Cấu kiện Glulam - Giải pháp tuyệt vời cho kiến trúc xanh bền vững

27/08/2024 | 162

Cấu kiện Glulam được nổi lên như một giải pháp bền vững trong ngành kiến trúc và xây dựng giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường. Cấu kiện gỗ Glulam không chỉ là vật liệu cho các công trình kiến trúc hiện đại, mà còn là giải pháp thân thiện với môi trường giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tự nhiên.

Tương lai của Kiến trúc bền vững: Gỗ cấu kiện - Tạp chí Kiến Trúc

Gỗ Glulam là tương lai của kiến trúc xanh.

Cấu kiện Glulam là gì

Glulam (Glued Laminated Timber) là một loại vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc kết hợp các thanh gỗ thông nhỏ lại với nhau bằng keo ép và áp lực cao. Quá trình này tạo ra các thanh gỗ lớn, có tính thẩm mỹ và độ bền cao.

Cấu kiện Glulam không chỉ có tính ổn định và khả năng chịu lực tốt, mà còn là giải pháp cấu kiện gỗ đóng góp vào việc xây dựng các công trình “xanh” và bền vững.

đà gỗ glulamGlulam được ghép từ các thanh gỗ nhỏ lại với nhau bằng keo chuyên dụng theo chiều dọc.

Trong số các loại gỗ, Glulam (Glued Laminated Timber) được coi là một vật liệu đầy tiềm năng phát triển ở lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Gỗ Glulam được tạo ra bằng cách dán nhiều lớp gỗ mỏng lại với nhau dưới áp suất và nhiệt độ cao. Các lớp gỗ này thường được chọn lọc kỹ lưỡng, cùng loại, sắp xếp theo hướng vân gỗ khác nhau để tăng độ bền và giảm thiểu hiện tượng cong vênh. Chất kết dính sử dụng trong Glulam thường là nhựa phenol hoặc polyurethane, đảm bảo độ bền vững và khả năng chịu lực cao cho sản phẩm cuối cùng.

Glulam được kỳ vọng sẽ trở thành vật liệu thay thế bê tông trong tương lai và còn được coi là "ngôi sao xanh" trong các công trình xây dựng thân thiện với môi trường. Vật liệu này có nhiều đặc tính nổi bật khiến các kỹ sư và nhà nghiên cứu không thể bỏ qua. Một trong những ưu điểm của Glulam là khả năng chống ẩm và độ bền vượt trội. Các chuyên gia cũng đánh giá cao khả năng tái chế và tính chống cháy của loại gỗ này. Không giống như thép, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao Glulam sẽ tự tạo ra một lớp bảo vệ giúp cấu trúc bên trong vẫn giữ được sự vững chắc, đảm bảo an toàn cho công trình.


Công trình làm bằng gỗ Glulam ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Khả năng uốn cong vượt trội so với gỗ tự nhiên giúp Glulam trở thành vật liệu lý tưởng cho những thiết kế kiến trúc độc đáo và phức tạp. Glulam có thể uốn cong tốt hơn 80% so với gỗ tự nhiên và với trọng lượng nhẹ hơn bê tông, nó vừa đảm bảo sức mạnh cấu trúc vừa mang lại sự linh hoạt trong thi công.

Nhờ phương pháp xử lý tiên tiến, Glulam còn giúp giảm thiểu khí thải trong quá trình thi công, đồng thời tiết kiệm thời gian xây dựng. Các cấu kiện Glulam được sản xuất sẵn và chỉ cần lắp đặt tại công trình, giúp tốc độ lắp đặt nhanh gấp 3 lần so với bê tông đúc tại chỗ.

Ứng dụng cấu kiện gỗ Glulam trong kiến trúc và xây dựng

Cấu kiện Glulam được thiết kế linh hoạt và sản xuất theo các kích thước, hình dạng khác nhau để phù hợp với từng yêu cầu của dự án xây dựng, từ nhà ở đến cầu đường, tòa nhà cao tầng.

Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của cấu kiện gỗ Glulam trong lĩnh vực này:

  • Xà, cột và dầm chính trong các công trình kiến trúc: Glulam thường được sử dụng để tạo ra các xà, cột và dầm chính trong các công trình kiến trúc như nhà ở, tòa nhà thương mại và công nghiệp. Nhờ khả năng chịu lực tốt, có độ bền cao và tính thẩm mỹ nên đà Glulam trở thành lựa chọn ưa thích cho các thành phần cấu trúc chịu lực.
  • Dầm và gờ nổi trong dầm chữ I: Glulam cũng được sử dụng để tạo ra các dầm và gờ nổi trong các hệ thống dầm chữ I. Điều này giúp tạo ra các kết cấu vững chắc đồng thời mang lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ cho không gian dự án.
  • Các công trình nghệ thuật và kiến trúc độc đáo: Với khả năng thiết kế linh hoạt và uốn cong hơn 80% so với gỗ tự nhiên, Glulam cũng được sử dụng để tạo ra các công trình nghệ thuật và kiến trúc độc đáo như cầu vồng, cầu cảng và các cấu trúc nghệ thuật khác. Nhờ tính thẩm mỹ của Glulam kết hợp với khả năng chịu lực mạnh mẽ tạo ra những tác phẩm độc đáo và ấn tượng.

Cấu kiện gỗ glulamCấu kiện Glulam ứng dụng làm cột, đà, dầm, xà tại một khu biệt thự nghỉ dưỡng do Trần Đức Homes sản xuất và thi công

Ưu điểm của Cấu kiện Glulam so với bê tông truyền thống

Glulam có nhiều ưu điểm so với việc sử dụng bê tông truyền thống trong các công trình xây dựng. Một số ưu điểm nổi bật như:

  • Tính ổn định

Nhờ ứng dụng công nghệ xử lý gỗ tiên tiến hàng đầu thế giới Glulam có khả năng chống co ngót và cong vênh vượt trội, giúp duy trì sự ổn định và an toàn của cấu kiện trong suốt quá trình sử dụng.

  • Tính bền vững

Glulam là nguồn tài nguyên tái tạo, không gây hại cho môi trường, có khả năng tái sử dụng sau khi công trình kết thúc. Sử dụng Glulam đồng nghĩa với việc tôn vinh giá trị bền vững của công trình và đóng góp vào bảo vệ môi trường.

  • Trọng lượng nhẹ

So với thép và bê tông, Glulam có trọng lượng nhẹ hơn, giảm tải trọng lên công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho thiết kế và xây dựng.

  • Tính linh hoạt trong thiết kế

Với khả năng uốn cong tốt hơn 80% so với gỗ tự nhiên và có thể linh hoạt tăng chiều dài của gỗ bằng cách ghép kiểu nối ngón. Trần Đức Homes có thể sản xuất cấu kiện gỗ với kích thước ngoại cỡ và hình dáng đa dạng, tùy chỉnh theo yêu cầu thiết kế.

  • Tính thẩm mỹ cao

Sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên của gỗ và sự sáng tạo trong thiết kế tạo nên những kiệt tác kiến trúc độc đáo, đầy ấn tượng.

  • Tiết kiệm thời gian thi công

Việc lắp đặt cấu kiện Glulam thường nhanh chóng và dễ dàng hơn so với việc xây dựng bằng bê tông. Glulam có thể được gia công trước tại nhà máy và mang đến công trình để lắp đặt, giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết trong quá trình thi công.

  • Khả năng chống cháy tốt hơn

Cấu kiện Glulam thường có khả năng chống cháy tốt hơn so với bê tông, làm tăng cường an toàn cho công trình trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Những ưu điểm trên giúp Glulam trở thành một lựa chọn hấp dẫn và hiệu quả cho các công trình xây dựng so với bê tông truyền thống.

Glulam được sản xuất tại nhà máy và đưa ra công trình giúp tiết kiệm thời gian thi công 

Các công trình tiêu biểu ứng dụng đà Glulam tại Việt Nam

Trần Đức Homes là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng gỗ Glulam tại Việt Nam. Với các ưu điểm trên, glulam được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng bền vững như: Sofia Cafe, Khu nghỉ dưỡng 5 sao An Lâm Retreat Saigon River, biệt thự nghỉ dưỡng Louvers House, khu nghỉ dưỡng An Lâm Ninh Vân Bay, Cafe Phú Cường,… Những công trình này không chỉ thể hiện tính sáng tạo trong thiết kế mà còn đóng góp vào việc xây dựng các công trình “xanh” và bền vững tại Việt Nam.

cấu kiện glulam

Hình ảnh các thanh đà Glulam được Trần Đức Homes thi công tại công trình dự án cà phê Phú Cường

Biệt Thự Nghỉ Dưỡng Louvers House - Trần Đức Homes

Biệt Thự Nghỉ Dưỡng Louvers House - Trần Đức Homes
Dự Án Sophia Coffee Center - Trần Đức Homes

Glulam với nhiều đặc tính vượt trội thích hợp để ứng dụng vào các công trình ngoài trời như khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn…Trong ảnh là công trình Sofia Cafe sử dụng glulam do đơn vị Trần Đức Homes thiết kế và thi công.

Glulam được ứng dụng cho các hạng mục ngoài trời và chôn trong nước biển không lo mối mọc, mục rữa nhờ ứng dụng công nghệ xử lý gỗ tiên tiến hàng đầu thế giới. Dự án An Lâm Retreats Ninh Vân Bay do Trần Đức Homes thiết kế, thi công.

Sự linh hoạt của glulam mở rộng biên độ ứng dụng vật liệu gỗ trong công trình, kích thích sự sáng tạo và góp phần làm các bản thiết kế thêm thăng hoa (Ảnh: Khu nghỉ dưỡng L’alya Ninh Vân. Bay do Trần Đức Homes thiết kế và thi công)

Nét mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế của glulam tại dự án nhà Bến Tre, thiết kế và thi công bởi Trần Đức Home

Các công trình ấn tượng được xây dựng bằng gỗ Glulam trên thế giới

Tòa nhà Gaia trong khuôn viên Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore

Kết cấu chính của tòa nhà là sự kết hợp hài hòa giữa hai loại gỗ kỹ thuật hiện đại CLT và Glulam. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, một số bộ phận như cầu thang, nhà vệ sinh và nền nhà vẫn sử dụng bê tông. Đáng chú ý là thiết kế của tòa nhà Gaia giúp thải ít hơn 2.500 tấn CO2 mỗi năm so với nhiều công trình khác.

Tòa nhà Gaia xây chủ yếu từ gỗ khối. Ảnh: Internet

Tòa nhà Gaia xây chủ yếu từ gỗ khối. Ảnh: Internet

Eco Park, Anh Quốc

Được thiết lập để trở thành sân vận động bóng đá bằng gỗ đầu tiên trên thế giới, Eco Park được thiết kế bởi Zaha Hadid Architects sẽ được xây dựng ở Anh.

Theo studio, địa điểm 5.000 chỗ ngồi sẽ được xây dựng gần như hoàn toàn bằng gỗ – bao gồm cả phần mái nhô ra, cấu trúc và tấm ốp.

Công trình cũng dự kiến sẽ được cung cấp bởi các nguồn năng lượng bền vững, và sẽ trở thành sân vận động bóng đá xanh nhất thế giới.

Render of Forest Green Rovers mass-timber stadium by Zaha Hadid Architects

Rocket &Tigerli, Thụy Sĩ

Là tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới do Schmidt Hammer Lassen thiết kế hiện đang được phát triển. Tòa tháp cao 100 m sẽ có lõi gỗ và kết cấu chịu lực.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2026, tòa nhà sẽ được ốp bằng đất nung và nằm cạnh ba khối công trình bằng gỗ khác. Cùng với nhau, các tòa nhà này sẽ tạo thành một khu phức hợp bao gồm nhà ở, khu văn phòng và nhà hàng…

Render of the 32 storey tall Rocket&Tigerli in Switzerland

World of Volvo, Thụy Điển

Đây sẽ là một trung tâm trải nghiệm và nơi gặp gỡ của nhà sản xuất ô tô Volvo ở Gothenburg, Thụy Điển. Tòa nhà này được xây dựng với các cột và dầm kết cấu từ gỗ glulam trong khi các tấm sàn sẽ được xây dựng từ gỗ CLT.

Theo nhà thiết kế Henning Larsen Architects, dự án được hy vọng sẽ "thiết lập một tiêu chuẩn mới cho nhiều cách chúng ta có thể sử dụng gỗ trong kiến trúc".

Render of the exterior of the World of Volvo

Timber House, Canada

Công trình dự kiến sẽ trở thành một trong những công trình dân cư bằng gỗ khối lớn nhất ở Canada.

Sau khi hoàn thành, công trình sẽ kết hợp các đơn vị nhà ở giá cả phải chăng với nhà ở dành cho người cao tuổi, được bao bọc bởi mặt tiền dạng lưới đặc biệt với ban công trồng cây.

Thiết kế là một phần của quy hoạch khu Quayside rộng lớn hơn ở TP Toronto, nơi cũng sẽ có các công trình bền vững khác và được hy vọng trở thành một "cộng đồng xanh".

Render of Timber House by Adjaye Associates

Dock A, Thụy Sĩ

Gỗ có nguồn gốc địa phương ở Thụy Sĩ sẽ được sử dụng để xây dựng Dock A, nhà ga gỗ khối lượng lớn hiện đang phát triển cho sân bay Zurich.

Cấu trúc chính của công trình sẽ được hình thành từ các cột gỗ hình chữ V, tạo cho tòa nhà một bảng vật liệu tự nhiên phù hợp với truyền thống xây dựng bằng gỗ lâu đời của đất nước này.

Studio cho biết: "Tông màu vật liệu dịu mắt, ánh sáng tự nhiên và tính bền vững giúp xác định lại kỳ vọng của hành khách về trải nghiệm sân bay xanh điển hình".

Mass-timber interior of BIG's Dock A at Zurich Airport

Giảng đường Đại học Tilburg, Hà Lan

Đây là một tòa nhà sẽ phục vụ việc giảng dạy tại Đại học Tilburg, với hình dáng vuông, công trình sẽ được xây dựng bằng các bộ phận có thể tháo dỡ và tái chế, bao gồm dầm gỗ kết cấu và các tấm mặt tiền bằng đá vôi.

Tilburg University Lecture Hall by Powerhouse Company in the Netherlands

Living Landscape, Iceland

Dự kiến hoàn thành vào năm 2026, Living Landscape là một tòa nhà đa năng và sẽ trở thành "tòa nhà bằng gỗ lớn nhất ở Iceland" sau khi hoàn thành nhờ cấu trúc gỗ CLT của nó.

Studio cũng đang hướng tới việc tòa nhà đạt được lượng khí thải carbon ròng trong suốt cuộc đời bằng không, điều này sẽ đạt được một phần thông qua việc sử dụng gỗ và sử dụng năng lượng tái tạo.

A render of a mass timber building in Iceland

Ga trung tâm tàu điện ngầm Naples, Ý

Các phần kết cấu gỗ glulam lớn, uốn lượn được sử dụng để xây dựng Nhà ga Trung tâm Tàu điện ngầm Naples, là một công trình điêu khắc đang được xây dựng tại Ý.Construction of Naples Central Underground Station

Homerton College, Anh Quốc

Công trình sẽ có cấu trúc gỗ CLT và glulam rõ ràng, được che giấu bên ngoài bằng lớp phủ đồng. Đây sẽ là một trung tâm giáo dục được thiết kế riêng cho Đại học Cambridge.

Mass timber interior of Homerton College entrance foyer

Dock Mill, Ireland

Đây sẽ là một trong những tòa nhà gỗ cao nhất ở châu Âu khi hoàn thành. Được đặt tên là Dock Mill, dự án sẽ sử dụng gỗ CLT để giảm bớt và đẩy nhanh quá trình xây dựng trên khu vực ven biển bị hạn chế.

Mặt tiền bằng kính hai lớp sẽ bao bọc cấu trúc gỗ của phần mở rộng mới, mà studio cho biết là "sự hiện đại của ngôi nhà kính".

Render of Dublin's Dock Mill by Urban Agency

Pirelli 39, Ý

Tại Milan, một tòa tháp với nhiều cây xanh có cấu trúc được xây dựng bằng gỗ khối.

Được thiết kế bởi Diller Scofidio + Renfro và Stefano Boeri Architetti, công trình sẽ được nối với toành nhà cao tầng bên cạnh bằng một cây cầu kính nhiều tầng.

Cấu trúc gỗ của tòa nhà sẽ được bổ sung bởi 1.700 m2 khu vực trồng cây xanh sẽ thay đổi màu sắc theo mùa.

The Pirelli 39 development by Diller Scofidio + Renfro and Stefano Boeri Architetti

Gỗ Glulam được ứng dụng trong nhiều công trình trên thế giới. Ảnh: Internet

Gỗ Glulam ngày càng được ứng dụng trong nhiều công trình trên thế giới. Ảnh: Internet

Glulam là một vật liệu xây dựng hiện đại, đa năng, độ bền cao và khả năng tái sử dụng... Do đó loại gỗ này ngày càng được ứng dụng rộng rãi, là giải pháp hiệu quả và đáng tin cậy cho ngành kiến trúc và xây dựng “xanh”, góp phần tạo nên những không gian sống và làm việc đẹp, an toàn, thân thiện với môi trường.

Hy vọng sự tiến bộ trong công nghệ và nhận thức về bảo vệ môi trường sẽ tiếp tục thúc đẩy ứng dụng của Glulam, đóng góp vào một tương lai xây dựng xanh và bền vững hơn.

Theo nguoiquansat.vn, tapchixaydung.vn & Trần Đức Homes


(*) Xem thêm

Bình luận