Người phụ nữ đưa rau củ đà lạt ra thế giới
Trâm Nguyễn, cô gái đã xuất khẩu được bột rau củ sang Mỹ và các nước trên nền tảng thương mại Amazon. Ba năm trước, khởi nghiệp với nợ 50 triệu, nay bạn đã có 1 nhà máy nho nhỏ ngay quê nhà, đèn sáng suốt ngày suốt đêm. Và rảnh rỗi, bạn lại đi du lịch hoặc đi làm công tác thiện nguyện.
Bí quyết khởi nghiệp của bạn là bắt tay vào làm, search mua máy móc, rồi về nhà ở quê hương, sản xuất trước ở 1 góc nhà, tiếp thị bán, bán tốt thì mở rộng dần ra, tốt quá tốt thì lập xưởng lớn luôn, rồi vài ba năm nữa thì bạn cổ phần để huy động vốn, xây thành nhà máy to trong khu công nghiệp.
Bạn Trâm Nguyễn, các bạn có thể follow FB để bạn ấy chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên Amazon nhé. Thời đại internet, bán hàng online sang tận Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Âu…. Cứ người nước ngoài click vô hàng của mình là đô la chảy về tài khoản của mình ở Việt Nam. Dễ không dễ, nhưng khó không khó. Chủ yếu là biết cách. Mà cách nào thì phải hỏi người đã làm thành công, ví dụ bạn Trâm Nguyễn này. Bạn cũng mới thành công cách đây chỉ 1 năm thôi, và đã bán khí thế…
CEO đưa rau củ Đà Lạt lên Amazon:
Làm nông nghiệp sạch phải có đủ đam mê, càng làm càng thấy có nhiều thứ cần học
Giờ đây, những sản phẩm của Dalahouse đã hiện diện trên Amazone và những thị trường khó tính như Hàn Quốc, Úc, Mỹ. Nhân ngày 20/10, CEO Nguyễn Thị Huyền Trâm, cô gái đầy cá tính và giàu nghị lực vùng Lạc Lâm đã dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện thú vị về khởi nghiệp và nông sản sạch.
Huyền Trâm: Trâm thành lập công ty đầu tiên từ năm 2014, khi mới 25 tuổi. Lúc đó chưa có xu hướng về quê làm nông nghiệp hay mở nhà máy như bây giờ.
Giai đoạn năm 2014 – 2015, vùng Lạc Lâm huyện Đơn Dương – Lâm Đồng – nơi Trâm sinh ra và lớn lên bão lũ triền miên, các đập xã lũ nên rau củ hư nhiều và buôn bán cũng khó khăn.
Mỗi lần Tết về chỉ nghe mẹ nói năm nay mọi người chắc không có tiền ăn Tết vì rau củ rẻ quá.
Nhìn cảnh nhà mình và hàng xóm, Trâm nghĩ, tại sao một vùng rau lớn nhất, nhì cả nước, được ưu đãi về khí hậu, đất đai, rau củ xanh tốt quanh năm nhưng người nông dân vẫn lam lũ, sản phẩm luôn gặp khó trong khâu tiêu thụ.
Vậy là Trâm với bạn rủ nhau mở công ty chỉ với một ý định là thu mua và bao tiêu nông sản sạch tại quê để bán lại vào các công ty sản xuất mì tôm, tương cà… ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc.
Công việc này khá phù hợp với những gì Trâm được đào tạo ở giảng đường.
Ban đầu, vốn chỉ đủ duy trì công ty trong khoảng 1-2 tháng nên cả nhóm làm việc với một quyết tâm cao độ và nhiệt huyết tuổi trẻ nên tìm được rất nhiều các đơn hàng từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
Họ thu mua ớt, hành tây.. nhưng họ chỉ những loại lớn theo tiêu chuẩn của họ. Những trái nhỏ, hình dáng không bắt mắt đối tác không thu mua còn Trâm và công ty không biết xử lí như nào.
Nhiều lần suy nghĩ và tìm tòi, Trâm nhận thấy là chỉ có chế biến thì mới giải quyết được bàn toán này.
Giai đoạn đó, thu nhập tốt, công việc cũng không quá vất vả nên có lúc làm Trâm quên đi định hướng ban đầu của mình. Nhưng rồi, khi đọc được quyển sách của Dượng Tony buổi sáng đã giúp Trâm tìm lại mục tiêu ban đầu và chủ động tìm đến kết nối các anh chị trong nhóm con Dượng Tony, đều là những người trẻ từ thành phố quay về quê hương, thương mại hóa các sản phẩm bản địa và mang nó ra thế giới.
Mọi người hỗ trợ nhau, động viên nhau lúc khó khăn, có khách thì rủ nhau cùng đi gặp, có hội chợ thì share nhau gian hàng, … nhờ có cộng đồng hào sảng như vậy mà Trâm đi tới được ngày hôm nay.
Huyền Trâm: Thú thật, bắt đầu khởi nghiệp, cả nhà Trâm cũng không biết nó là gì vì Trâm cũng không chia sẻ nhiều. Tiền Trâm làm thương mại được bao nhiêu thì Trâm đầu tư vào sản xuất nên cũng không cần sự hỗ trợ của gia đình.
Chỉ đến cuối năm 2017, khi Trâm hợp tác thất bại. Đúng nghĩa là tay trắng, công ty phải nhượng lại cho đối tác, vốn trở về 0.
Đến khi Trâm quyết định mở lại công ty và xưởng sản xuất bột rau củ thì cả nhà đều phản đối. Mẹ thì nói con gái kiếm việc nào nhẹ nhàng làm rồi lấy chồng, đừng bon chen vất vả nữa không có tương lai.
Nhưng lúc đó, trong đầu Trâm chỉ có một suy nghĩ và mong muốn duy nhất là sản xuất bột rau củ, vậy là bắt tay làm thôi.
Huyền Trâm: Trâm học kinh tế, lúc nhỏ được gia đình cho tập trung học nên cũng không phải ra đồng làm nên kinh nghiệm không nhiều, vốn cũng không còn.
Nhưng khi làm lại và xác định sản xuất bột rau củ, Trâm dựa vào mối quan hệ trong nhà, nhờ cô chú trong xã trồng rau theo tiêu chuẩn mình đưa ra rồi đi gia công về đóng gói bao bì, mang đi hội chợ và khi thấy sản phẩm được chấp nhận thì Trâm bắt đầu tìm hiểu về công nghệ chế biến.
Thời điểm đó, công nghệ sấy lạnh chưa phổ biến, chưa kiếm được đơn vị tư nhân nào làm máy này. Vậy là Trâm gọi đến khoa cơ khí của tất cả các trường đại học như ĐH Công nghiệp, Nông lâm, Bách khoa TP HCM và cả Bách khoa Hà Nội để hỏi các thầy.
Thấy ai có sấy lạnh làm Trâm đến tận nơi dù lên tận Thái Nguyên… để học hỏi. Rồi khi không kiếm được đơn vị gia công, Trâm cùng chị bạn tự lên youtube tìm hiểu qui trình, cách vận hành, rồi tự ngồi vẽ bản vẽ, chạy đến các xưởng cơ khí nhờ tư vấn… đến cuối cũng ra được cái máy đầu tiên chạy ổn.
Sau 4 năm vận hành đến nay Trâm cũng có khá nhiều kinh nghiệm về máy móc, qui trình sản xuất, còn marketing và bán hàng thì do được học nên có nền tảng cũng đỡ vất vả.
Huyền Trâm: Rất khó luôn! Hiện tại, ngoài farm của mình, Dalahouse cũng đang hợp tác với các cô chú nông dân có sẵn nhà kính để giúp vùng rau được cách li hoàn toàn với các vùng rau trồng bình thường ở xung quanh. Mà trồng trong nhà kính họ thường trồng nông sản cao cấp nên thu nhập cũng cao.
Ngoài bài toán kinh tế, là mình thu mua cao hơn, mình phải nói về sức khỏe của họ. Bởi nhà kính rất kín, nếu trồng có phân thuốc thì ảnh hướng đến sức khỏe rất nhiều vì môi trường kín.
Để thuyết phục một nông dân có khi mất cả năm trời, họ nhìn mình làm được thì mới làm theo. Nên mình vừa phải tự mở rộng vùng trồng để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, vừa thuyết phục từ từ.
Huyền Trâm: Khi mới bắt đầu Trâm tìm hiểu nhiều sản phẩm, nhưng cuối cùng mình chọn sấy lạnh và nghiền thành bột rau củ. Lúc đó trên thị trường hầu như chưa có doanh nghiệp lớn nào làm nhưng cũng bị khó khăn trong giai đoạn đầu lúc giáo dục thị trường.
Vài năm gần đây thì xu hướng này phát triển nên sản phẩm được nhiều người biết tới hơn, nhất là bột cần tây đang được rất nhiều khách hàng yêu thích do công dụng giảm cân, trị mụn, detox và hỗ trợ bệnh huyết áp, mỡ trong máu.
Huyền Trâm: Dalahouse đang có khoảng 10 dòng bột chính. Trong đó có 5 sản phẩm chủ lực mà Dalahouse đang xin chứng nhận hữu cơ USDA là bột rau má, diếp cá, cần tây, cải xoăn, cỏ lúa mì. Và một dòng bột rau củ nguyên chất dành cho các bé ăn dặm từ 6 tháng trở lên.
Thị trường chính vẫn là Việt Nam vì sản lượng hiện tại Dalahoue vẫn chưa đủ để cung cấp cho nhu cầu thị trường.
Sang năm khi đã mở rộng thêm được vùng nguyên vật liệu Dalahouse sẽ phát triển thêm tại Úc, Mỹ, Campuchia, Hàn vì đã có những đối tác bên đó đang làm việc. Khi đủ sản lượng Dalahouse sẽ bắt đầu triển khai.
Huyền Trâm: Dalahouse bắt đầu đưa sản phẩm lên Amazon từ tháng 1/2020. Và tín hiệu thị trường rất tốt, nhưng đợt này do nhu cầu trong nước tăng nên nguồn hàng đi Amazon đang bị hụt.
Để đưa sản phẩm thực phẩm lên Amazon thì bước đầu tiên doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận FDA (do Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp). Sau đó là đăng kí tài khoản trên trang website của Amazon và ship hàng đến kho Amazon tại Mỹ. Họ sẽ tự ship hàng đến tận tay khách hàng cho mình.
Ngoài Mỹ thì Amazon đã có tại Canada, Châu Âu, Nhật… mỗi nơi sẽ có một số yêu cầu nhất định. Còn cách vận hành thì tương tự các trang thương mại điện tử ở Việt Nam như Tiki.
Huyền Trâm: Kinh nghiệm của mình chỉ có một chữ “học”. Nhiều bạn nghĩ khởi nghiệp là vất vả 1 vài năm, khi công ty ổn định thì sẽ được nghỉ ngơi. Nhưng với kinh nghiệm của mình thì đã xác định khởi nghiệp thì luôn phải trong tâm thế học và tiếp thu cái mới liên tục.
Càng làm càng thấy có nhiều thứ cần học, khi công ty nhỏ bạn học cách tạo ra sản phẩm, sản xuất sản phẩm, bán hàng. Khi công ty lớn hơn một chút thì học cách quản lí con người, tài chính, vận hành doanh nghiệp…
Năm nay là 1 năm khó khăn và cũng có nhiều cơ hội mở ra, thị trường và hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi như thị trường TMĐT phát triển rất nhanh, sắp tới là Vinshop ra đời. Sẽ có nhiều cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vào thị trường với chi phí thấp hơn so với trước kia.
Huyền Trâm: Doanh thu và lợi nhuận hiện tại của Dalahouse cũng ổn nên Dalahouse chưa huy động vốn bên ngoài. Bởi trước đây Trâm cũng thử kêu gọi nhưng không thành công do chưa có chung định hướng phát triển.
Dalahouse đang hướng đến sản phẩm hữu cơ. Hữu cơ thì cần bỏ rất nhiều chi phí và thời gian thu hồi vốn hơi lâu, trong khi các nhà đầu tư thường muốn các khoản đầu tư phải sinh lời nhanh.
Để kiếm được người hiểu và chịu kiên trì đi đường dài rất khó nên Dalahouse chọn đi từng bước thật chắc để đến với thị trường và chờ đợi những cơ hội với những đối tác thật sự hiểu và sẵn sàng đồng hành cùng Dalahouse trên con đường chế biến nông sản hữu cơ.
Về marketing thì hiện tại Dalahouse sử dụng kênh facebook để truyền thông và giao tiếp với đại lí, khách hàng qua kênh này. Lợi nhuận thu được Dalahouse dùng để tái đầu tư vào nhà máy và farm, đồng thời nguồn cung chưa đủ nên Dalahouse cũng ít truyền thông.
Huyền Trâm: Dalahouse: Dala là viết tắt của Dalat quê hương Trâm và House là ngôi nhà. Mọi người thường mong ước sẽ có một ngôi nhà với khu vườn nhỏ tại Dalat để có thể thỏa thích ăn rau củ quả tươi ngon hàng ngày.
Và Trâm muốn biến mong ước đó thành hiện thực bằng cách đưa các sản phẩm rau củ quả tươi ngon mang đi sấy lạnh để đảm bảo chất lượng được giữ tốt nhất và đem đến tận tay người tiêu dùng. Dalahouse muốn đem tất cả các đặc sản của Dalat vào từng ngôi nhà trên khắp thế giới.
Hiện tại thực sự Dalahouse cũng chưa tạo nên sự khác biệt rõ rệt. Để định vị thương hiệu cần một thời gian dài và Dalahouse đang mang trong mình một câu chuyện về một sản phẩm bột rau củ sấy lạnh được trồng tại Dalat với phương pháp hữu cơ.
Mà hữu cơ là một câu chuyện dài mà cần phải có thời gian và nguồn lực.
Dalahouse vẫn đang trên hành trình chứng minh câu chuyện của mình đến người tiêu dùng. Khi chứng minh được bằng chất lượng sản phẩm, Trâm tin rằng Dalahouse sẽ tạo nên sự khác biệt.
Huyền Trâm: Cuối 2017, khi thất bại trong lần hợp tác, không còn công ty, không còn tiền, mất phương hướng Trâm đã khóc suốt một tháng (cười). Ai hỏi gì cũng không nói, chị Trâm còn sợ Trâm trầm cảm với nghĩ tiêu cực.
Khi không còn nước mắt để khóc thì Trâm đứng dậy làm lại từ đầu. Do có kinh nghiệm 2 năm trải qua với quyết tâm tăng 1.000 lần nên Trâm làm lại rất nhanh.
Trâm tự làm làm giấy tờ mở công ty, tự thiết kế logo, bao bì sản phẩm, làm lại website trong vòng 2 tháng là xong. Tự mình làm 100% vì không có tiền thuê ngoài.
Vậy là chỉ 4 tháng sau thất bại thì Trâm đã quay lại thị trường với thương hiệu bột rau củ Dalahouse. Như Trâm đã chia sẻ, phải học để làm việc và khởi nghiệp. Thành quả lớn nhất của Trâm lúc này là Dalahouse đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng và hiện diện tại một số quốc gia khó tính. Đặc biệt, Dalahouse đã xây dựng được chuỗi sản xuất khép kín từ farm – nhà máy – đại lí – người tiêu dùng. Đó là tiền đề để Dalahouse có thể phát triển vững mạnh trong thời gian tới.
Huyền Trâm: Trâm nghĩ là đam mê và lòng kiên định. Khi mình có đam mê, mình cảm thấy hạnh phúc trên hành trình mình đang theo đuổi và lòng kiên định giúp Trâm vượt thắng những khó khăn để có thể đi xa nhất trên con đường nông nghiệp sạch.
Ví dụ như mình thấy vui và đồng cảm với khách hàng khi sản phẩm của mình giải quyết được vấn đề của họ, vui vì mình làm được gì đó cho vùng đất mình sinh ra, vui vì mình đang đi đúng hướng vì nông nghiệp sạch đang, đã và sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.
(Theo Tony buổi sáng & vietnambiz.vn)
Xem thêm