Quả táo cắn dở và những câu chuyện logo

06/12/2021 | 619

Logo là hình ảnh thương hiệu, logo cũng là hình ảnh đọng lại trong tâm trí khách hàng sâu đậm nhất và đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện có tính triết lý. Bạn có biết rằng ẩn sau logo trái táo khuyết đơn giản trên mỗi chiếc iPhone, iPad là những câu chuyện hết sức thú vị? 

Apple là một trong bốn “ông lớn” công nghệ trên thế giới (BIG4) và đứng thứ 2 thế giới về giá trị thương hiệu (khoảng 352,2 tỷ USD) vào năm 2020, chỉ xếp sau Amazon. Tuy đã quá quen thuộc với đại chúng nhưng liệu bạn đã biết tất cả mọi điều liên quan đến logo thương hiệu Apple?

Nhà thiết kế đồ họa Rob Janoff – người tạo ra biểu tượng logo Táo nổi tiếng đã hé lộ một vài điều thú vị liên quan đến trái táo cắn dở hiện hữu trên mỗi sản phẩm Apple, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Là một trong những thương hiệu thành công nhất thế giới hiện nay, Apple hiện đã quá nổi danh trong làng công nghệ toàn cầu. Cùng với đó, logo “trái táo cắn dở” của hãng đã trở thành một định vị thương hiệu quen thuộc toàn cầu bảo chứng cho sự cao cấp và chất lượng tuyệt hảo.

Logo Apple ẩn chứa nhiều thú vị hơn bạn tưởng

Quay trở về những thế kỷ trước, khi nhắc đến Apple, thứ duy nhất người ta nghĩ đến đơn giãn chỉ là một quả táo. Nhưng trong thời đại này, khi nghe đến Apple, chúng ta mặc nhiên nghĩ tới những chiếc laptop, smartphone,… vô cùng hiện đại và đắt đỏ.

Chỉ trong vòng 50 năm, Apple đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành công nghệ, trở thành “quả táo” được săn lùng nhất. Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, ẩn sau chiếc logo thương hiệu quả táo cắn dở huyền thoại ấy là một thông điệp vô cùng ý nghĩa.

Apple
Ảnh: Business Insider

Tại sao lại lấy tên Apple – 3 quả táo làm thay đổi thế giới

Ở phương Tây, quả táo từ xưa đến nay thường là loại trái xuất hiện trong nhiều giai thoại. Từ câu chuyện của Adam Eva, cho đến nàng Bạch tuyết hay kể cả câu chuyện của Newton, cũng đều luôn có dáng dấp của một quả táo.

Quả táo trong văn hoá phương Tây có nhiều ý nghĩa tượng trưng, đôi lúc nó là biểu tượng của tri thức, của sự sáng tạo, sự khởi đầu, nhưng ở một phương diện khác, nó là thứ trái của ham muốn và tội lỗi. Trong lịch sử, đã có 3 trái táo thay đổi cả thế giới.

– Quả táo đầu tiên của Adam và Eva

Quả táo thứ 2 làm thay đổi thế giới

Quả táo đầu tiên của Adam và Eva. Ảnh: Internet

Bắt đầu từ câu chuyện của Adam và Eve, dù Kinh thánh chỉ miêu tả khi ở vườn địa đàng, Adam và Eve đã ăn trái của cây Đúng Sai và mạo phạm đến Chúa, nhưng giới học giả phương Tây vẫn kiên quyết đó là một trái táo, để rồi từ đó, trái táo trở nên huyền nhiệm hơn bao giờ hết.

Nó được xem là thứ trái của thần thánh, và cũng là thứ trái của sự tội lỗi, dục vọng, thứ trái đã đẩy con người rời xa vườn địa đàng và vòng tay của Thiên Chúa. Quả táo đầu tiên này mang hình tượng đã gắn liền với câu chuyện Nguồn gốc của sự sống.

– Quả táo thứ hai của Newton

Quả táo thứ 2 làm thay đổi thế giới

Quả táo thứ hai của Newton. Ảnh: Internet

Trái táo thứ hai đã thay đổi thế giới chính là trái táo của Newton. Chính trái táo vô tình rụng vào đầu nhà bác học Isaac Newton đã mang lại cho cả thế giới định luật vạn vật hấp dẫn – một định luật thay đổi toàn bộ giới khoa học, là nền tảng cho nhiều ứng dụng vật lý, và đặc biệt là nền tảng để con người khám phá vũ trụ rộng lớn.

– Quả táo thứ ba thay đổi thế giới

Quả táo thứ 3 làm thay đổi thế giới

Quả táo thứ ba thay đổi thế giới. Ảnh: Apple

Đến đây, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra trái táo thứ ba đã thay đổi toàn bộ thế giới, đó chính là Apple. Với sự tự tin vào sản phẩm của mình, Steve Jobs và những nhà cộng sự đã có một niềm tin mãnh liệt rằng những chiếc máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc của họ sẽ tạo nên một kỷ nguyên công nghệ mới, kỷ nguyên chúng ta không cần đến những chiếc máy tính cồng kềnh, không cần đến những bản phím điện thoại, tất cả những tri thức và sự tiến bộ của nhân loại đã được tích hợp gọn nhẹ trong 1 sản phẩm – Apple.

Nguồn gốc logo Apple

Quả táo hoà hợp của sự sáng tạo, tri thức và những ham muốn của con người. Ảnh: Internet

Hình ảnh quả táo không những gắn liền với sự sáng tạo, tri thức và hiểu biết của nhân loại, mà còn biểu tượng cho những đam mê, ham muốn của con người. Những nhà sáng tạo của Apple có lẽ đã dự đoán được trước viễn cảnh sản phẩm của mình sẽ trở thành những “quả táo” được ham muốn và săn lùng nhất, được xếp hàng chờ mua trên toàn thế giới.

Trong một chia sẻ của Steve Jobs, ý tưởng về Apple đến với ông sau khi trở về từ chuyến thăm nông trại của người thân. Đối với Jobs, cái tên Apple mang lại niềm hân hoan, năng lượng và không làm người khác sợ hãi như những cái tên của các thương hiệu công nghệ khác.

Lịch sử thay đổi logo Apple

– Logo đầu tiên khác xa bây giờ

Trong những ngày đầu tiên hoạt động, Steve Jobs sử dụng một logo được thiết kế bởi Ronald Wayne – người đồng sáng lập ban đầu của Apple. Hiện diện trong biểu tượng này là bức tranh Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây – nơi ông đã khám phá ra khái niệm về trọng lực, phía dưới là dòng chữ Apple Computer Co. Định nghĩa của Newton về trọng lực đem tới ảnh hưởng sâu sắc đến giới khoa học, tương tự như những điều Apple làm được với giới công nghệ hiện nay.

Biểu tượng đầu tiên của Apple là bức tranh Newton ngồi dưới gốc cây táo

Dù chọn để sử dụng trong những ngày đầu nhưng Steve Jobs biết rằng logo này quá phức tạp để xuất hiện trên những thiết bị điện tử cỡ nhỏ và không diễn tả được rõ ràng triết lý của Apple. Do đó, ông bắt tay với nhà thiết kế đồ họa Rob Janoff để thiết kế một logo khác.

– Logo cầu vồng (1976 – 1995)

Năm 1976, nhà thiết kế Rob Janoff đề xuất với Steve Jobs về một logo trái táo cắn dở nhiều màu sắc. Biểu tượng này đã gắn liền với Apple trong gần 20 năm. 

Logo cầu vòng

Logo cầu vồng của apple với 6 màu tượng trưng cho những tính năng quen thuộc. Ảnh: Internet

Ban đầu, logo Táo cắn dở của Apple có màu sắc như màu của cầu vồng. Điều này thể hiện quyết tâm của hãng trong việc thay đổi cuộc chơi trong thế giới vi tính khi màu sắc là yếu tố quyết định bởi lúc đó, hầu hết máy tính đều hiển thị hình ảnh đen trắng. Sau này, Steve Jobs quyết định thay đổi biểu tượng của hãng sang dạng đơn sắc vào năm 1998 vì màn hình màu không còn là vũ khí cạnh tranh sống còn, logo Apple dần chuyển sang sử dụng một tone màu với ngôn ngữ thiết kế đổ bóng góc cạnh đẹp mắt.

Rob Janoff đã tạo ra hình dáng nguyên bản của logo Apple bây giờ: một trái táo cắn dở một bên. Tuy nhiên, khác với các thương hiệu nổi tiếng khác có một quy trình thiết kế mở rộng và thay thế logo thương hiệu, Apple trung thành với logo trái táo cho tới tận bây giờ, sự thay đổi qua các thời kì chỉ nằm ở màu sắc logo.

Quá trình “tiến hoá” của logo Apple. Ảnh: Internet

– Những logo ngày nay (1995 tới nay)

Năm 1995, Steve Jobs trở về Apple sau 12 năm, việc đầu tiêng Jobs đề xuất là thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Apple. Phiên bản logo nhiều màu sắc không còn phù hợp với những thiết kế MacbookiPhone mới. Và thế là những quả táo với tông màu trầm hơn, đơn sắc hơn ra đời. Cho đến ngày nay, quả táo trên logo Apple vẫn trung thành với 2 màu bạc, đen và đã dần trở thành bộ nhận diện thương hiệu nổi tiếng nhất của Apple.

Vết cắn trên biểu tượng trái Táo và ý nghĩa logo

Miếng cắn dở trên quả táo

Lý do thiết kế quả táo cắn dở
Ảnh: Internet

Vết cắn trên logo thương hiệu cũng là một điểm nhấn nổi bật kích thích trí tò mò của nhiều fan Apple. Nhưng trái ngược với cái tên nhiều ý nghĩa, người vẽ ra logo quả táo cắn dở, Rob Janoff cho biết vết cắn ấy chỉ nhằm mục đích để người nhìn không nhầm lẫn trái táo với những lại trái tròn khác như cherry chẳng hạn, chứ không có ý nghĩa sâu xa nào hơn.

Như chúng ta đều biết, biểu tượng của Apple là “trái táo cắn dở” dịch sang tiếng anh là “an Apple with a bite”, trong đó, từ “bite” khi phát âm sẽ khá giống với byte (một thuật ngữ công nghệ). Điều này tạo nên sự ví von ẩn dụ hoàn hảo, gắn kết ý nghĩa biểu tượng với lĩnh vực công nghệ của Apple.

Về ý nghĩa chung của logo, giám đốc điều hành Apple trong giai đoạn 1981 tới 1990 cho biết biểu tượng quả táo mất góc tượng trưng cho lòng ham muốn hiểu biết không ngừng nghỉ và tham vọng đổi mới liên tục để chạm tới sự hoàn hảo trong các sản phẩm từ Apple.

Vết cắn trên trái táo thể hiện lòng ham học hỏi và tham vọng đổi mới liên tục của Apple

Biểu tượng Apple được thiết kế như thế nào?

Nếu bạn cho rằng logo Táo khuyết quá đơn giản và chỉ là một sản phẩm đồ họa được tạo ra một cách dễ dàng trên máy tính thì bạn đã nhầm. Để sáng tạo ra hình dáng Táo khuyết sau cùng, nguyên lý tỷ lệ vàng với hình chữ nhật và dãy số nguyên Fibonacci đã được áp dụng.

Trong đó, hình chữ nhật vàng được áp dụng nhằm phân chia kích cỡ tổng thể của trái táo khuyết, các hình vuông nhỏ bên trong được cắt đặt theo dãy số Fibonacci, từng chi tiết như những đường cong hai đầu trái táo và phần khuyết bên phải đều tuân thủ nghiêm ngặt dãy số Fibonacci.

Nhìn vào hình ảnh này, bạn sẽ không còn thấy logo Apple đơn giản nữa

Giá thiết kế ra logo Apple là bao nhiêu?

Để thiết kế ra một logo đơn giản, đẹp mắt, ẩn chứa đậm dấu ấn của công ty và sử dụng được trên các dòng sản phẩm như iPhone, iPad hơn 40 năm, Apple đã bỏ ra khoản chi phí là 50.000 USD. Đây là một số tiền lớn trong giai đoạn khởi nghiệp của nhà Táo bởi cách đây 40 năm thì 50.000 USD có giá trị lớn hơn nhiều so với bây giờ. Tuy nhiên, nhìn vào cách thiết kế tỉ mỉ dựa trên thuật toán Fibonacci và giá trị của logo Táo khuyết bây giờ, ta có thể thấy khoản đầu tư của Steve Jobs hiệu quả đến thế nào.

A Summary Of Apple's September Event, Including IPad Mini | Top Business  Tech

Chúng ta cùng xem thêm một số logo khác:

FedEx và Amazon là 2 hình ảnh logo khá phổ biến và thường được đưa vào sách minh họa cho việc sáng tạo khi thiết kế logo. Hình ảnh mũi tên của FedEx hay từ A->Z của Amazon bao hàm ý tưởng dịch vụ của họ.

 

Có nhiều cách để đưa tên thương hiệu lồng vào logo, với nhiều kiểu cách điệu sáng tạo. Hãy xem cách mà Sun microsystems, LG, Northwest Airlines đã thực hiện.

Logo cũng có thể mô tả được sản phẩm – dịch vụ của thương hiệu cung cấp. Bạn có thấy những con thú trong vườn thú Cologne?

Vận động viên đang đạp xe Tour de France?

Hay hình ảnh tai nghe Beat?

Một cách đơn giản hơn là dẫn giải tên thương hiệu trên logo. Google sử dụng 4 màu cơ bản, nhưng không theo trật tự. Đó là cách mà họ thể hiện rằng không có luật nào ràng buộc mình.

 

Một cách tương tự, Freedom lại mang đến một hình ảnh tự do.

 

Logo của Vaio lại là hình tượng của kỷ nguyên analog kết hợp với kỷ nguyên digital.

Sức sáng tạo tuyệt vời của các nhà thiết kế còn thể hiện ở sự lồng ghép những hình ảnh hết sức tinh tế, mà dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

 

 

Trở lại Việt Nam, Quán cà phê BirdLove đã có sự cách điệu khéo léo trong thiết kế logo của mình.

Tôi luôn ấn tượng với logo của Apple nhất còn bạn thì sao?

Theo 60scongnghe.com, fptshop.com.vn, cabiz.vn 


(*) Xem thêm

Bình luận