gìn giữ, phát huy sản phẩm văn hóa Việt Nam.

“Tuần lễ Áo dài” năm nay sẽ diễn ra từ ngày 1/3 đến 8/3/2022 và là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Theo dự kiến, Đại hội sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11/3/2022 tại Thủ đô Hà Nội.

Ấn tượng Áo dài trong lòng bạn bè quốc tế

Du khách nước ngoài yêu thích quốc phục của Việt Nam, một số cho rằng áo dài mang lại cảm giác quý phái, hoàng tộc.

Dajana Hoxhaj (24 tuổi), du khách đến từ Albania cho biết: Tôi rất thích áo dài, khi mặc lên ai cũng trông sang trọng như hoàng tộc. Trong hơn 2 năm sống và làm việc tại Việt Nam, số lần tôi mặc áo dài thậm chí còn nhiều hơn trang phục truyền thống của nước tôi. Cô yêu Tết, yêu cách các gia đình quây quần với nhau và cảm thấy mình như hòa chung vào với không khí ấm áp của ngày lễ đặc biệt này.

Dajana Hoxhaj (24 tuổi), du khách đến từ Albania, rất yêu Tết, yêu cách các gia đình quây quần với nhau và cảm thấy thích thú khi được hòa vào không khí ấm áp của ngày lễ này. Cô cho biết: "Tôi rất thích áo dài, đây là một trang phục đặc biệt nên khi mặc nhìn ai cũng sang trọng như hoàng tộc. Trong hơn 2 năm sống tại Việt Nam, số lần tôi mặc áo dài thậm chí còn nhiều hơn trang phục truyền thống của nước mình".

hh

Gianluca Ardiani (41 tuổi), du khách Italy chụp ảnh tại chùa Kim Liên, Hà Nội. Năm nay là lần đầu tiên anh mặc áo dài và cảm thấy mình như một hoàng tử đến từ quá khứ. "Tôi thấy hài hước khi mọi người trên đường nhìn chằm chằm vào tôi, một khách Tây mặc áo dài, có lẽ họ thấy lạ. Tết là một dịp đặc biệt, sau một thời gian sống ở Việt Nam, tôi đã hiểu tại sao mọi người thường nói câu 'Vui như Tết'", Ardiani cho hay.

Shayne Brownlie

Trong ảnh là Shayne Brownlie (32 tuổi) đến từ Nam Phi tại làng rau Trà Quế, Hội An. Shayne rất thích áo dài, cảm thấy tự hào khi mặc trang phục này, và xem đây là biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính. "Tết là thời gian yêu thích nhất của tôi trong năm. Thật tuyệt vời khi được nhìn ngắm các khu chợ nhộn nhịp, các cửa hàng ngập sắc đỏ, vàng và hai bên đường thì tràn ngập hoa", cô bày tỏ.

Anna Wilters

Du khách Đức, Anna Wilters (24 tuổi) khoe ảnh chụp áo dài tại vườn sen hồ Tây (Hà Nội). Cô cho rằng áo dài thú vị bởi thiết kế như một chiếc váy dài với quần bên dưới. "Với áo dài, bạn có thể thoải mái kết hợp nhiều kiểu áo và quần khác nhau. Tôi nghĩ đây là một trong những trang phục truyền thống độc đáo nhất thế giới mà người Việt Nam nên tự hào", Anna chia sẻ.

Đã sống tại TP.HCM 4 năm, việc chụp ảnh áo dài vào năm mới đã trở thành một truyền thống với Ronette Lasin (25 tuổi) đến từ Philippines.  2. I was invited to try doing an Ao Dai photoshoot for Tet Holiday by a photographer/friend in 2019, and Im really excited to do it as I want to experience wearing an Ao Dai and having my own Tet Album just like how the locals do nowadays. After that, it became a tradition and I do it every year. I bought another Ao Dai and had another photoshoot in 2020, and this 2021, I will have a new Tet album with a new, more traditional hand-painted Ao Dai... I can use my Ao Dais for special Tet celebrations/events in my job too. I enjoy wearing Ao Dai so much because this Vietnamese dress feels very feminine and elegant with its form, vibrant colors, and festive designs. I want to wear it and share to everyone I know from different parts of the world that this is how a traditional Vietnamese outfit looks like.

Chụp ảnh với áo dài vào năm mới đã trở thành một thói quen của Ronette Lasin (25 tuổi) đến từ Philippines, người sống tại TP HCM 4 năm qua. Mỗi dịp Tết đến, cô lại có một bộ áo dài mới. "Tôi có thể mặc áo dài vào dịp Tết hoặc những sự kiện đặc biệt. Áo dài mang khiến tôi cảm thấy mình trở nên nữ tính và thanh lịch. Với bộ ảnh của mình, tôi mong du khách trên thế giới có thể thấy áo dài truyền thống Việt Nam đẹp như thế nào", cô nói.

Harry Hodge (áo dài trắng, trái) là một du khách đến từ Canada, hiện đang sống tại TP.HCM. Lấy vợ người Việt và có 2 con, anh thường cùng gia đình chụp bộ ảnh áo dài vào dịp Tết. Anh thích đón năm mới ở TP.HCM vì đường phố và nhà cửa được trang trí rất đẹp.

Harry Hodge (áo dài trắng, trái) đến từ Canada, hiện đang sống tại TP HCM. Lấy vợ người Việt Nam, anh thường cùng cả gia đình chụp ảnh áo dài vào dịp Tết. Mỗi năm, vợ chồng anh lại thay áo dài mới cho cả gia đình. Anh thích đón năm mới ở TP HCM vì đường phố và nhà cửa được trang trí rực rỡ.

Chen Yu Tung

Chen Yu Tung (28 tuổi), du khách Đài Loan, chụp ảnh tại nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ). Lần đầu đến tiệm thuê áo dài, cô ngạc nhiên vì có rất nhiều kiểu dáng đa dạng dành cho giáo viên, học sinh, cô dâu... "Tôi thấy mặc áo dài lụa rất thoải mái, không hề nóng như tôi nghĩ. Nhiều bạn bè khen tôi mặc áo dài đẹp và nhìn giống giáo viên", cô nói.

Theo hoilhpn.org.vn

Áo dài: Văn hoá & tâm hồn Việt

Top 5 bài hát hay nhất về Áo dài


(*) Xem thêm

Bình luận