Chàng trai đưa ống hút tre Việt ra thế giới

23/10/2022 | 437

Với 5 cơ sở sản xuất trên khắp cả nước, mỗi tháng thương hiệu ống hút tre của Mão cho ra lò gần 10 triệu chiếc ống hút đáp ứng thị trường nội địa và quốc tế cho doanh thu bình quân 10 tỷ đồng.

Khởi nghiệp sáo trúc từ năm 22 tuổi mặc kệ lời bàn tán

"Dân chơi" trong làng sáo trúc miền Bắc đã quá quen với Nguyễn Văn Mão, hay còn gọi là "Mão Mèo". Năm 22 tuổi, khi còn là sinh viên năm 3 trường ĐH Kiến Trúc (Hà Nội), Mão chính thức khởi nghiệp với cây sáo trúc mặc kệ mọi lời bàn tán, dị nghị xung quanh, đại loại như: "thứ tre nứa chẳng kiếm ra tiền này!". Bắt đầu sự nghiệp từ con số 0, nhưng dường như thời điểm đó, anh có trong tay tất cả, là đam mê và tính kiên định. 

Từng bước xây dựng thương hiệu với các loại nhạc cụ dân tộc, đến nay, anh đã có hơn 30 hệ thống đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. 

Am hiểu tre, nứa và biết cách tận dụng lợi thế mà những nguyên liệu quen thuộc này mang lại, Mão chuyển hướng tiếp cận kinh doanh sang một sản phẩm mới, khi mà trong giới trẻ bắt đầu xuất hiện trào lưu tẩy chay ống hút nhựa. 

Ống hút tre là gì? Tìm hiểu quy trình và cách làm ống hút bằng tre

"Ngay ban đầu, bản thân mình đã sử dụng ống hút tre suốt một thời gian dài. Năm ngoái, hưởng ứng phong trào nói không với đồ nhựa dùng một lần, mình thấy đây là cơ hội để đưa ống hút bấy lâu nay mình sử dụng ra thị trường. Chính vì thế, mình quyết định nhân rộng sản xuất để có thể cung cấp sản phẩm trong và ngoài nước".

Mão chia sẻ, thực ra anh đã tìm hiểu và làm thử ống hút tre từ năm 2016, nhưng khi ấy anh chỉ làm nhỏ lẻ. ‘Cảm thấy chưa đâu vào đâu, người dùng chưa hưởng ứng lắm’ nên anh bỏ.

Đến tháng 9/2018 khi cảm thấy thời cơ đã đến, anh tập trung ‘đổ’ tiền vào các cơ sở sản xuất. Để quyết định mở xưởng sản xuất ở đâu, anh phải đi tìm hiểu xem địa phương đó có đủ nguồn nguyên liệu cung ứng hay không. Có những chuyến đi tìm hiểu thực tế dài cả tháng trời.

Câu chuyện thú vị về chàng trai đưa ống hút tre Việt Nam ra thế giới: Thu gần 10 tỷ đồng/tháng, 12 năm miệt mài thi ĐH vì đam mê - Ảnh 3.

Bên trong xưởng sản xuất ống hút tre tại Hà Nội của anh Mão.

Ống hút tre ra thế giới

Bắt đầu sản xuất từ năm 2018, nhưng đến tháng 2/2019, những chiếc ống hút tre đầu tiên mới chính thức ra đời. Để có một chiếc ống hút hoàn thiện, thân thiện với môi trường, người làm phải "tuyển chọn" những cây nứa đủ tuổi, có đường kính 5-13mm ở lồng ngoài, chiều dài đốt 20 cm. Nếu nứa non khi phơi sẽ bị héo, nứa to quá thì ống sẽ không được đẹp. 

Cây nứa tiếp tục trải qua khâu cắt gọt, phơi sấy, đánh bóng thủ công trước khi được mài 2 đầu tạo độ tinh tế. Ống hút sẽ được luộc để đẩy hết mủ của cây tre từ bên trong, rồi sấy khô ở mức nhiệt 120 độ C, đủ thích hợp đảm bảo ống không còn nước. Sau khi hoàn thiện, ống hút tre mặt ngoài có độ trơn nhẵn của vỏ, bên trong có lớp lụa, được làm sạch 100%, khi sử dụng có thêm mùi nứa đặc trưng thanh nhẹ dễ chịu.

Anh Mão đầu tư 650 triệu cho chiếc máy khắc chữ tạo dựng thương hiệu, các loại máy mài, máy sấy, nồi hơi, nồi luộc tổng cộng hết 1 tỷ đồng. Đặc biệt, khó khăn nhất vẫn là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào. Mặc dù đã có 10 năm kinh nghiệm tiền thân làm sáo trúc, nhưng khi làm ống hút tre, "cầu vượt cung" buộc anh phải khai phá những vùng nguyên liệu mới. Anh mất 4 tháng để kiếm tìm kho tàng vật liệu đủ cung cấp một phần cơ bản nhu cầu thị trường.

"Những ngày ngồi xe máy chạy hàng trăm cây số đến tận nơi để lấy nguyên liệu về trực tiếp mày mò sản xuất ống hút là những ngày đầu khó khăn vất vả nhất. Mỗi một người có thể tìm ra một nguồn nguyên liệu khác nhau nhưng không phải cái nào cũng đưa vào sản xuất được".

Câu chuyện thú vị về chàng trai đưa ống hút tre Việt Nam ra thế giới: Thu gần 10 tỷ đồng/tháng, 12 năm miệt mài thi ĐH vì đam mê - Ảnh 5.

Quy trình mài những chiếc ống hút tre được quay đều trên 4 ống lớn để đảm bảo mặt ngoài của thân nứa có độ nhẵn bóng nhất định.

Câu chuyện thú vị về chàng trai đưa ống hút tre Việt Nam ra thế giới: Thu gần 10 tỷ đồng/tháng, 12 năm miệt mài thi ĐH vì đam mê - Ảnh 6.

Tất cả các ống hút tre sau khi cắt sẽ được mài giũa hai đầu thật cẩn thận để tránh gây vết thương trong quá trình sử dụng.

Thời điềm đầu, anh tiếp xúc với những khách hàng đơn lẻ, đặt từ 1.000 đến 2.000 ống. Sau này, khách nước ngoài chủ động tìm đến, đặt hàng với số lượng cực lớn và càng gia tăng về quy mô.

{keywords}
Gắn bó với cây tre, cây trúc đã lâu, Mão mở rộng hướng kinh doanh sang sản phẩm ống hút tre thân thiện với môi trường

Đến nay, Mão đã có 5 cơ sở sản xuất ống hút tre đặt tại Đồng Nai, Gia Lai, Nghệ An, Hà Nội và Buôn Mê Thuột. Anh nói thêm: ‘Ở Hà Nội, nhà xưởng chỉ có quy mô nhỏ, sản xuất ít’.

‘Rất may mắn là khi quyết định làm lại ống hút tre thì một số nước châu Âu cấm dùng ống hút nhựa, nên khách hàng cứ thế tìm đến’.

Hiện tại, anh cho biết 98% hàng sản xuất ra được xuất khẩu sang Pháp, Đức, Ấn Độ, trong đó Ấn Độ chiếm 70%.

Các đơn hàng bắt đầu ‘bùng nổ’ từ tháng 3-4 năm 2019. Doanh thu thấp điểm nhất là khoảng 5-6 tỷ đồng/ tháng, cao điểm nhất lên tới 13 tỷ đồng/ tháng. Hiện tại, mỗi tháng các xưởng sản xuất của Mão cho ra lò gần 10 triệu chiếc ống hút.

Năm 2016 khi Mão bắt đầu tìm hiểu về ống hút tre, anh nói, lúc ấy chưa ai làm sản phẩm này, nhưng đến năm 2018 khi anh quay trở lại thì đã rất nhiều người làm rồi, nhưng mới chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ - khoảng 10-20 nghìn ống/ tháng và chưa ai ra được thị trường quốc tế. Ống hút tre của Mão là một trong số những thương hiệu đầu tiên làm được việc này.

{keywords}

Hiện tại, Mão có 5 cơ sở sản xuất ống hút, chủ yếu nằm ở phía Nam.

'Muốn nhiều khách hàng, giá phải rẻ'

Chia sẻ về chiến lược kinh doanh, ông chủ 32 tuổi cho biết, anh muốn phủ rộng thị trường và giảm giá bán thấp nhất có thể để càng nhiều người được dùng sản phẩm càng tốt.

‘Muốn người ta bỏ ống hút nhựa thì ống hút tre phải rẻ để nhiều người có thể dùng được. Lợi nhuận thấp nhưng nhiều khách hàng thì vẫn có thể kiếm được tiền’.

Hiện tại, số lượng công nhân, nhân viên ở 5 nhà xưởng và các bộ phận khác lên tới khoảng gần 200 người. Để giảm giá bán xuống thấp nhất có thể, anh đầu tư hơn 3 tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất, máy móc. Hướng đi của Mão là giảm số lượng nhân công và đưa các quy trình đi vào sản xuất tự động.

‘Nếu nói làm ống hút tre chỉ để bảo vệ môi trường là không đúng. Mình làm kinh doanh thì phải có tiền. Nhưng mục đích kinh doanh cũng tương đồng với mục đích bảo vệ môi trường. Để bảo vệ môi trường thì phải càng nhiều người dùng ống hút tre càng tốt. Để nhiều người dùng được thì phải bán rẻ. Nếu bán rẻ mà có nhiều người mua thì lợi nhuận vẫn cao’.

So sánh lợi nhuận giữa làm ống hút tre và làm sáo, anh cho biết, làm sáo lợi nhuận khoảng 60% vì bán sáo là bán cả chất xám, phải hiểu về âm thanh mới làm được một cây sáo tốt. Còn lợi nhuận của ống hút tre chỉ có 10%. 

{keywords}
Phơi khô là một trong số các công đoạn để cho ra lò một chiếc ống hút tre
{keywords}
Sản phẩm đến tay người tiêu dùng

3 tiêu chí quan trọng nhất mà Mão cho rằng cần phải có để trở thành số 1 trong thị trường của mình, đó là: chất lượng, số lượng và giá cả.

Anh cho biết, hiện tại 98% sản phẩm của anh được xuất ra thị trường nước ngoài. ‘Mình là chủ của thương hiệu ống hút tre lớn như thế nhưng nhiều khi ra quán cafe ngồi vẫn phải ngậm ống hút nhựa’ - anh cười nói.

Tuy nhiên, Mão thừa nhận rằng thị trường trong nước đang có những thay đổi tích cực với dòng sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường. Anh nhìn thấy những thay đổi cụ thể nhất từ số lượng đặt hàng ngày một tăng lên của các cửa hàng cafe.

Anh cho rằng, thị trường tiềm năng này sẽ ngày càng phát triển khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Anh rất tự tin, ống hút tre sạch sẽ và hoàn toàn tự nhiên, đương nhiên đủ điều kiện để thay thế ống hút nhựa. Tre chỉ mất 1 đến 2 năm để tự huỷ thành chất mùn tự nhiên, còn nhựa hơn nghìn năm vẫn chưa thể biến mất khỏi cuộc đời chúng ta.

"Đây là một tín hiệu đáng mừng khi mọi người dần nhận ra tác hại của nhựa sử dụng một lần. Đặc biệt khi nhìn thấy sự nguy hại, buộc phải có sản phẩm thay thế. Ống hút tre có thể được dùng nhiều lần trong vòng 6 tháng, chỉ cần xả nước làm sạch rồi sấy khô hoặc đặt trong ngăn mát tủ lạnh cho lần sử dụng tiếp theo".

Chia sẻ về kế hoạch tương lai, anh cho biết chỉ khoảng 1 tháng nữa là anh bắt tay vào dự án sản xuất các đồ dùng bằng tre để xuất khẩu như thìa, bát, dao, dĩa... ‘Mọi thứ đã sẵn sàng, đầu ra cũng đã có, chỉ còn đợi máy móc xong là mình sẽ bắt đầu đi vào sản xuất với cơ sở đặt ở Nghệ An’.

Mục tiêu của Mão là trong 5-10 năm nữa sẽ nắm trong tay khoảng 10 nghìn nhân công, còn sang năm với những kế hoạch hiện tại sẽ đạt tới con số 1.000 nhân công. 

Câu chuyện thú vị về chàng trai đưa ống hút tre Việt Nam ra thế giới: Thu gần 10 tỷ đồng/tháng, 12 năm miệt mài thi ĐH vì đam mê - Ảnh 13.

Cựu sinh viên ĐH Kiến Trúc Hà Nội chia sẻ, nếu được tư vấn cho các bạn sinh viên về khởi nghiệp, anh sẽ khuyên các bạn trước tiên cần học và tập đọc sách. Sau đó thì thích gì làm đấy và sẵn sàng chấp nhận làm sai, làm hỏng. ‘Đây là tuổi các bạn được phép sai và hỏng, là lúc các bạn cần học hỏi, chứ chưa cần phải kiếm được tiền ngay’.

"Một ống hút tre đưa ra thị trường không quá đắt, nhưng nếu không tính toán hợp lý thì các bạn dễ bị lỗ. Cũng như khi khởi nghiệp, bạn chưa cần nghĩ kiếm lời được từ nó hay không, quan trọng rằng, trước tiên hãy "cháy" với niềm đam mê đó. Mọi thứ sẽ được đền đáp xứng đáng. 

Thực ra khởi nghiệp rất dễ, chỉ cần bạn có tinh thần thì mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Thay vì nhìn vào khó khăn như nguồn vốn, kinh nghiệm,... bạn hãy lấy cái thuận lợi làm tiền đề bước về phía trước".

Theo vietnamnet.vn & kenh14.vn

(*) Xem thêm

Bình luận