Coca-Cola và Pepsi: Cuộc chiến marketing xuyên thế kỷ chưa bao giờ có hồi kết!

11/10/2021 | 9890

Coca Cola và Pepsi từ hàng trăm năm nay đã luôn được người ta nhắc tới như là một cặp kỳ phùng địch thủ, đối đầu không khoan nhượng. Mặc cho khoảng cách về không gian, thời gian và văn hóa, Coca Cola và Pepsi vẫn luôn luôn rượt đuổi nhau không ngừng nghỉ, ở tất cả mọi nơi, nhà hàng, siêu thị, quán xá, sân vận động cho đến các vùng lãnh thổ.

coca-va-pepsiCoca-Cola và Pepsi là 2 tập đoàn đang nắm giữ vị trí lớn nhất trong ngành đồ uống không cồn. PepsiCo có vốn thị trường là 147 tỷ USD và CocaCola là 186 tỷ USD. Coca-Cola tập trung sản xuất đồ uống trong khi đó PepsiCo kinh doanh cả đồ uống và thực phẩm.

Khởi nguồn của cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi được bắt đầu từ năm 1886 khi có một người đàn ông tên là John S. Pemberton có ý định sáng tạo ra một loại thức uống mang lại cảm giác tươi mới, khỏe khoắn từ lá coca kết hợp với chiết xuất của hạt cola.

Hỗn hợp này sau đó sẽ được trộn với cacbonat thay vì chỉ là nước đơn thuần và kết quả thu được là công thức của loại nước soda đầu tiên đã được ra đời. Ông đã đặt tên cho công ty của mình là Coke (chính là tên viết tắt của Coca-Cola).

coca-cola-va-pepsi13 năm sau, đối thủ chính của Coca đã xuất hiện khi một dược sĩ tên là Caleb Bradham đã tạo ra công thức của Pepsi Cola. Pepsi là cái tên đã được chọn lựa bởi vì công dụng chủ yếu của loại nước soda mới này chính là làm giảm chứng khó tiêu.

Với lợi thế của người đi trước, hoạt động kinh doanh của Coca-Cola cứ như thế phát triển không ngừng nghỉ và hãng đã bắt đầu cho xây dựng các nhà máy ở nước ngoài như Paris, và các thành phố ở châu Âu khác vào năm 1919.

Ở phía ngược lại, Pepsi lại không được may mắn như vậy khi họ đã tuyên bố phá sản vào năm 1923 do các khó khăn trong việc phân phối đường ở Thế chiến thứ nhất. Đến năm 1928, Pepsi đã được mua lại bởi Tập đoàn Craven Holdings có trụ sở tại bang Virginia (Mỹ). Tuy vậy, năm 1931, Pepsi lại một lần nữa phá sản và sau đó được bán lại cho ông Charles G.Guth, chủ tịch của một chuỗi các cửa hàng bánh kẹo.

I. “Bậc tiền bối” Coca-Cola

pepsi-va-coca

Trong khi Pepsi vẫn đang phải loay hoay đi tìm lối thoát, Coca-Cola lại liên tục mở rộng thị trường của mình sang Australia, Áo và Nam Phi.

Mãi cho đến năm 1938, sau khi Pepsi được tách khỏi nhà sản xuất kẹo Loft’s và Walter S. Mack đã đảm đương vị trí CEO. Cho đến bây giờ, Walter S. Mack vẫn được xem như một vị anh hùng, người đã góp công lớn đưa PepsiCo từ một thương hiệu vô danh trở thành một trong hai nhà sản xuất nước lớn nhất thế giới, ngang hàng với ông lớn Coca-Cola.

II. Đại chiến Cola giữa Coca-Cola và Pepsi

Sống chết' cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp nhưng tại sao Pepsi lại báo  cảnh sát khi được nhân viên phản trắc của Coca chào bán công thức bí mật?

Ngay từ những năm 1920, Coca-Cola đã rất chú trọng đến việc quảng cáo và xây dựng hình ảnh cho thương hiệu. Họ liên tục mời các nhân vật nổi tiếng xuất hiện ở trong các đoạn quảng cáo qua đó gây được tiếng vang rất lớn. Đến năm 1929, hình ảnh của Coca-Cola đã tràn ngập khắp nước Mỹ, lợi nhuận ào ạt chảy vào túi tập đoàn này.

Trong khi đó, sau khi đã trải qua đến 2 lần chuyển nhượng và phá sản, Pepsi vẫn không thể nào vực dậy được cho đến khi họ dùng đến kế sách cuối cùng: Đóng Pepsi trong chai  có trọng lượng 10 ounce sau đó  bán với giá 5 xu để có thể cạnh tranh được với chai Coca-Cola 6 ounce, có giá đến 10 xu.

Quyết định quan trọng này đã giúp cho doanh số bán hàng của Pepsi tăng gấp đôi, gấp 3 lần, và góp phần rút ngắn khoảng cách giữa Coca Cola Và Pepsi

Trước tình hình đó, Coca-Cola đã suy nghĩ ngay đến việc chuyển qua phương tiện quảng cáo mới thông qua radio. Đáng tiếc, Pepsi đã nhanh 1 bước hơn khi cho ra mắt đoạn nhạc quảng cáo đầu tiên có độ dài 15 giây trên radio vào năm 1939. Đoạn quảng cáo đó thực sự rất được khách hàng yêu thích vì không chỉ được xuất hiện trên radio, nó còn được phát tại các máy bán hàng tự động.

Sau thời gian đó, nước Mỹ đã bước vào thế chiến thứ 2 và điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cả Coca Cola và Pepsi. Lúc này, mặc dù Pepsi đã giành được một số lượng lớn khách hàng trung thành từ chính Coca-Cola và xây dựng được thương hiệu của riêng mình nhưng Pepsi vẫn rất cay cú với vị thế chỉ là kẻ đứng thứ 2 sau Coca-Cola. Cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi căng thẳng hơn bao giờ hết

III. Bước ngoặt của Pepsi

ly-pepsi

Vào những năm 2000, dưới sự quản lý của Steven Reinemund – người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Pizza Hut, Pepsi đã có được những bước chuyển mình lịch sử.

Steven đã nhận ra rằng, sự thật là doanh nghiệp của ông chưa thể đuổi kịp được Coca-Cola ở trong lĩnh vực nước giải khát (vào thời điểm này Pepsi chỉ chiếm 21% thị phần trong đó, Coca-Cola chiếm tới 50% thị phần). Vì vậy, giải pháp mà Steven đưa ra đó là thay đổi cơ cấu của sản phẩm và tìm kiếm thêm thị phần trong các sản phẩm mới.

Kết quả của suy nghĩ này chính là việc ông đã quyết định mua lại Quaker Oats – tập đoàn sở hữu các thương hiệu nước uống dành riêng cho người tập thể thao Gatorade cùng các loại bánh mặn, bánh quy. Đây chính là thay đổi bước ngoạt trong cuộc chiến giữa Coca Cola với Pepsi.

Không chỉ giúp tiết kiệm được khoảng 400 triệu USD phí điều hành hằng năm, thương vụ này còn giúp cho Pepsi mở rộng được thị phần, tăng mức doanh thu kỷ lục, đẩy giá cổ phiếu của công ty tăng lên 10%, trong khi đó, cổ phiếu của Coca-Cola lại giảm đến 14%.

Từ đó đến nay, chiến lược chiếm lấy thị phần của các sản phẩm mới bên cạnh nước giải khát của Pepsi vẫn được xem là vô cùng thông minh. Nhất là trong thời gian gần đây do lo ngại về béo phì, mức tiêu thụ nước ngọt có gas đã giảm đáng kể và bánh snack đã đóng góp đến 39% tổng doanh thu của Pepsi.

IV. Cuộc chạy đua quảng cáo giữa Coca-Cola và Pepsi

coca-cola-va-pepsiTrong cuộc đua quảng cáo trên truyền hình, Pepsi luôn luôn xếp trong top 5 tên tuổi hàng đầu, còn Coca Cola chỉ xếp ở thứ 8.

Pepsi không ngần ngại bỏ tiền thuê các ngôi sao điện ảnh, các vận động viên và người nổi tiếng để làm đại diện cho thương hiệu cho mình.

Các quảng cáo của Pepsi thường sẽ xoay quanh chủ đề lựa chọn của các ngôi sao giữa Coca Cola và Pepsi, mà Pepsi luôn luôn được lựa chọn, với câu khẩu hiệu: “Sự chọn lựa của thế hệ mới”.

Coca Cola cũng không hề tỏ ra kém cạnh. Vào những năm 1895, lãnh đạo Coca Cola đã tập trung vào việc đưa hình ảnh của họ xuất hiện nhiều nhất có thể. Đồng thời ở trên các phương tiện đại chúng, các biển quảng cáo ngoài trời, Coca Cola xuất hiện với tần suất vô cùng nhiều.

Nếu như trong năm đầu tiên khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, họ chỉ bán được khoảng 30.000 lít Coca Cola thì chưa đến 30 năm sau cả tập đoàn đã có thể tiêu thụ được khoảng trên 70 triệu lít. Cuộc chạy đua quảng cáo giữa Coca Cola và Pepsi cho đến thời điểm hiện tại vẫn rất gay cấn và hấp dẫn

V. Cuộc chiến chưa có hồi kết giữa cảm xúc & lý trí

coca-cola-va-pepsi

Vào năm 1975, Pepsi cho ra đời một chiến dịch quảng cáo rầm rộ mang tên “thách thức Pepsi”. Pepsi tổ chức một cuộc thử nghiệm mù (không nêu nhãn hiệu), phát hai cốc nước ngọt miễn phí cho tất cả những người đi qua và tò mò dừng lại xem. Một cốc đựng Pepsi, cốc còn lại là Coca-Cola và hỏi họ thích vị nào hơn.

Hơn một nửa số người được hỏi khẳng định họ thích vị Pepsi hơn vị của Coca-Cola. Vậy liệu là Pepsi có cơ hội để đánh bại Cocal-Cola trên toàn thế giới? Nhưng thực tế không như vậy.

Đó là một quyết định được dẫn dắt bởi cảm xúc nhưng khoa học không giải thích được. Nếu bạn thích một ai đó không có nghĩa bạn sẽ cưới họ.

Coca-Cola-vs-pepsi

Người dùng thích vị Pepsi hơn nhưng tại sao vẫn chọn uống Coca Cola?

Năm 2003, Tiến sĩ Read Montague của trường y khoa Baylor College đã kiểm chứng thí nghiệm nổi tiếng này để tìm hiểu tại sao Coca Cola lại luôn chiến thắng. Lần này, ông cho tất cả đối tượng tham gia thử nghiệm biết trước là họ sẽ uống Pepsi hay Coca-Cola.

Ông nhận ra rằng bộ não con người phấn khích hơn khi nếm thử Pepsi nhưng kết quả thí nghiệm lại chỉ ra 75% số người được hỏi khẳng định rằng họ thích uống Coke hơn.

Một lần nữa, kết quả thu về cho thấy tác động không ngờ từ cảm xúc đối với mỗi quyết định con người đưa ra hàng ngày.

Như George Loewenstein – nhà kinh tế học hành vi Đại học Carnegie Mellon khẳng định: “Hầu hết bộ não của chúng ta được điều khiển bởi một quá trình tự động, bởi vì suy nghĩ cân nhắc có chủ tâm. Rất nhiều điều xảy ra trong bộ não hoàn toàn cảm tính, không thể nhận thức được”.

Chọn con tim hay là nghe lý trí?

Khi bộ não con người phải chọn giữa lý trí là uống Pepsi phấn khích hơn và cảm tính là uống Coke ngon hơn, trong một phần ngàn giây quan trọng đó, nó đã lựa chọn phần cảm xúc khi uống Coke đè bẹp các câu trả lời có tính chất lý trí nghiêng về Pepsi.

Kết quả chỉ ra rằng có đến gần 90% các quyết định mua hàng là vô thức và chúng được điều khiển chủ yếu bởi phần não bò sát của con người. Cũng bởi vì chính cảm xúc là cách mà bộ não bò sát giải mã giá trị của sự vật nên Coca Cola luôn chiến thắng.

Các yếu tố cảm xúc của Coke đem lại xuất phát từ cả một quá trình hình thành và phát triển song song với cuộc sống mỗi con người, bao gồm lịch sử của Coca Cola, logo, thương hiệu, hình ảnh, quảng cáo, màu sắc, thiết kế, mùi vị, và cả những trải nghiệm trong quá khứ của người được thử nghiệm với Coke.

Các yếu tố cảm xúc của Coke đem lại là cả lịch sử của Coca Cola, logo, thương hiệu, hình ảnh, quảng cáo, màu sắc, thiết kế, mùi vị, và cả những trải nghiệm trong quá khứ. Nguồn: Internet.

Hiểu về bộ não

Về cấu tạo, não con người được các nhà thần kinh học chia ra thành 3 thành phần chính bao gồm não ngoài cùng (vỏ não), não giữa (não thú) và não cũ (não bò sát).

Vỏ não: Là phần não tiến hoá nhất của con người. Phần não này là phần lý trí, phụ trách thu nhận các thông tin, kiến thức, là nơi suy nghĩ logic, nơi tiếp nhận và xử lý ngôn ngữ, khả năng học tập và các tính cách của con người.

Não giữa: Là nơi thể hiện tâm trạng, trí nhớ và điều tiết các loại hóc-môn.

Não bò sát: Là phần trong cùng của bộ não phụ trách việc kiểm soát các chức năng tồn tại cơ bản của sự sống con người như thở, ăn, phản xạ, phản ứng tức thì không tính toán, bản năng sinh tồn (không logic, suy luận) và các chức năng thần kinh thực vật khác.

Về mặt logic, nhà tâm lý học người Áo tên là Sigmund Freud đã dày công nghiên cứu và đưa ra kết luận của 3 trụ cột não bộ là ý thức, tiềm thức và vô thức.

Trí óc của chúng ta giống như một tảng băng trôi, phần chìm sâu dưới nước không thể thấy được là tiềm thức và vô thức nhưng lại quyết định đến hầu hết các quyết định trong cuộc sống. Nguồn: Internet.

Theo Clotaire Rapaille, chủ tịch và nhà sáng lập của công ty Archetype Discoveries Worldwide, não bò sát sẽ luôn thắng trong mọi hoàn cảnh bất chấp mọi logic và lý lẽ. Trong khi đó Erik Du Plessis, tác giả của cuốn “The Advertiserd Mind” cũng cho rằng não bò sát điều chỉnh tất cả các quá trình ra quyết định nhanh chóng.

Điều này hoàn toàn lý giải cho chiến thắng của Coca Cola khi thương hiệu này luôn vượt xa mọi đối thủ trong việc tiếp thị, quảng bá thương hiệu bằng hình ảnh, bằng âm nhạc và các chiêu thức đánh vào cảm xúc, tiêu biểu là chiến dịch “Uống cùng cảm xúc” đình đám một thời và vẫn đang tiếp diễn với nhiều “phiên bản mở rộng”.

Chiến dịch “Uống cùng cảm xúc” đình đám một thời của Coca Cola. Nguồn: driVadz.vn.

Não bò sát được định hướng bởi cảm xúc

Não bò sát tự động thu thập các tác nhân kích thích giác quan, tạo cảm xúc bao gồm cảnh quan, mùi vị, âm thanh, nội dung sự việc và sau đó nó cũng tự động phản ứng lại với các tác nhân kích thích đó. Phản hồi có thể là thích thú, ghi nhớ hay là khó chịu, tránh xa.

Các cảm xúc tích cực được ghi nhớ lại một cách vô thức sẽ là chìa khoá cho việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Đó cũng chính là lý do các thương hiệu luôn cố gắng tạo tình cảm tốt và lôi kéo người tiêu dùng về phía mình.

Trước kia cảm xúc tích cực được tạo ra qua sản phẩm, dịch vụ hay trải nghiệm. Nhưng ngày nay các cảm xúc tích cực của khách hàng còn được tạo ra bởi đạo đức của thương hiệu, việc tham gia vào bảo tồn các giá trị văn hoá, xã hội của cộng đồng nơi họ đang sống và các giá trị về môi trường. Đó chính là tiền đề của Marketing 3.0 của Philip Kotler hay còn gọi là marketing tinh thần.

Đến thời điểm hiện tại, theo như thống kê của Statista, nước giải khát Pepsi vẫn chỉ xếp thứ 4 với giá trị thị trường khoảng 10,8 tỷ USD, đứng sau 2 thương hiệu khác của Coca là Coca-Cola (giá trị khoảng 70,1 tỷ USD), Diet Coke (giá trị khoảng 13,8 tỷ USD) và Red Bull với giá trị thị trường khoảng 11,375 tỷ USD.

Coca-Cola cũng chiếm được thế thượng phong khi là thương hiệu phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau biểu tượng “OK”. Mỗi ngày Coca-Cola bán được đến hơn 1 tỷ đồ uống, mỗi giây trôi qua, có hơn 10.000 người sử dụng sản phẩm của Coca-Cola.

Trung bình một người Mỹ uống các sản phẩm của Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Hiện nay Coca-Cola đã có mặt tại tất cả các châu lục ở trên thế giới và có thể được nhận ra bởi hầu hết mọi người trên thế giới. Phần thắng hiện tại trong cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi vẫn đang tạm nghiêng về phía Coca Cola

Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn có thể thấy Coca Cola và Pepsi ganh đua nhau quyết liệt đến như thế nào trong từng chiến dịch Marketing, hay khi ra mắt các sản phẩm, thiết kế mới. Cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi chắc chắn sẽ còn kéo dài thêm nhiều năm nữa, và dù thế nào đi nữa, người được lợi nhiều nhất, chắc chắn là những khách hàng của 2 thương hiệu này.

Cuộc chiến này hứa hẹn cũng sẽ đem lại cho chúng ta nhiều bài học marketing quý giá. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của mình, cả Coca Cola và Pepsi đều đã thể hiện được rằng mình là những bậc thầy về Marketing, và cứ mỗi lần Coca Cola và Pepsi tung ra những chương trình Marketing mới, họ đều khiến cho cả thế giới trầm trồ vì sự độc đáo của mình.

---------

Thắm Lê tổng hợp

Nguồn: wisebusiness.edu.vn, brandsvietnam.com & kênh Youtube Thương trường kỳ truyện


(*) Xem thêm

Bình luận