Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing đa kênh như thế nào?
Trong thời đại mà người tiêu dùng ngày càng có nhiều kênh thông tin, nhiều thiết bị, quá trình mua hàng có thể thường trải qua nhiều "điểm chạm" khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chính vì thế, nếu cứ áp dụng phương thức đo lường cũ, bạn sẽ khó có thể biết được liệu chiến lược marketing ban đầu có hiệu quả, kênh marketing nào mang lại hiệu quả lớn nhất, cũng như cần phải làm gì để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch?
Tại sao cần phải đo lường hiệu quả các chiến dịch marketing?
Digital marketing là một trong những bối cảnh kinh doanh dễ thay đổi nhất hiện nay. Mỗi ngày trôi qua đều có thể có thêm những phần mềm mới, những cập nhật thuật toán mới trong các công cụ tìm kiếm, và chiến trường cạnh tranh khốc liệt.
Hiện nay đến 93% doanh nghiệp tăng các ngân sách đầu tư vào marketing mỗi năm, đặc biệt là trong các mảng như social media, xây dựng và phân phối content marketing và website của doanh nghiệp. Nhưng chỉ có 39% các công ty nói rằng các chiến lược marketing của họ mang lại hiệu quả.
Cách duy nhất để bạn có thể đảm bảo rằng các ngân sách của bạn đang được phân phối một cách đúng đắn, chính là bạn cần phải đo lường hiệu quả marketing của mình một cách liên tục trên mỗi kênh và mỗi chiến dịch.
Bằng việc hiểu được kênh nào đang giúp bạn mang lại lượng khách hàng tiềm năng nhất, bạn có thể tăng thêm ngân sách vào những kênh đó và nhắm mục tiêu một cách hiệu quả hơn.
Việc đo lường hiệu quả marketing là vô cùng quan trọng và không cần phải bàn cãi. Đó là lý do tại sao mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều phải làm các báo cáo và theo dõi hiệu suất mỗi ngày, mỗi giờ, v.v
Nhưng hiện nay có quá nhiều dữ liệu để có thể xác định được mình nên theo dõi những chỉ số nào. Đó là lý do tại sao mà doanh nghiệp của bạn cần phải xác định được nên đo lường những chỉ số nào? Và làm sao để đo lường được chúng.
Đặt ra mục tiêu chiến dịch
Trong một chiến dịch digital marketing đa kênh, một số nội dung sẽ chuyển đổi người xem thành khách hàng (chẳng hạn: nội dung trang landing page bán hàng), trong khi một số còn lại sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn trên Internet (như nội dung về nhãn hàng trên kênh social media). Chính vì thế, bạn cần xác định những yếu tố chủ chốt quan trọng nhất mà bạn cần phải theo dõi và đánh giá trong chiến dịch của mình.
Các yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá và đo lường hiệu quả chiến dịch marketing đa kênh gồm có:
- Độ nhận diện thương hiệu
- Tỉ lệ chuyển đổi từ độc giả thành lead
- Tỉ lệ chuyển đổi từ lead thành khách hàng
- Mức độ tương tác
- Độ trung thành/giữ chân khách hàng
- Traffic trang web
- Số đơn hàng
- Số khách hàng quay lại, hay số người quay lại website
Cho dù có là chỉ số gì, bạn cũng cần nhớ rằng cần phải đo đếm hiệu quả cho từng nội dung đưa ra trong chiến dịch. Và mỗi nội dung nên được đánh giá hiệu quả bằng ít nhất là 2 yếu tố như trên (hoặc nhiều yếu tố khác nữa). Chẳng hạn, với ví dụ về social media ở trên, bạn có thể chọn ra các yếu tố đo lường hiệu quả là mức độ tương tác và độ nhận diện thương hiệu.
Để trợ giúp cho bạn trong quá trình đo lường hiệu quả chiến dịch marketing, chúng tôi có đưa ra một số gợi ý sau:
Phân tích chỉ số website
Nói chung là trong thời đại Digital như hiện nay, bạn có thể chạy các chiến dịch marketing ở nhiều nơi, và thông thường sau các chiến dịch marketing, thì các khách hàng sẽ đổ về các website của bạn.
Hãy chắc rằng bạn có thể theo dõi được các chỉ số website theo ngày, tuần, hay tháng. Bạn có thể căn cứ vào một số câu hỏi gợi ý dưới đây để đưa ra báo cáo hiệu quả nội dung trên website:
- Traffic đến website của bạn tăng/giảm như thế nào theo tuần, tháng, năm?
- Ngày nào trong tuần thu được nhiều traffic nhất?
- Thời điểm nào trong ngày thu được lượng traffic cao nhất?
- Lượng traffic tập trung cao nhất tại địa điểm nào?
- Số lượng khách mới ghé thăm và khách quay lại lần 2 đang là bao nhiêu? Tỉ lệ giữa 2 nhóm này là bao nhiêu phần trăm?
- Có bao nhiêu người đến từ thiết bị di động, máy bàn?
- Trang nào trên website có lượng traffic cao nhất? Trang nào có lượng traffic thấp nhất?
- Thời gian đọc trung bình trên website của bạn là bao nhiêu? Thời gian đọc trung bình trên một trang là bao nhiêu?
Google Analytics là công cụ quen thuộc nhưng khá hiệu quả, giúp bạn có cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết về các chỉ số trên website của bạn. (Ảnh: Kalura.com)
Để có thể đo lường hiệu quả marketing, bạn có thể bắt đầu từ việc phân tích và dữ liệu từ website của doanh nghiệp mình thông qua Google Analytics. Dưới đây là một số chỉ số mà bạn có thể theo dõi và phân tích:
#1 Unique visitor: Đây là số cá nhân truy cập vào trang web của bạn trong một thời gian cụ thể (tháng này, năm trước, v.v). Con số này sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước doanh nghiệp, ngành hàng, cũng như là số lượng nội dung trên trang web của bạn.
#2 Page views: Số trang mà khách truy cập bấm vào trong một đơn vị thời gian. Nếu như mà page views của bạn cao hơn so với số lượng unique visitors, thì có nghĩa là khách hàng thấy trang web của bạn hay, có giá trị. (Ví dụ như: khách bấm vào xem một bài blog của bạn, sau đó họ lại xem tiếp 2 – 3 bài nữa trên trang, vậy với 1 unique visitor, bạn có được lượt page views là 4)
#3 Search engine traffic: Lượng traffic đến trang của bạn qua kết quả tìm kiếm trên Google. Con số này sẽ giúp cho bạn thấy được hiệu quả các content mà bạn đã đầu tư cho trang của mình.
#4 Bounce rate: Phần trăm mà người truy cập đến trang của bạn sau đó thoát ra luôn, mà không bấm vào những trang khác. Lượt bounce rate mà dưới 40% thì có thể xem là khá tốt =.
#5 Conversion rate: Phần trăm người truy cập đến trang của bạn và thực hiện một hành động nào đó mà bạn muốn họ làm, như là đăng ký thành viên, v.v Như A1 đã nói ở trên thì tỉ lệ chuyển đổi này ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, nhưng là trung bình 2-3% được xem là khá tốt, còn với những trang như landing page thì tỉ lệ này có thể lên đến 5% hoặc hơn.
#6 Inbound link:
Số lượng external link (link bên ngoài website của bạn),chỉ số này cho thấy là content của bạn “chất lượng” và khiến người ta phải bấm vào. Số lượng inbound link “chất lượng” càng nhiều thì nội dung của bạn càng có thứ hạng cao trên Google.
Nếu bạn đang chạy chiến dịch marketing thông qua nội dung trên các trang nội bộ (chẳng hạn như trang sản phẩm, trang blog, trang thông tin,…) dẫn link đến trang landing page bán hàng, bạn hãy theo dõi traffic, lượng lead, cũng như lượng đơn hàng đến từ các link này để đảm bảo kiểm soát được chất lượng lead và đơn hàng thu được. Nếu không biết hiệu quả của mình đến từ đâu, thì bạn khó có thể đo đếm và tối ưu hiệu quả nội dung cũng như chiến dịch marketing của mình. Trong trường hợp bạn thuê marketing agency bên ngoài để thực thi chiến dịch, thì các công cụ đo đếm hiệu quả nội dung inbound cũng sẽ cho bạn biết liệu agency đó có đang làm hiệu quả hay không.
Để đo lường những chỉ số này, thì bạn cần phải có tài khoản Google Analytics, và khi người dùng hoàn thành một hành động nào đó hoặc tương tác với website của bạn, từ xem bài viết, thoát trang, họ đến từ đâu, v.v đều được đưa hết vào Google Analytics Sau đó thì bạn có thể theo dõi các chỉ số mình đã nói ở trên ngay trên các dashboard của Google Analytics.
Nhưng mà đối với các bạn mới thì các dashboard của Google Analytics khá là khó sử dụng, phù hợp với dân chuyên hơn. Nên nếu như bạn là người mới trong lĩnh vực này, bạn có thể sử dụng mẫu report về lượng truy cập website trên Google Analytics của A1 Analytics. Nó sẽ có đủ các chỉ số mà bạn cần, và lại còn hoàn toàn miễn phí.
Nếu như bạn đang là newbie, không phải chuyên coi số liệu, thì bảng report này có thể giúp bạn nhìn được tổng quan các chỉ số mà bạn cần, dưới dạng đồ thị trực quan hơn.
Khi mà bạn đã quen với việc đọc bảng số liệu thì bạn có thể vào Google Analytics để “vọc” thêm các số liệu chuyên sâu hơn, hoặc là thêm vào các chỉ số mà bạn cần ngay trên dashboard của A1 luôn cũng được.
Phân tích social media
Mỗi kênh social media đều có công cụ phân tích riêng để giúp bạn đánh giá hiệu quả chiến dịch trên kênh social media. Một điểm trừ của social media đó là bạn khó có thể đo được lượng lead, lượng đơn hàng đến từ kênh này. Nhưng ngoài ra, có rất nhiều chỉ số khác mà bạn có thể kiểm soát được, chẳng hạn như:
- Lượng traffic tuần
- Các bài viết có lượng tương tác cao nhất/lượng like cao nhất/reach nhiều nhất
- Lượng tăng fan/follower
- Tổng lượng like, share, và comment nhận được
Trình quản lý quảng cáo Facebook khá thuận tiện để tạo lập cũng như theo dõi hiệu quả quảng cáo (Ảnh: Neil Patel)
Hỏi khách hàng
Ngoài các hình thức đo lường hiệu quả qua công cụ trên các kênh digital marketing, bạn còn có thể áp dụng cách thủ công đó là hỏi trực tiếp khách hàng. Ngoài các kênh bạn định sẵn, khách hàng có vô tình biết đến thương hiệu hay mua hàng của bạn qua vô vàn các kênh khác như qua giới thiệu của bạn bè, vô tình nghe trên đài khi đang lái xe đi làm, hay qua các cuộc gọi mua hàng đến tổng đài của bạn, hay qua chatbot,… Để tránh bị bỏ sót thông tin, bạn có thể hỏi trực tiếp khách hàng khi họ mua hàng, hoặc thông qua survey,…
Đo đếm qua công cụ affiliate
Các công cụ đánh giá hiệu quả afffiliate là công cụ khá hiệu quả và minh bạch để đánh giá chiến dịch marketing, đặc biệt là với các chiến dịch có liên kết qua kênh affiliate. Nhưng để các chỉ số hiệu quả thu về được chính xác, và giúp các publisher dễ dàng làm affiliate cho bạn, hãy như cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ (SĐT, địa chỉ email), hay gắn nút “chia sẻ” lên tất cả các nội dung của bạn.
Doanh thu
Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch marketing (đặc biệt là marketing đẩy doanh số) là doanh thu, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ. Thông qua doanh số thực tế thu được từ chiến dịch hiện tại, bạn có thể tối ưu chiến lược marketing ban đầu, dành nhiều thời gian hơn cho các kênh mang lại hiệu quả, và bỏ bớt các kênh đang không có hiệu quả, tối ưu chi phí trên các kênh mới, hay thậm chí là thử nghiệm thêm các kênh mà trước đây chưa từng chạy để xem liệu doanh thu có tăng lên hay không.
Chỉ số toàn chiến dịch
Khi đã xác định rõ ràng các chỉ số đo lường hiệu quả trên từng kênh, bạn sẽ có cái nhìn chung về chỉ số cho toàn chiến dịch marketing. Dưới đây là “chỉ số vàng” về traffic từ các trang nội bộ của bạn tới trang bán hàng (theo Avinash Kaushik tại Google):
- Traffic đến từ tìm kiếm: 40-50%
- Traffic đến từ các nguồn giới thiệu/affiliate: 20%
- Traffic đến thẳng trang bán hàng: 20%
- Traffic đến từ chiến dịch marketing trên các kênh khác: 10%
Cách thức đo lường hiệu quả một số kênh marketing cụ thể
Bên cạnh những chỉ số của toàn chiến dịch marketing, hay là các chỉ số chuyển đổi cuối cùng trên trang web, thì bạn cũng nên quan tâm đến việc những khách hàng, người dùng đó đến từ đâu, họ đã thực hiện những hành động gì. Việc theo dõi các chỉ số giúp cho các chiến dịch marketing của bạn được hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Theo kinh nghiệm của mình, thì bạn có thể phân luồng các dữ liệu mà bạn thu thập được trên các kênh, để biết được là khách này đến từ đâu, họ biết đến bạn từ kênh nào.
Dưới đây là một số chỉ số quan trọng cho mỗi kênh mà A1 đã lọc ra để đo lường hiệu quả marketing của từng kênh:
Công cụ tìm kiếm (Google, Cốc cốc)
-
Click-through rates.(Tỉ lệ click)
- Backlinks (Những trang bên ngoài có bao gồm link của bạn)
- Thứ hạng tìm kiếm cho những từ bán hàng (Ví dụ như là “mua tủ lạnh”, v.v_
Công cụ sử dụng: Google Analytics, Ahrefs, Hubspot
Mạng xã hội
- Lượt tương tác
- Lượt chia sẻ content (Không nhất thiết là chia sẻ bài viết, mà có thể là đăng lại kèm nguồn)
- Lượt nhắc đến thương hiệu
Công cụ sử dụng: Facebook Business, HubSpot, Hootsuite, Buff, hoặc bạn có thể tạo riêng báo cáo với các Metric bạn thấy quan trọng.
Email marketing
-
Số lượt click vào CTA
- Tỉ lệ chia sẻ mail
- Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng
Công cụ sử dụng: Mailchimp, Mautic, Hubspot
Để đo lường các chỉ số này, bên cạnh những nền tảng cho bạn dữ liệu luôn và miễn phí (Google Analytics, Facebook) bạn sẽ cần thêm một số công cụ chuyên biệt dành riêng cho doanh nghiệp. Nếu như bạn muốn phân tích hiệu quả nhất và chính xác nhất các chiến dịch marketing của mình thì bạn nên đầu tư vào.
TOP 9 Chỉ Số cần nắm khi đo lường hiệu quả marketing
1. ROI – Lợi nhuận có được từ việc đầu tư
ROI – Return on Investment. Đây là công thức tính rất phổ biến & dễ hiểu. Vậy nên, ROI được đưa vào một thang cột tính trong Google Ads để người quản lý quảng cáo có thể nhìn thấy hiệu quả từ hoạt động quảng cáo của google.
ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100.
Chỉ số ROI sẽ cho thấy được hiệu quả của khoản đầu tư dựa trên lợi nhuận & chi phí đầu tư. Lúc này chúng ta có thể so sánh chỉ số ROI giữa các khoản đầu tư A & B để đánh giá tính hiệu quả giữa 02 chiến dịch marketing này.
Đây là KPI quan trọng nhất để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing bởi vì nó giúp đo lường được chất lượng các khách hàng tiềm năng mà các chiến dịch marketing mang lại.
2. ROAS – Doanh thu trên chi phí quảng cáo
ROAS – Return On Advertising Spend. ROAS sử dụng để đo lường lợi nhuận tạo ra được từ hoạt động quảng cáo.
Công thức tính ROAS
ROAS = (Doanh thu quảng cáo / Chi phí quảng cáo)
Ví dụ: Giả sử bạn đang đo lường doanh thu cho cửa hàng giày nữ trực tuyến và muốn tối ưu hóa giá thầu dựa trên giá trị của tổng giỏ hàng. Mục tiêu của bạn là doanh số trị giá 50 nghìn đồng (đây là giá trị chuyển đổi) cho mỗi 20 nghìn đồng bạn chi tiêu vào quảng cáo. Bạn đặt ROAS mục tiêu là 500% – với mỗi 10 nghìn đồng chi tiêu vào quảng cáo, bạn muốn nhận được doanh thu gấp 5 lần mức chi tiêu đó.
Dưới đây là cách tính:
50.000đ (doanh số bán hàng) ÷ 10.000đ (mức chi tiêu quảng cáo) x 100% = 500% (lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo)
Sau đó, Google Ads sẽ tự động đặt giá thầu CPC tối đa để mang lại giá trị chuyển đổi tối đa trong khi vẫn cố gắng đạt được lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo là 500%.
ROAS khác với ROI, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể, để dễ dàng so sánh tính hiệu quả giữa các chiến dịch quảng cáo. Lúc này bạn sẽ có lựa chọn chiến dịch nào hiệu quả để đầu tư, chiến dịch nào kém để chỉnh sửa hoặc tạm dừng.
3. CPA – Chi phí cho mỗi đơn hàng
CPA (Cost Per Acquisition): Chi phí cho mỗi lượt mua hàng giúp đo lường các chi phí mà bạn bỏ ra để mang về mỗi đơn hàng trong thực tế.
Ví dụ như: Chiến dịch bán hàng ngày 8/3 trên Facebook và Google giúp bạn mang lại 200 đơn hàng. Với ngân sách là 100 triệu cho Facebook và 100 triệu cho Google, chi phí cho mỗi đơn hàng của bạn là 1 triệu.
Chỉ số này vô cùng quan trọng giúp bạn đo lường hiệu quả của các chiến dịch với nhau. Chỉ số CPA cũng được áp dụng rộng rãi trong quảng cáo như google ads. Nhờ CPA mà người quản lý sẽ thấy được tính hiệu quả của chiến dịch marketing quảng cáo google. Với công nghệ thông minh, Google hiện nay luôn gợi người quản lý chiến dịch nên chạy chiến dịch Ads với CPA.
4. CPL – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng đo lường được hiệu quả các chi phí của các chiến dịch marketing. Chỉ số này tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng có được đến từ các chiến dịch marketing, nhưng lại nằm trong quá trình bán hàng nên không thể đo lường được chất lượng của từng leads.
Lấy cùng ví dụ ở trên, chiến dịch 8/3 này giúp bạn mang về được 400 khách hàng tiềm năng (vào web, để lại tin nhắn, v.v), vậy chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng của bạn là 500 ngàn.
5. Conversion Rate – Tỉ lệ chuyển đổi (Hay tỉ lệ hoàn thành mục tiêu)
Cũng giống như khi bạn đo lường tỉ lệ chuyển đổi trên website (phần trăm số người truy cập vào trang web và quan tâm đến sản phẩm của bạn hoặc mua hàng của bạn luôn), thì bạn cũng nên đo lường giống như vậy cho từng chiến dịch cụ thể.
Ví dụ, nếu như một chiến dịch mang lại cho bạn 1000 người truy cập, rồi sau đó, bạn có thêm được 10 leads, vậy thì tỉ lệ chuyển đổi của bạn là 1%. Mà cái 1% này là không kể khách hàng làm gì trên trang web của bạn (thoát ra, xem sản phẩm, v.v)
6. Incremental Sales – Lượng doanh thu tăng dần
Số doanh thu tăng dần cho bạn thấy được là các hoạt động marketing của bạn đang tác động tốt đến doanh số bán hàng.
Ví dụ như, bạn bán được tháng này là 100 triệu, thì chiến dịch quảng cáo mà bạn chạy tháng trước sẽ đóng góp vào khoảng 10% trong số đó.
7. Purchase Funnel – Phễu thanh toán
Khi mà bạn dùng Google Analytics, bạn có thể đo lường và phân tích được quá trình bán hàng dựa trên những khách hàng tiềm năng mà bạn có được sau mỗi chiến dịch marketing.
Công cụ này có thể giúp bạn hiểu hơn về lượng traffic đến trang web của bạn hay là trong chuỗi bán hàng của bạn.
A1 cũng đã có một bài viết nói về cách sử dụng công cụ Google Analytics này, bạn có thể xem qua thử.
8. Customer Lifetime Value – Giá trị khách hàng trọn đời
Customer Lifetime Value (CLV) – là số liệu thể hiện tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể mong đợi một cách hợp lý từ một khách hàng thông qua quá trình xây dựng, duy trì mối quan hệ kinh doanh.
– Lược dịch từ Hubspot.
9. Phễu và cơ sở phân bổ đa kênh marketing
Mặc dù bạn muốn đo lường các chiến dịch với các kênh marketing riêng với nhau, những thực tế thì kiểu gì cũng sẽ xảy ra trùng lặp.
Để A1 ví dụ nhé, khi mà một khách hàng muốn nhìn thấy website của bạn trên Facebook, rồi sau đó tìm kiếm nó trên Google. Vậy thì làm sao mà bạn biết được cái nào mang lại hiệu quả? Là Facebook hay là Google? Đó là lý do mà bạn cần đến Google Analytics để đo lường được hiệu qủa marketing của các chiến dịch, cũng như từng kênh khác nhau.
Những điều cần tránh khi đo lường hiệu quả marketing
1. Cẩn thận với các chỉ số “quá đẹp”
Các chỉ số “quá đẹp”- Các chỉ số này là những chỉ số trông có vẻ tốt, nhưng thực sự chẳng mang ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu quả marketing, và làm cho bạn nhầm tưởng là các chiến dịch của mình đang chạy tốt, nhưng thật ra là chưa chắc.
Vd: Lượt tiếp cận không có giúp bạn có được khách hàng tiềm năng, cũng chưa chắc khiến khách hàng có ý định mua hàng. Nó chỉ có nghĩa là bạn đang chia bao nhiêu tiền cho các chiến dịch quảng cáo của mình thôi. Lượt tiếp cận sẽ có ý nghĩa (về mặt tăng độ nhận diện) hơn đối với những kênh như là quảng cáo Facebook, Youtube, v.v, còn lại thì A1 không đánh giá cao lắm.
2. Mục tiêu chung không đồng nhất trên các chiến dịch
Nếu như mục tiêu của bạn là dẫn traffic về website mà các mà các email của bạn không đính kèm CTA dẫn về web, hay post trên mạng xã hội không tối ưu để dẫn link traffic, thì làm cách nào mà bạn đo lường được hiệu quả marketing của các kênh này được.
3. Xác định nguồn dữ liệu để đo lường hiệu quả marketing
Facebook Fanpage, Instagram, Youtube, Google Ads, Google Analytics, v.v có rất nhiều kênh cần phải đo lường, nhưng những kênh này lại có cách tính chỉ số khác nhau. Ví dụ như impression trên Facebook sẽ có ý nghĩa khác với lượt impression trên Google; Hay như Facebook không gộp chung lượt xem video vào lượt tương tác, nhưng công ty bạn lại muốn gộp chung nó vào, v.v
Vì nguồn dữ liệu, chỉ số và cách tính của mỗi kênh là khác nhau. Nên nếu doanh nghiệp của bạn đang chạy trên nhiều kênh, thì cần có một chuyên viên phân tích để đo lường hiệu quả marketing một cách chính xác nhất.
Một trong những công ty cung cấp giải pháp tư vấn doanh nghiệp đáng tin cậy là ANTS DigitalVN. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần tìm tư vấn về quảng cáo, phân tích dữ liệu, BI, v.v... thì có thể tham khảo.
4. Thêm quá nhiều dữ liệu không cần thiết vào report
Cỡ 10 năm trước, thời mà mạng xã hội chưa phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp đa phần chỉ quảng cáo trên báo, tạp chí, TV, bạn sẽ không biết được quảng cáo của mình được ai, xem, có phải khách hàng tiềm năng không, v,v.
Nhưng bây giờ, trong thời đại Digital Marketing, bạn có thể ngồi nhà mà vẫn biết được Facebook đang chạy thế nào, Google lên top bao nhiêu, có bao nhiêu người coi quảng cáo của bạn.
Nhưng với lượng dữ liệu khổng lồ như vậy, nhiều lúc bạn sẽ không thể “nhét” hết vào các báo cáo của mình. Bạn chỉ nên chọn ra những chỉ số thật sự quan trọng của từng kênh, từng chiến dịch và đưa vào báo cáo.
Còn nếu như bạn không biết chỉ số nào quan trọng, chỉ số nào không, thì bạn có thể thử xem qua thư viện báo cáo mẫu của A1 Analytics. Mấy báo cáo này đã được lọc ra những chỉ số quan trọng nhất, vẽ thành biểu đồ, bảng biểu, v.v giúp cho bạn nhanh chóng nắm được hiệu suất từng kênh dễ dàng hơn, mà tool này còn hoàn toàn miễn phí, mặc dù tài khoản miễn phí chỉ tạo được tối đa 3 report.
Kết luận
Trong thời đại digital marketing, hành vi của khách hàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau (review, quảng cáo, truyền miệng). Đối với các marketer thì việc đo lường hiệu quả marketing là vô cùng quan trọng. Bởi vì đo lường chính xác các chiến dịch marketing có thể giúp tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp, cũng như giúp doanh nghiệp giành phần thắng trên thương trường.
Từ những gợi mở trên đây, bạn đã có hình dung rõ ràng hơn về việc cải thiện hiệu quả nội dung hiện tại, cũng như tối ưu hiệu quả chiến dịch digital marketing của mình. Không những vậy, dựa trên những thông tin đó, bạn có thể biết được ngay những nội dung nào đang mang lại hiệu quả, và những nội dung nào cần phải cải thiện.
Hy vọng chuyên viên maketer sẽ đặt ra được cho mình một bảng theo dõi chỉ số và hiệu quả chiến dịch marketing đa kênh như mong muốn. Hãy luôn nhớ rằng, việc thực thi chiến dịch sẽ là vô nghĩa nếu bạn không thể đo đếm được hiệu quả của bạn, hay vô tình bỏ sót những chỉ số/thông tin quan trọng liên quan đến mục tiêu chiến dịch. Chúc bạn thành công!
Tổng hợp theo MarketingAI; A1 Digihub & quachcmo.com
Xem thêm