Lão gàn "hoá rồng" cho gốc tre

13/03/2022 | 301

Nhiều người coi các gốc tre là thứ phế phẩm hay chỉ để làm củi đun, song U70 Trần Văn Hùng ở Quảng Nam đã "hô biến" thành rồng bay, phượng múa.

Với niềm đam mê chế tác nghệ thuật, suốt 30 năm qua, lão nông Trần Văn Hùng (63 tuổi, ở xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) - người quen vẫn gọi ông là lão gàn - đã "thổi hồn" vào tre, lá dừa, "hô biến" chúng thành những vật dụng, hình dạng con vật tinh xảo thân thiện với môi trường.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 1

Ông Trần Văn Hùng (63 tuổi) xem gốc tre như những con rồng, đồ vật rất đáng giá.

Ngồi bên chiếc bàn tre, ông Hùng tâm sự, gia đình ông đã có ba thế hệ gắn bó với nghề làm tranh tre, lá dừa. Cũng vì thế ông đã được ông bà truyền dạy cái nghề "độc" này từ nhỏ, nhưng lúc đó ông chỉ làm những công đoạn đơn giản.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 2

Suốt 30 năm qua, ông đã "thổi hồn" vào tre, "biến" chúng thành những vật dụng, đồ trang trí tinh xảo.

Đến năm 1986, sau khi xuất ngũ, ông quyết định trở về quê hương để vực dậy và phát triển nghề truyền thống của cha ông.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 3

Những tác phẩm của ông được đánh giá thẩm mỹ cao.

Bước đầu, công việc gặp rất nhiều khó khăn, vì không dễ để tạo nên các sản phẩm bằng tre thủ công hoàn hảo. Lão gàn kiên trì mày mò tìm hiểu, sau vài năm, những tác phẩm nghệ thuật của ông đã được đánh giá thẩm mỹ cao.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 4

Ban đầu, ông chỉ chế tác những vật dụng đơn giản như đèn ngủ, bộ ấm trà, đèn lồng...

Từ đó, cơ sở chế tác tranh tre lá dừa của ông Hùng được nhiều người tìm đến mua sản phẩm về lưu niệm. Hơn thế, để phát triển đa dạng các sản phẩm chế tác, ông Hùng còn tìm tòi, sáng tạo thêm cách trang trí nội thất từ tre và một số sản phẩm khác.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 5

Ông luôn mày mò, chế tác những sản phẩm mới với kỹ nghệ ngày càng điêu luyện hơn.

"Việc chế tác các sản phẩm thủ công từ tre đến với tôi như một cơ duyên. Trong lần chẻ tre làm nhà, những gốc tre uốn lượn đẹp mắt làm tôi ấn tượng. Nên tôi mới nảy ra ý tưởng sẽ "biến" chúng thành những đồ vật lạ mắt", ông Hùng nói.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 6

Nguyên liệu tre được lấy từ địa phương, ngoài ra những gốc độc, lạ được ông sưu tập từ khắp nơi.

Sau khi chế tác thành công những vật dụng đơn giản từ tre như đèn ngủ, bộ ấm trà, đèn lồng, bàn ghế..., ông Hùng bắt đầu nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm đòi hỏi kỹ nghệ điêu luyện như hình dáng con tôm, con cá, cặp chim... Đặc biệt ông còn tạo hình những con rồng từ gốc tre trông rất bắt mắt.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 7

Để làm được một sản phẩm tốn rất nhiều thời gian và công sức.

"Tôi vẫn còn nhớ, để làm được một sản phẩm đầu tiên tốn rất nhiều thời gian và đã trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại. Sản phẩm này sau khi hoàn thành đã được một du khách thích thú mua với giá 600.000 đồng", ông Hùng cho hay.

"Lão gàn" hơn 30 năm hóa rồng, hóa phụng cho gốc tre

Đưa tre Việt đến với thế giới

Sau khi có những sản phẩm mỹ nghệ từ tre được bán ra thị trường, nhận thấy tiềm năng nên ông quyết định dành nhiều thời gian hơn cho việc chế tác các sản phẩm thủ công từ tre.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 8

Những hình dáng con tôm, con cá, cặp chim... được ông tạo ra rất tinh xảo.

Theo ông Hùng, nguyên liệu tre được cung cấp chủ yếu từ địa phương. Ngoài ra, ông còn nhập một số tre từ các tỉnh khác. Nhiều gốc độc, lạ được ông tình cờ sưu tập được trong những lần đi công tác.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 9

Chiếc thuyền đơn giản, mất ít công sức được ông bán với giá 300-400.000 đồng.

Để sản phẩm bền đẹp thì tre phải được ngâm bùn ít nhất nửa năm. Ngoài làm tre, ông Hùng còn tự chế tác cho mình một khu hàng quán ở phía trước cơ sở, để khách dừng chân nghỉ ngơi và thưởng lãm.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 10

Những sản phẩm có độ tinh xảo được ông bán với giá cao hơn.

Đến nay ông đã có hàng trăm tác phẩm, mỗi tác phẩm mỗi kích thước, hình dáng khác nhau, tác phẩm nào cũng sống động. Có thể nói, ông đã thổi hồn vào những gốc tre vô tri, vô giác để tạo ra những tác phẩm độc đáo.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 11

Những bộ bàn ghế tre đặc sắc có giá vài chục triệu đồng.

Những sản phẩm như con tôm, ấm trà... mất ít công sức được ông bán giá 300.000 - 500.000 đồng. Còn xe nước tinh xảo hơn được bán với giá 4 triệu đồng. Những bộ bàn ghế tre đặc sắc có giá vài chục triệu đồng.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 12

Ngoài ra ông còn tạo nên những bức tranh, đồ lưu niệm "độc, lạ" từ gốc tre.

Đặc biệt, gốc tre được ông hóa rồng, có du khách đã ra giá vài chục triệu nhưng ông vẫn quyết không bán. Những tác phẩm nghệ thuật từ tre đã giúp ông Hùng thu nhập mỗi tháng từ 30-50 triệu đồng.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 13

Một bức tranh làm từ gốc tre được ông lấy cảm hứng từ những trẻ em bị chất độc màu da cam.

Để quảng bá sản phẩm, ông Hùng đã liên kết với các công ty lữ hành đưa khách đến cơ sở của mình tham quan, mua sản phẩm lưu niệm góp phần phát triển du lịch địa phương.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 14

Toàn bộ điểm dừng chân phục vụ khách nghỉ ngơi đều được trang trí nội thất từ tre do ông Hùng tự chế tác.

Hiện đang có doanh nghiệp nước ngoài muốn hợp tác để đưa sản phẩm tre của ông Hùng chế tác ra nước ngoài vì nó tinh xảo, thân thiện với môi trường nên thị trường tiêu thụ sẽ rất lớn. Tuy nhiên, ông đang suy nghĩ vì sợ sức của mình không thể kham nổi.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 15

Một số gốc tre còn được ông sáng tạo thành những hình thù kỳ quái.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 16

Đặc biệt ông còn tạo hình những con rồng từ gốc tre trông rất bắt mắt.

Lão gàn hô biến gốc tre thành rồng bay, phượng múa - 17

Đầu rồng ngậm ngọc được tự tay ông điêu khắc rất tỉ mỉ từ gốc tre bỏ đi.

Theo Dân trí


(*) Xem thêm

Bình luận