Xe bay - phương tiện giao thông của tương lai

16/11/2021 | 1057

Trước đây chúng ta chỉ thấy ô tô bay trong các phim khoa học viễn tưởng nhưng giờ đây giấc mơ ô tô bay đang dần thành hiện thực. Nhiều năm trở lại đây, một số hãng sản xuất xe trên thế giới đã đang tập trung nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện những chiếc ô tô bay đầu tiên. Dự đoán rằng, sẽ không bao lâu nữa trên bầu trời sẽ có những "con chuồn chuồn sắt" chao nghiêng và đây sẽ là phương tiện đi lại được ưa thích trong tương lai.

Xe ô tô bay – Xu hướng của tương lai - antv

1. Xe bay có khả năng lội nước

Vào đầu năm 2004, Nhà thiết kế người Thụy Sỹ Frank Rinderknecht, cha đẻ của mẫu ôtô này cho biết chiếc xe do ông chế tạo có thể chạy trên mặt nước với tốc độ 48 km/giờ, vận tốc tối đa trên cạn là 200 km/ giờ và bay với tốc độ khoảng 80 km/giờ.

1POEIjt3.jpg

Splash - Xe bay có khả năng lội nước.

Rinderknecht, 48 tuổi, cho biết: "Tôi từng thấy những chiếc xe hơi của James Bond trong loạt phim Điệp viên 007 nhưng chúng không thể hoạt động được - tất cả đều là kỹ xảo điện ảnh Hollywood. Xe của tôi là hàng thứ thiệt. Nó là giấc mơ tôi ôm ấp từ thuở thiếu thời và bây giờ đã trở thành hiện thực".

Ông mô tả: "Splash trông giống như một chiếc xe hơi thể thao bình thường, nhưng bạn có thể lái nó xuống nước và sử dụng như một chiếc xuồng. Chỉ cần nhấn một nút bấm mà không cần ra khỏi xe, bạn có thể điều khiển nó xòe cánh và cất cánh bay lên khỏi mặt nước. Chúng tôi đã kết hợp một loạt các công nghệ theo cách thức chưa ai từng thực hiện trước đây".

2. AeroMobil của hãng Slovakia

Trong nhiều thập kỷ, ý tưởng về một chiếc ô tô có thể bay được khi bị tắc đường chỉ mang tính viễn tưởng. Nhưng mới đây một hãng của Slovakia đã tuyên bố họ giải quyết được vấn đề này.

Ý tưởng về ô tô bay đã trở thành hiện thực
Chiếc ô tô bay AeroMobil khi trên mặt đất

Chiếc ô tô AeroMobil của họ có thể bay 430 dặm bằng một bình xăng và khi thu cánh lại, nó có thể nằm vừa vặn bên trong nơi đỗ xe thông thường.

Hãng này cho biết, AeroMobil là một chiếc “ô tô bay” tận dụng tốt cơ sở hạ tầng vốn có dành cho ô tô và máy bay, mở ra hướng giao thông trực tiếp theo đường chim bay.

Khi ở chế độ xe hơi, nó sẽ vừa vặn bên trong nơi đỗ xe, và lấy được xăng thông thường ở bất cứ cây xăng nào.

Hãng Slovakia đã phát triển phiên bản thứ 3 của phương tiện giao thông này.

Ý tưởng về ô tô bay đã trở thành hiện thực
Khi cất cánh

Tatiana Veber, một phát ngôn viên của hãng chế ra chiếc AeroMobil nói: “Chúng tôi đã và đang phát triển ý tưởng ô tô bay từ năm 1990”.

Veber cho biết, mẫu đầu tiên của họ trông rất lạ lẫm và gây khó khăn cho người sử dụng trong đời thường, và do vậy họ đã cải tiến để chiếc ô tô bay thích ứng với giao thông đường bộ thông thường.

“Chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực từ một số chuyên gia về điện tử hàng không… Chiếc xe được chế tạo để có thể tiếp nhận nhiên liệu tại các cây xăng thông thường, sử dụng nhiên liệu dành cho động cơ Rotax 912 ULS”.

Ý tưởng về ô tô bay đã trở thành hiện thực

Hãng AeroMobil cho hay phiên bản mới nhất này sẽ được trưng bày cho thế giới xem vào ngày 29/10 tại Festival Pioneers ở Áo.Tuy nhiên thiết kế của ô tô bay vẫn chưa hoàn hảo lắm khi phần cánh gập vào ghế phía sau tài xế khi ở chế độ ô tô.

Hãng AeroMobil đã tung ra một video clip cho thấy chiếc ô tô đang đi qua các phố xá rồi vút lên không trung.

3. Audi và tham vọng sản xuất "xe ô tô bay"

Tại Triển lãm Ô tô Geneva 2018, Audi đã giới thiệu mẫu concept Pop.Up Next và có vẻ tham vọng về một chiếc xe ô tô bay của Audi đã bắt đầu được đặt nền móng.

Auto News Europe cho biết, Audi hiện đang tạm dừng dự án xe ô tô bay và xem xét quan hệ đối tác với Airbus, nhưng hãng xe Đức nuôi rất nhiều hy vọng cho Pop.Up Next. Tất nhiên, việc chế tạo một chiếc ô tô có thể bay sẽ gặp vô vàn khó khăn, chính Audi cũng phải thừa nhận rằng sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới có thể thấy một chiếc taxi trên không được sản xuất theo đúng chuẩn an toàn.

Về Pop.Up Next concept của Audi, chiếc xe chỉ gồm một khoang cabin hai chỗ ngồi có trọng lượng siêu xe, có thể gắn vào mô-đun xe hơi hoặc máy bay. Trong đó, mô-đun xe hơi là một nền tảng giống như ván trượt, sử dụng pin 15 kWh và hai động cơ điện cho công suất 80 mã lực, cung cấp cho chiếc xe phạm vi hoạt động 130km trên một lần sạc.

Còn mô-đun bay sẽ bao gồm bốn "cánh hình tròn" đặc biệt, chứa tổng cộng 8 lưỡi máy bay trực thăng. Mỗi lưỡi được cung cấp năng lượng từ một động cơ điện 26 mã lực, đến từ bộ pin 70 kWh. Nhờ đó mà mô-đun máy bay có tổng công suất là 214 mã lực, giúp nó có thể bay với vận tốc lên tới 120 km/h. Tuy nhiên, mô-đun máy bay của Audi Pop.Up Next chỉ có thể di chuyển quãng đường 50km trong mỗi lần sạc đầy.

Tưởng như những dự án như Pop.Up Next đã "chết" hoàn toàn, nhưng động thái gần đây của Tập đoàn Volkswagen lại cho thấy điều ngược lại. Thực tế là Porsche và Boeing đã ký một bản ghi nhớ về việc phát triển các phương tiện di chuyển trên không đô thị cá nhân cao cấp.

Theo Audi, dịch vụ di chuyển hoàn thiện dựa trên công nghệ nói trên sẽ có thể được đưa vào khai thác thực tế “trong thập kỷ tới”.

4. GM chính thức tham gia cuộc đua sản xuất “ô tô bay”

 

Hãng sản xuất ô tô General Motors (GM) của Mỹ đã chính thức tham gia cuộc đua sản xuất “ô tô bay” khi tiết lộ mẫu concept taxi bay tự hành tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng 2021 (CES 2021).

Mẫu ô tô bay của GM. Ảnh: GM

Nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ này đã tiết lộ một số thông tin chi tiết và phát một đoạn video về phương tiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) của thương hiệu Cadillac trên trang triển lãm kỹ thuật số của mình. 

Người tường thuật trong video của GM miêu tả chiếc ô tô bay một chỗ ngồi có khả năng đi được lên đến 90 km mỗi giờ từ trên tầng thượng và được vận hành bởi tám bộ phận chuyển động (rotor) sử dụng “công nghệ pin thế hệ mới”. VTOL là chìa khóa cho tầm nhìn của GM về một tương lai đa phương thức.
Một số công ty khoa học hàng không và các công ty khởi nghiệp cũng đã giới thiệu những "chiếc xe bay" tương tự trong những năm gần đây, mặc dù không có kế hoạch thương mại hóa ngay lập tức.
Thông tin trên được đưa ra sau khi GM công bố thương hiệu xe tải nhỏ chạy điện BrightDrop mới và đưa ra các thông báo khác về kế hoạch phát triển các loại xe chạy bằng điện./.

5. Honda sản xuất ô tô bay tương lai

 

Mới đây, trong kế hoạch với tầm nhìn đến năm 2030, Hoda đã tuyên bố sẽ sớm giới thiệu cho công chúng một loại ô tô bay đặc biệt...

Honda cho biết sản phẩm "ô tô bay" tương lai của mình sẽ cất và hạ cánh thẳng đứng và chạy điện (eVTOL), nhưng thực ra nó giống một loại máy bay lai hơn.  

Honda cho biết sản phẩm "ô tô bay" tương lai của mình sẽ cất và hạ cánh thẳng đứng và chạy điện (eVTOL), nhưng thực ra nó giống một loại máy bay lai hơn.  

Thực tế, những chiếc “ô tô bay” chạy hoàn toàn bằng điện có thể cất cánh và hạ cánh ở giữa thành phố do động cơ êm và cánh quạt tương đối nhỏ. Nhưng phạm vi của chúng bị hạn chế do dung lượng pin không đủ và sử dụng trong giới hạn thành phố.

Honda đang giải quyết vấn đề này bằng cách bổ sung một tua-bin khí cho những hành trình dài hơn, nhờ đó tận dụng bí quyết của hãng trong các công nghệ điều khiển, đốt cháy, khí động học và điện, bao gồm cả trải nghiệm có được từ giải đua Công thức 1.

Công ty cho biết, họ đang thiết lập một “hệ sinh thái di chuyển” để tạo ra giá trị mới lấy máy bay eVTOL làm cốt lõi và các giải pháp di chuyển trên mặt đất được phối hợp và tích hợp với cả ô tô và xe đạp.

Công ty cho biết, họ đang thiết lập một “hệ sinh thái di chuyển” để tạo ra giá trị mới lấy máy bay eVTOL làm cốt lõi và các giải pháp di chuyển trên mặt đất được phối hợp và tích hợp với cả ô tô và xe đạp.

Honda cũng đang quay trở lại với việc phát triển robot kể từ khi ngừng phát triển robot Asimo vào năm 2018. Là một phần của thế hệ robot tiếp theo, công ty đã phát triển một công nghệ gọi là “robot avatar” được thiết kế để cho phép người dùng thực hiện một số tác vụ nhất định và trải nghiệm mọi thứ mà không cần phải có mặt trực tiếp.

Robot có bàn tay nhiều ngón, vừa có thể gắp một vật nhỏ bằng đầu ngón tay vừa dùng sức để mở nắp lọ chặt. Đây là một thành tựu từ lâu đã là thách thức trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo robot. Chức năng điều khiển từ xa được hỗ trợ bởi AI đang được cải tiến để cho phép bàn tay cầm nắm vật thể một cách trơn tru và xử lý chính xác các dụng cụ cầm tay.

Ngoài ra, Honda đang làm việc để giảm kích thước phần cứng và cải thiện độ chính xác của các chuyển động, cũng như tìm ra các trường hợp sử dụng thực tế của công nghệ. Honda đặt mục tiêu bắt đầu trình diễn công nghệ này vào năm 2024 và đưa nó vào sử dụng thực tế vào những năm 2030.

6. AirCar biến hình trong 3 phút

 

AirCar, một sản phẩm phương tiện di chuyển vừa là ô tô vừa là máy bay, hiện đang tiến rất gần tới giai đoạn sản xuất thương mại sau thử nghiệm cột mốc tuần này. Phương tiện này đã bay thử 35 phút từ sân bay quốc tế Nitra tới sân bay Bratislava vào 28/6/2021.

Thử nghiệm thành công ô tô bay: mất 3 phút để biến hình giữa hai dạng, bay được liên tục trong 35 phút, tốc độ 190 km/h - Ảnh 1.

Sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ của công ty KleinVision có tên AirCar này đã hoàn thành lần hạ cánh thành công thứ 142 tại sân bay Bratislava vào lúc 6:05AM. Sau khi hạ cánh, người lái chỉ cần ấn một nút và phương tiện nhanh chóng biến hình thành một chiếc xe hơi thể thao chỉ sau 3 phút. Người lái lần này không ai khác ngoài nhà sáng chế của AirCar, giáo sư Stefan Klein và đồng sáng lập công ty Anton Zajac. Nhờ khả năng bay được, thời gian hoàn thành hành trình được rút ngắn chỉ còn một nửa.

“Giáo sư Stefan Klein là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển các xe hơi biết bay thân thiện người dùng.” theo giáo sư Branko Sarh, kỹ sư hãng Boeing Co. “Khả năng chuyển đổi mượt mà từ phương tiện giao thông đường bộ sang phương tiện hàng không và ngược lại, khả năng thu gọn cánh và đuôi của AirCar là thành quả của nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo và kiến thức cũng như kinh nghiệm kỹ thuật chuyên ngành của ông.”

Nguyên mẫu AirCar Prototype 1 được trang bị động cơ 160 mã lực BMW kèm theo bộ đẩy và một dù chuyên dụng. Dưới sự giám sát của Ủy Ban Hàng Không Dân sự, AirCar đã hoàn thành hơn 40 giờ bay thử nghiệm bao gồm kiểm tra về khả năng bẻ cua gấp 45 độ và độ ổn định trong khả năng di chuyển trên không. AirCar Prototype 1 bay ở độ cao 8200 ft và đạt tốc độ trung bình 190km/h.

AirCar Protoype 2, phiên bản đang trong giai đoạn tiền sản xuất, sẽ được trang bị động cơ 300 mã lực và được cấp chứng chỉ EASA CS-23 dành cho máy bay và giấy phép lưu thông đường bộ M1. Với bộ đẩy có thể thay đổi khẩu độ, Protoype 2 được mong đợi sẽ đem lại tốc độ trung bình 300km/h và quãng đường bay tối đa 1000km.

“Chuyến bay thử nghiệm đánh dấu khởi đầu cho kỷ nguyên của phương tiện vận chuyển lai, đem lại sự tự do cho người dùng. Đây không còn chỉ là một ý tưởng khả thi nữa. Sau chuyến bay 8.200ft này, khoa học viễn tưởng cuối cùng đã trở thành hiện thực.” - theo giáo sư Klein và Anton, sau khi bước ra từ buồng lái AirCar tại Bratislava.

7. Ô tô bay sẽ xuất hiện trên bầu trời Tokyo vào năm 2023 với dự án của Sky Drive

Chính phủ Nhật Bản rất ủng hộ việc triển khai phương tiện bay tư nhân trên bầu trời các thành phố lớn của đất nước.

Ô tô bay dạng cất hạ cánh thẳng đứng đang được nhiều hãng nghiên cứu sản xuất (ảnh: SkyDrive)

Ô tô bay dạng cất hạ cánh thẳng đứng đang được nhiều hãng nghiên cứu sản xuất (ảnh: SkyDrive)

Những thiết bị bay dạng cất và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) sử dụng động cơ điện đang được các nhà sản xuất tập trung phát triển.

Công ty SkyDrive có trụ sở tại Nhật Bản đang phát triển một loại xe bay điện VTOL 2 chỗ ngồi. Nó đang trong quá trình thử nghiệm. SkyDrive không phải là công ty duy nhất nghiên cứu phương tiện di chuyển cá nhân trên bầu trời. Uber, Boeing, Airbus, AeroMobil và một số hãng khác đều đang nghiên cứu VTOL nhằm tạo ra một loại ô tô bay an toàn và khả thi về mặt thương mại để vượt lên trước các đối thủ cạnh tranh.

Một số nguyên mẫu ô tô bay đã được giới thiệu với ý tưởng nó sẽ trở thành “taxi bay”, được lái bởi phi công chuyên nghiệp và có thể vận chuyển số lượng người tương đối lớn. Nhưng, trong trường hợp của SkyDrive, công ty đã phát triển một loại xe bay đủ nhỏ, chiếm một không gian đậu xe bằng 2 chiếc ô tô thông thường.

Được thành lập vào năm 2018, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Tokyo này đã tập trung ngay vào thiết kế, phát triển và sản xuất các phương tiện bay. Công ty đã tập hợp được nhân viên là các kỹ sư thuộc các lĩnh vực máy bay, drone (máy bay không người lái) và ô tô tự hành. SkyDrive cũng đã ký một thỏa thuận với chính quyền thành phố Tokyo, cho phép công ty được sử dụng 10.000 m2 để đặt cơ sở thử nghiệm thiết bị bay. SkyDrive cũng đã huy động được 1,8 tỷ yên từ các nhà đầu tư.   

“Ở các nước phát triển, ô tô bay được kỳ vọng sẽ là phương tiện giúp giảm bớt ùn tắc giao thông và ứng phó với thiên tai. Còn ở các nước đang phát triển, chúng có thể được sử dụng như một hình thức giao thông đòi hỏi ít cơ sở hạ tầng hơn”, SkyDrive cho biết.

Nguyên mẫu SD-XX mà công ty vừa giới thiệu là một chiếc xe bay 2 chỗ ngồi, có người lái với cánh quạt đặt ở 4 góc. Ô tô này chạy bằng pin điện và các kỹ sư hy vọng có thể tung ra phiên bản thương mại có khả năng đạt tốc độ lên đến 60 km/h với quãng đường từ 20 đến 30 km.

Một chuyến bay không người lái ngoài trời đã được thử nghiệm vào tháng 12/2018. Tiếp theo là các chuyến bay có người lái vào tháng 12/2019 và tháng 3/2020. SkyDrive hiện nghiên cứu cải tiến thiết kế kỹ thuật hiện có. Hình dưới đây là mẫu xe ý tưởng cuối cùng.

Ô tô bay sẽ xuất hiện trên bầu trời Tokyo vào năm 2023? ảnh 1

Nguyễn mẫu ô tô bay của SkyDrive

Công ty hy vọng chính thức ra mắt ô tô bay của mình trong vài năm tới. Mặc dù điều này có vẻ đầy tham vọng, nhưng chính phủ Nhật Bản rất quan tâm hỗ trợ các dự án VTOL và muốn chứng kiến các phương tiện bay an toàn và khả thi vào năm 2023.

Ở các quốc gia đông dân với các thành phố đô thị rộng lớn như Nhật Bản, một ngày nào đó, ô tô bay VTOL có thể giảm bớt gánh nặng giao thông trên đường bộ và cung cấp sự vận chuyển nhanh hơn giữa các khu vực trong thành phố. Ô tô bay cũng hữu ích trong việc vận chuyển hành khách đến các vùng sâu vùng xa hoặc trong các trường hợp thiên tai, các nỗ lực cứu hộ hoặc tiếp tế.

Trong một cuộc phỏng vấn với Japan Times , Giám đốc điều hành SkyDrive Tomohiro Fukuzawa cho biết ông hy vọng sẽ trình diễn một chuyến bay có người lái vào thời gian tới đây. SkyDrive đã lên kế hoạch cho dịch vụ taxi hàng không vào năm 2023. Nếu mọi việc suôn sẻ, ô tô bay tự hành có thể được cung cấp thương mại cho công chúng vào năm 2028. Giá của một chiếc ô tô bay sẽ gần bằng giá của một chiếc "xe hơi đắt tiền".

Osaka hay Tokyo được dự tính là những thành phố đầu tiên khai trương dịch vụ taxi hàng không. SkyDrive dự định tính phí cho một chuyến bay, bao gồm một hành khách và một phi công, thấp hơn nhiều so với một chuyến bay bằng trực thăng truyền thống.  

Nhật thử nghiệm thành công ôtô bay - VnExpress Số hóa

SkyDrive dự kiến sẽ bán được 100 chiếc ô tô bay vào năm 2028.

“Tôi thực sự vui mừng về triển vọng ô tô bay trong tương lai bởi chúng ta sắp chứng kiến một sự cải tiến lớn về khả năng di chuyển - điều hiếm thấy trong lịch sử, bắt đầu từ ngựa đến ô tô, máy bay và tàu thủy. Có nhiều đối thủ khác ở Châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng chúng tôi muốn sản xuất một phương tiện bay mang lại cảm giác thoải mái với chất lượng Made in Japan”, ông Fukuzawa nói.

Trong một tin tức liên quan, vào đầu năm 2020, Joby Aviation - nhà phát triển ô tô bay điện 5 chỗ ngồi - đã nhận được khoản đầu tư 394 triệu USD từ nhà sản xuất ô tô Toyota.

Hiện nay mẫu xe bay SD-03 của SkyDrive là mẫu xe bay đầu tiên được cấp phép an toàn ở Nhật Bản và có thể đi vào hoạt động năm 2025 trong những chuyến bay chặng ngắn với tốc độ 48 km/h.

Mẫu xe bay SD-03 bay thử thành công năm ngoái. Ảnh: SkyDrive

Mẫu xe bay SD-03 bay thử thành công năm ngoái. Ảnh: SkyDrive

SkyDrive, công ty khởi nghiệp phát triển xe bay cất hạ cánh thẳng đứng bằng điện tại Tokyo, thông báo họ đã được cấp giấy phép an toàn từ Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT)

SkyDrive lần đầu tiên công bố nguyên mẫu xe bay năm 2018 trước khi tiến hành thành công thử nghiệm bay đầu tiên năm ngoái. Phiên bản mới nhất của mẫu xe bay giống drone do SkyDrive phát triển có tên SD-03. Phương tiện sử dụng 8 cánh quạt (hai cánh quạt ở mỗi góc) và đạt tốc độ tối đa 48 km/h trong những chuyến bay kéo dài 10 phút.

Giấy chứng nhận an toàn của MLIT xác nhận "thiết kế, kế cấu, độ chắc chắn và hiệu suất đáp ứng những yêu cầu về an toàn và môi trường", SkyDrive cho biết. Công ty sẽ tiếp tục hợp tác với chính phủ và MLIT và hoàn thiện phát triển một mẫu xe bay an toàn và đáng tin cậy". Đây là lần đầu tiên MLIT cấp giấy phép cho xe bay.

Hiện nay, SkyDrive đang vận hành dịch vụ chở hàng khối lượng 30 kg ở Nhật Bản. Công ty đặt mục tiêu ra mắt dịch vụ taxi bay với mẫu SD-03 ở khu vực vịnh Osaka sớm nhất năm 2025. Khung thời gian 2025 của SkyDrive khá sát với các công ty taxi bay khác như Volocopter (2023). Tuy nhiên, mẫu taxi bay của SkyDrive có vẻ nguy hiểm hơn do không có cabin khép kín. Ngoài ra, phương tiện này cũng có ít động cơ hơn hẳn những mẫu khác như máy bay điện cất hạ cánh thẳng đứng 7 chỗ trang bị 36 quạt điện turbine. SkyDrive không tiết lộ công ty này có xây phiên bản SD-03 lớn hơn với cabin khép kín để chứa nhiều hành khách hơn hay không, hoặc liệu họ có bổ sung thêm các tính năng tự động và an toàn cho phương tiện không.

Mẫu SD-03 một chỗ ngồi của SkyDrive được cho là giống xe máy bay hơn là ôtô bay. Hiện nay, SkyDrive sẽ sử dụng SD-03 cho dịch vụ vận chuyển thay vì bán riêng.

Thắm Lê tổng hợp


(*) Xem thêm

Bình luận