VinFuture - Sứ mệnh đặc biệt: Tôn vinh khoa học công nghệ xuất sắc toàn cầu

21/01/2022 | 406

VinFuture là giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu, được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2020 với sứ mệnh "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ". Giải thưởng do Quỹ VinFuture quản lý, chính thức tiếp cận đề cử và trao giải lần đầu đầu tiên vào năm 2021. 

"Tạo nên sự thay đổi tích cực để mang tới một cuộc sống tốt hơn cho mọi người luôn là mục tiêu của chúng tôi - trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Các biến cố của năm 2020 đã cho thấy hơn bao giờ hết, chúng ta cần đồng hành với những trái tim nhân hậu và khối óc lỗi lạc đang nỗ lực phát huy sức mạnh của Khoa học Công nghệ, giúp thế giới vượt qua những thử thách cam go và làm cho cuộc sống của nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn.", Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương chia sẻ về động lực sáng lập giải thưởng.

Phu nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu xuất hiện trước công chúng

VinFuture vinh danh 3 nhà khoa học nghiên cứu vaccine mRNA - VnExpress

Ông Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương - những người sáng lập quỹ VinFuture có mặt tại buổi lễ trao giải ngày 20/1/2020.

Sứ mệnh tầm nhìn:

Với sứ mệnh cao cả đặc biệt mới, VinFuture trợ lực cho khoa học phụng sự nhân loại. Giải thưởng tôn vinh các nghiên cứu khoa học và các phát minh, sáng chế đổi mới công nghệ ở tất cả các lĩnh vực khoa học công nghệ mà hướng tới góp phần giải quyết những thách thức chung của nhân loại, bao gồm nhưng không giới hạn: nâng cao sức khỏe và chất lượng sống, xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, tạo cơ hội được hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ cho mọi người, nước sạch, năng lượng tái tạo, bình đẳng, công bằng, sản xuất và thương mại có trách nhiệm, ứng phó với biến đổi khí hậu, v.v.

VinFuture sẽ thực sự chắp cánh cho những nghiên cứu khoa học xuất sắc toàn cầu bay cao - Trợ lực cho đổi mới công nghệ tiên tiến - Tạo ra thêm nhiều giá trị cho nhân loại.

Cấu trúc giải thưởng

VinFuture bao gồm một giải chính và ba giải đặc biệt:

  • Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 70 tỷ đồng, tương đương 3 triệu đô la Mỹ, là một trong những giải thưởng khoa học - công nghệ quy mô toàn cầu có giá trị lớn nhất cho đến cuối  2020. Giải thưởng chính sẽ được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai

  • 3 giải đặc biệt (VinFuture Special Prize) mỗi giải trị giá cỡ 11,5 tỷ đồng tương đương 500,000 đô la Mỹ.
    • Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đến từ các nước đang phát triển. Đây được coi là giải thưởng toàn cầu có giá trị lớn nhất dành riêng cho các nhà khoa học đến từ những quốc gia mà điều kiện nghiên cứu khoa học cũng như cơ hội các nhà khoa học được tôn vinh ở cấp độ này còn hạn chế.
    • Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh là phụ nữ. Đây là giải thưởng có giá trị lớn nhất thế giới dành riêng cho các nhà khoa học nữ.
    • Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả nghiên cứu hoặc phát minh mang tính tiên phong trong lĩnh vực mới.

Hội đồng Giải thưởng

Hội đồng Giải thưởng VinFuture gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Những thành tựu và đóng góp của họ trong ngành Khoa học – Công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại và được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu. Hội đồng Giải thưởng chịu trách nhiệm xác lập quy trình quản lý Giải thưởng, đưa ra các tiêu chí đánh giá và lựa chọn người đạt Giải. Thứ tự xếp theo tên

  1. Padmanabhan Anandan Giám đốc Viện Trí tuệ Nhân tạo Wadhwani, Mumbai, Maharashtra, Ấn Độ, Giáo sư Khoa học Máy tính tại Đại học Yale.

  2. Jennifer Tour Chayes Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Microsoft, Phó Hiệu trưởng Trường Máy tính, Khoa học Dữ liệu và Xã hội, Đại học California tại Berkeley:
    "Tôi thật sự bị thuyết phục bởi mục đích mà VinFuture hướng tới. Đó là ghi nhận thành tựu của các nhà khoa học, trở thành cầu nối để những người phụ nữ, nhà khoa học trẻ đến từ các nước đang phát triển có thể chinh phục các lĩnh vực rộng lớn của khoa học, công nghệ. Lý do tiếp theo khiến tôi nhận lời là trong hội đồng giải thưởng có những thành viên từng nhận giải Nobel hay Turing. Được làm việc cùng họ là niềm hân hạnh đối với tôi. Lý do cuối cùng vì VinFuture là một giải thưởng đến từ Việt Nam. Tôi có ấn tượng tốt với Việt Nam qua những người bạn, những học trò từ đất nước này. Tôi nghĩ việc giải thưởng này bắt nguồn từ Việt Nam là điều đáng trông đợi."
    Giải thưởng VinFuture hút hàng nghìn nhà khoa học: Sứ mệnh đặc biệt của  Vingroup
  3. Pascale Cossart Giáo sư Danh dự và Trưởng khoa Tế bào của Viện Pasteur, là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học tế bào.
  4. Giáo sư Đặng Văn Chí Chương trình Ung thư Phân tử & Tế bào, Trung tâm Ung thư Viện Wistar, được coi là người tiên phong trên thế giới nghiên cứu liên ngành giữa Sinh học và Ung thư.
  5. Giáo sư Sir Richard Henry Friend – Giáo sư Vật lý Cavendish tại Đại học Cambridge và Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Ban cố vấn Khoa học của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore, và được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ để tôn vinh "những cống hiến xuất sắc cho ngành Vật lý".
  6. Xuedong David Huang Thành viên Kỹ thuật và Giám đốc Công nghệ của Microsoft Azure, được Tạp chí Wired vinh danh là một trong 25 thiên tài tạo ra xu hướng kinh doanh tương lai.
  7. Gérard Albert Mourou Giáo sư của Haut Collège tại École polytechnique Đại học Bách Khoa Pháp và giữ chức danh Giáo sư danh dự tại Đại học danh dự AD Moore, Đại học Michigan. Ông được trao giải Nobel Vật lý cùng với Giáo sư Donna Strickland năm 2018
  8. Konstantin Sergeevich Novoselov Giáo sư Tan Cin Tuan tại Đại học Quốc gia Singapore, Giáo sư Vật lý bán thời gian Langworthy tại Trường Vật lý và Thiên văn học, Đại học Manchester và Giáo sư nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh (The Royal Society) tại Đại học Manchester. Ông được trao giải Nobel Vật lý năm 2010 vì những thành tựu của mình về vật liệu graphene.
  9. Michael Eugene Porter Giáo sư vị trí Bishop William Lawrence Trường Kinh doanh Harvard, Đại học Harvard, đạt kỷ lục 9 lần đoạt Giải thưởng McKinsey cho bài báo Harvard Business Review hay nhất trong năm và cũng là người nhận 26 bằng tiến sĩ danh dự cũng như các danh hiệu quốc gia và nhà nước.
  10. Leslie Gabrial Valiant Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh và Viện Hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ). Ông hiện là Giáo sư vị trí "Thomas Jefferson Coolidge" về Khoa học máy tính và Toán học ứng dụng tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng tại Đại học Harvard.
  11. Vũ Hà Văn Giáo sư vị trí Percey F. Smith về Toán học và Giáo sư Khoa học Dữ liệu tại Đại học Yale, nổi tiếng với các công trình số học tổ hợp và tổ hợp xác suất, lý thuyết ma trận ngẫu nhiên, và các ứng dụng của chúng trong khoa học tính toán.

Hội đồng Sơ khảo

Hội đồng Sơ khảo VinFuture gồm những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo uy tín quốc tế từ các tổ chức giáo dục nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Hội đồng Sơ khảo chịu trách nhiệm sàng lọc trước các đề cử theo các tiêu chí đánh giá đưa ra bởi Hội đồng Giải thưởng, đồng thời tổng hợp và chuẩn bị tài liệu cho danh sách đề cử rút gọn trước khi trình Hội đồng Giải thưởng.

  1. Giáo sư Albert P. Pisano: Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, Giáo sư, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs, thuộc Đại học California San Diego (UC San Diego).

  2. Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, Giáo sư Khoa Hóa và Hóa sinh Đại học California Santa Barbara, Hoa Kỳ

    "Theo đánh giá của tôi, đây là các giải thưởng thực sự rất "đặc biệt". Trước nay, rất ít có giải thưởng tầm cỡ, có giá trị lớn dành cho tác giả nghiên cứu là phụ nữ hay đến từ các quốc gia đang phát triển. Bởi thế việc ghi nhận những đóng góp của nhóm nhà khoa học này thông qua giải thưởng VinFuture sẽ góp phần san bằng khoảng cách trong nghiên cứu khoa học, và mọi người dân trên thế giới đều được hưởng lợi ích từ việc này"

  3. Ông Akihisa Kakimoto, CTO, Tập đoàn Hóa chất Mitsubishi.
  4. Giáo sư Alta Schutte, Đại học New South Wales và Viện Sức khỏe toàn cầu George, Đại học Y khoa Sydney, Australia
  5. Tiến sĩ Bùi Hải Hưng: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI, Việt Nam
  6. Giáo sư Đỗ Ngọc Minh: Giáo sư Đại học Illinois Urbana-Champaign, Hoa Kỳ.
  7. Giáo sư Molly Shoichet: Đại học Toronto, Canada
  8. Giáo sư Monica Alonso Cotta: Viện Vật lý của Đại học Bang Campinas, Brazil
  9. Giáo sư Nguyễn Đức Thụ: Giáo sư Đại học Rutgers, Hoa Kỳ.
  10. Giáo sư Trần Duy Trác: Giáo sư Kỹ thuật Điện và Máy tính tại Đại học Johns Hopkins, Trường Kỹ thuật Whiting.
  11. Ông Trương Quốc Hùng: Tổng Giám đốc Công ty VinBrain, Việt Nam
  12. Giáo sư Vivian Yam: Giáo sư Hóa học, Đại học Hongkong

Bước đầu phát triển:

Giải VinFuture bắt đầu nhận đề cử cho mùa trao giải đầu tiên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021.

  • 20 tháng 12 năm 2020: vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt chính thức giải thưởng khoa học-công nghệ toàn cầu VinFuture.

  • 3 tháng 2 năm 2021: công bố tiêu chí và mở cổng nhận đề cử trên toàn cầu.
  • 29 tháng 3 năm 2021: công bố đã nhận được hơn 500 đăng ký tham gia tìm kiếm dự án gửi đề cử của nhà khoa học, tổ chức uy tín từ 36 quốc gia trong đó châu Á với 35,6%%; tiếp đến là Bắc Mỹ 32%; châu Âu 21,7%; châu Đại Dương 7,2%; Mỹ La Tinh và châu Phi 3,5%.
  • 9 tháng 6 năm 2021: Sau gần 4 tháng kêu gọi đề cử trên toàn cầu, VinFuture thông báo chốt danh sách đề cử với gần 600 dự án (từ hơn 60 quốc gia và 6 châu lục), trong đó 31,6 % Bắc Mỹ, 33, 9% châu Á, 21% châu Âu, còn lại từ châu Đại Dương, châu Mỹ la tinh và châu Phi; 34,3% là nữ. Gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học nằm trong top 2% được trích dẫn nhiều nhất. Nhiều người trong số họ đã từng nhận được các giải thưởng cao quý như Giải thưởng Nobel, Giải thưởng Breakthrough, Giải thưởng Tang Prize, Giải thưởng Japan Prize….

Tuần Lễ Trao Giải VinFuture – Nơi Hội Tụ Đỉnh Cao Của Khoa Học Toàn Cầu

Tuần lễ khoa học VinFuture là sự kiện quan trọng và quy mô của giới khoa học công nghệ toàn cầu, thu hút sự quan tâm của hàng nghìn nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nhân từ 6 châu lục. Đặc biệt, lần đầu tiên các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới sẽ hội tụ tại Việt Nam để tham gia 4 hoạt động chính của Tuần lễ Khoa học VinFuture gồm: Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo; Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống”; Lễ Trao giải VinFuture lần thứ nhất và Giao lưu cùng Chủ nhân giải thưởng VinFuture.

Mở đầu là chương trình Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảodiễn ra sáng ngày 18.01.2022. Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture – Giáo sư Sir Richard Henry Friend – Đại học Cambridge (Anh), người đạt Giải Millennium Technology Vật lý năm 2010; Giáo sư Gérard Mourou, Đại học École Polytechnique (Pháp), người đạt Giải Nobel Vật lý năm 2018 cùng nhiều nhà khoa học thuộc Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ Khảo VinFuture… đã chia sẻ về niềm đam mê, những thành tựu và hy sinh của người làm khoa học. Bên cạnh mục tiêu truyền cảm hứng và cổ vũ niềm đam mê nghiên cứu sáng tạo, buổi Giao lưu đã gợi mở cho các nhà khoa học Việt Nam khả năng tiếp cận những dự án lớn tầm cỡ trên thế giới.

Ngày tiếp theo là Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống”, diễn ra vào 19/01/2022, với sự xuất hiện của các nhà khoa học lỗi lạc như Giáo sư Sir Richard Henry Friend, Giáo sư Gérard Mourou, Giáo sư Antonio Facchetti, Giáo sư Sir Konstantin (Kostya) S. Novoselov, Giáo Sư Jennifer Tour Chayes; lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học – Công nghệ và Bộ Thông tin – Truyền thông, cùng các doanh nhân đến từ những tập đoàn kinh tế hàng đầu trong và ngoài nước.

Tọa đàm có 3 phiên thảo luận, mỗi phiên sẽ kéo dài 90 phút với các chủ đề: Tương lai của Năng lượng, Tương lai của Trí tuệ Nhân tạo và Tương lai của Sức khỏe Toàn cầu – tập trung vào các xu hướng, dự báo những thay đổi quan trọng của cuộc sống khi có sự tham gia mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Đặc biệt, sự kiện này có sự tham dự của vị khách mời đã đóng góp to lớn cho nhân loại trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 toàn cầu như nhà khoa học Katalin Kariko, Giáo sư miễn dịch học Drew Weissman, Giáo sư Pieter R. Cullis – những người đứng sau công nghệ mRNA điều chế vaccine Covid 19 (công nghệ gốc của Pfizer, Moderna); tiến sỹ Quarraisha Abdool Karim và Salim Abdool Karim – những nhà dịch tễ học với những đóng góp to lớn cho công cuộc chống lại căn bệnh thế kỷ HIV và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Các chủ đề của toạ đàm cũng là các vấn đề nóng, được giới khoa học quan tâm và chiếm tỷ trọng lớn trong các đề cử của giải thưởng VinFuture năm 2021. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ kết nối tư tưởng và hành động, thúc đẩy việc hỗ trợ khoa học và kỹ thuật tạo ra những đột phá mới, góp phần vào cải thiện cuộc sống, hướng tới sự phát triển bền vững cho hành tinh và các thế hệ tương lai.

Tối ngày 20/1 là lễ trao giải thưởng VinFuture tại Nhà hát lớn Hà Nội lúc 20h (Truyền hình trực tiếp trên VTV1, Fanpage VinFuture Prize). Ngày 21/1 giao lưu cùng chủ nhân giải thưởng VinFuture.

Tâm điểm của sự kiện là Lễ trao giải thưởng VinFuture đã được tổ chức vào tối ngày hôm qua 20/1 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Trong đó, phần Lễ được tổ chức theo nghi lễ trang trọng nhất, với sự chứng kiến của Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam và các nhà khoa học kiệt xuất, là chủ nhân của những giải thưởng khoa học danh giá thế giới, như Nobel, Millennium Technology, Turing… Tiếp đó là phần biểu diễn nghệ thuật đỉnh cao được thiết kế riêng cho lễ trao giải, với sự tham gia của hai ngôi sao nổi tiếng từng đạt nhiều giải thưởng hàn lâm danh giá về âm nhạc là John Legend và Đặng Thái Sơn.

Sự kiện khoa học tầm cỡ thế giới này đã được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 và phát trực tuyến trên các nền tảng kỹ thuật số của VTV, VinFuture, các kênh truyền thông quốc tế như CNN, CNBC, Euronews và TechNode.

Sự kiện khép lại Tuần hoạt động sôi nổi là buổi Giao Lưu Cùng Chủ nhân Giải Thưởng VinFuture diễn ra vào sáng hôm nay ngày 21/1/2022 tại Trường Đại học VinUni (Hà Nội). Được tổ chức ngay sau đêm công bố Giải thưởng, sự kiện có ý nghĩa truyền cảm hứng đặc biệt với công chúng khi các quán quân của mùa giải VinFuture đầu tiên chia sẻ về cuộc đời, động lực cũng như hoạt động nghiên cứu để tạo nên những phát minh đoạt giải.

Bên cạnh 4 hoạt động chính, Tuần lễ Khoa học – Công nghệ VinFuture còn có nhiều hoạt động bên lề hấp dẫn như các workshop, bài giảng đại chúng… cũng đã thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học và công chúng.

Chủ nhân của các giải thưởng đã được xướng tên - lộ diện

Giải chính (VinFuture Grand Prize) 3 triệu USD đã được trao cho 3 'người hùng' phát triển vắc xin Covid-19

Không nằm ngoài dự đoán, chủ nhân Giải thưởng chính VinFuture mùa đầu tiên trị giá 3 triệu USD được trao cho GS Katalin Kariko và 2 đồng nghiệp - những người đặt nền móng cho công nghệ mRNA trong cuộc chiến chống Covid-19.

 
Giải VinFuture 3 triệu USD trao cho 3 'người hùng' phát triển vắc xin Covid-19  - ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải thưởng chính cho 3 "người hùng" phát triển vắc xin Covid-19

Hàng tỉ người trên trái đất được cứu sống nhờ công nghệ mRNA

Hội đồng giải thưởng gồm các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã tìm ra chủ nhận của Giải thưởng KH-CN thường niên toàn cầu VinFuture lần thứ nhất.

Trong đó, giải thưởng chính trị giá 70 tỉ đồng (3 triệu USD) trao cho GS Katalin Kariko, Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech. Bà là người Hungary, sau khi lấy bằng tiến sĩ, bà Kariko sang Mỹ làm nghiên cứu sau tiến sĩ và bây giờ là giáo sư thỉnh giảng ở ĐH Pennsylvania. GS Katalin Kariko nổi tiếng nhất với những đóng góp trong công nghệ mRNA, vắc xin mRNA phòng chống Covid-19.

Bà Kariko cộng tác cùng GS Drew Weissman và GS Pietter Rutter Cullis, người có nhiều năm nghiên cứu về mRNA. Công nghệ này đã trở thành một công nghệ bước ngoặt được sử dụng trong một số vắc xin Covid-19 dựa trên mRNA hiện đang được phát triển ở giai đoạn cuối.

Nhờ công nghệ mRNA, các công ty Pfizer/BioNTech và Moderna đã tạo ra vắc xin ngừa Covid-19 có hiệu quả cao.

Xúc động nhận được giải thưởng lớn, GS Kariko chia sẻ: “Tôi không thể thốt nên lời nào. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều, xin cảm ơn các nhà sáng lập giải thưởng, Hội đồng giải thưởng! Đây là giải thưởng về điểm sáng về KHCN và hợp tác quốc tế. Tôi rất vui mừng có mặt tại Việt Nam. Tôi đã được nghe nhiều câu chuyện tuyệt vời về văn hóa của những người bạn, những sinh viên Việt Nam đã cùng học với tôi từ những năm 1970".

Theo nhóm tác giả, công nghệ mRNA sẽ mở ra liệu pháp vắc xin mới, thế hệ vắc xin mới cho các căn bệnh mới. Điều quan trọng nhất là mở ra sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

3 giải đặc biệt (Vinfuture Special Prize), mỗi giải trị giá 11,5 tỉ đồng (500.000 USD Mỹ), gồm:

Giải thưởng nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới được trao cho GS Omar M. Yaghi, nhà hoá học, hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia thuộc ĐH California - Berkeley (Mỹ).

Ông được xem là nhà khoa học tiên phong trong việc khám phá và phát triển vật liệu khung hữu cơ-kim loại (MOFs) có tiềm năng cải thiện cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người. Những phát minh của GS Yaghi có ý nghĩa lớn trong việc làm sạch môi trường, mang lại bầu không khí sạch hơn, nguồn năng lượng sạch hơn và nguồn nước sạch hơn.

Giải VinFuture 3 triệu USD trao cho 3 'người hùng' phát triển vắc xin Covid-19  - ảnh 2

GS gốc Việt Nguyễn Thục Quyên trao giải cho GS Omar M. Yaghi

Ông cũng là nhà khoa học nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu các cấu trúc có kích thước phân tử và nano cùng ứng dụng của các vật liệu này. Ông là nhà hóa học đứng thứ 2 trong tốp 100 nhà hóa học hàng đầu thế giới của thập kỷ vừa qua.

GS. Omar Yaghi (Mỹ) chia sẻ: “Thực sự đây là vinh dự lớn. Tôi rất cảm kích, vinh dự khi được nhận giải thưởng này. Xin cảm ơn Quỹ VinFuture và các thành viên Hội đồng Giải thưởng đã trao cho tôi vinh dự này. Tôi quá xúc động. Tôi cho rằng giải thưởng cũng như Quỹ là ý tưởng rất tuyệt vời với thông điệp rất mạnh mẽ, thể hiện tầm nhìn và sự hào phóng của sáng lập viên cũng như Việt Nam với mong muốn có được một thế giới tốt đẹp hơn.

Với xuất thân từ 1 gia đình người tị nạn nghèo khó, tôi thấy cơ hội tôi thành công rất ít ỏi và cách vượt qua khó khăn này không chỉ là làm việc chăm chỉ mà còn biết nói không với người bảo chúng ta rằng “Không ổn đâu”. Và quan trọng là chúng ta hãy quan sát xung quanh, chúng ta sẽ có cách nhìn nhận tốt hơn mọi người. Những cơ hội nhỏ vẫn có thể là cơ hội cho sự thành công”.

Giải thưởng nhà khoa học nữ được trao cho GS Zhenan Bao, Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Hóa học và Giám đốc Nhóm Sáng kiến Đồ điện tử đeo trên người thuộc ĐH Stanford (Mỹ).

Nữ giáo sư Zhenan Bao với nghiên cứu “Sự phát triển của thiết bị điện tử hữu cơ dẻo linh hoạt được sử dụng trong các ứng dụng bề mặt sinh học và cảm biến”.

GS Zhenan Bao tiên phong nghiên cứu về phát triển thiết bị điện tử giống như da người và một loạt các ứng dụng của các thiết bị này trong y tế và năng lượng. Xuất phát từ nghiên cứu khoa học cơ bản, bà phát triển một loạt các mô hình phân tử cho các vật liệu điện tử hữu cơ mới và các phương pháp chế tạo các vật liệu này.

Da điện tử được phát triển từ các lớp nhựa bán dẫn công nghệ cao có thể co giãn, bắt chước khả năng uốn cong và chữa lành của da thật, đồng thời đóng vai trò là lưới cảm biến gửi tín hiệu cảm ứng nhiệt độ và cảm giác đau đến não. Da điện tử cũng có khả năng phân huỷ sinh học và thân thiện với môi trường.

Những chức năng trên rất hữu ích trong chẩn đoán và điều trị chăm sóc sức khỏe thông minh, đồng thời có thể được ứng dụng vào các thiết bị điện tử để đeo và cấy ghép, mang lại trải nghiệm sống trọn vẹn hơn cho hàng triệu người khiếm khuyết các bộ phận cơ thể trên khắp thế giới hiện tại, cũng như tạo ra các đột phá về y tế trong tương lai.

Giải VinFuture 3 triệu USD trao cho 3 'người hùng' phát triển vắc xin Covid-19  - ảnh 3

GS Zhenan Bao nhận giải thưởng cho nhà khoa học nữ.

Đặc biệt, Bao cùng các cộng sự đã phát triển một thiết bị thử nghiệm để cảm nhận những thay đổi hormone trong mồ hôi, đặc biệt là mức cortisol - một chỉ số quan trọng của stress, có thể giúp đánh giá sự lo lắng và trầm cảm. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để tạo ra các thiết bị điện tử hữu cơ đặt bên trong cơ thể, giúp chữa lành các dây thần kinh bị tổn thương, đồng thời có khả năng thay đổi khi cơ thể thay đổi. Da điện tử cũng thích hợp dùng cho cả robot lẫn bộ phận giả của người.

Phát biểu tại lễ trao giải, GS. Zhenan Bao cho biết bản thân rất vinh dự là người đầu tiên nhận giải Đặc biệt dành cho Nhà khoa học nữ VinFuture. Bà cũng gửi lời cảm ơn Giải thưởng VinFuture và Hội đồng Giải thưởng.

“Trong suốt quá trình học thuật của mình, tôi đã dành nỗ lực cho những phát kiến về mặt khoa học để thay đổi 1 cách tích cực cuộc sống.

Xin cảm ơn Hội đồng giải thưởng đã nhận thấy sự hiện thực hóa trong nghiên cứu da điện tử. Đã có những thách thức trong y tế, biến đổi khí hậu và thiếu hụt năng lượng, nước… Tôi mong các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục dùng các nghiên cứu của mình để giải quyết các thách thức toàn cầu. Đặc biệt, tôi cũng mong xã hội sẽ hỗ trợ thêm cho các nhà khoa học nữ”, bà Bao nói.

GS Zhenan Bao nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Hóa học tại Đại học Chicago (Mỹ) năm 1995. Sau đó, bà làm việc tại phòng Nghiên cứu Vật liệu thuộc Phòng thí nghiệm Bell, Lucent Technologies, nơi bà được công nhận là một thành viên ưu tú của đội ngũ kỹ thuật vào năm 2001.

Bà gia nhập Đại học Stanford năm 2004 và hiện đang giữ danh hiệu giáo sư Kỹ thuật Hóa học K.K. Lee. Đồng thời, bà cũng có những đóng góp cho khoa Hóa học và khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu.

Từ năm 2018, Giáo sư Bao là Chủ nhiệm khoa Kỹ thuật Hóa học và Giám đốc Nhóm Sáng kiến Đồ điện tử đeo trên người thuộc Đại học Stanford (eWEAR). Bà cũng đồng thời là giảng viên của Viện Precourt, Viện Woods, ChEM-H, Bio-X và là một nghiên cứu viên của Nhóm Chan-Zuckerberg BioHub.

Đến nay, GS Bao đã có hơn 700 bài báo khoa học được trích dẫn, tham khảo và hơn 100 bằng sáng chế tại Mỹ.

Giải thưởng nhà khoa học từ các nước đang phát triển được trao cho vợ chồng GS Quarraisha Abdool Karim và Salim Abdool Karim (Nam Phi) - Những nhà dịch tễ học với những đóng góp to lớn cho công cuộc chống lại căn bệnh thế kỷ HIV và nhiều bệnh truyền nhiễm khác, giúp giảm căn bệnh AIDS ở châu Phi và trên thế giới.

Vinh danh những công trình khoa học truyền cảm hứng phụng sự nhân loại |  Báo Dân tộc và Phát triển

Trong khi đại dịch COVID-19 làm chúng ta điêu đứng vài năm trở lại đây, căn bệnh thế kỷ vẫn đeo bám con người suốt hàng thập kỷ. Căn bệnh có thể lây qua đường tình dục có thể khiến bệnh truyền từ mẹ sang con, ảnh hưởng lâu dài tới nhiều thế hệ sau này.

Hai vợ chồng nhà khoa học tới từ Nam Phi đã đầu tư nghiên cứu gel bôi Tenofovir, đặt nền móng cho phương pháp ngăn chặn HIV mới. Loại dược phẩm dễ sử dụng sẽ giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV tại Nam Phi, nhất là trên các em gái vị thành niên và phụ nữ.

Trên sân khấu, giáo sư Salim Abdool Karim nói lời cảm ơn và chào buổi tối bằng tiếng Việt trước những tràng vỗ tay lớn từ phía khán đài. Ông tiếp tục nhận định: “Giải thưởng mà chúng tôi nhận hôm nay không chỉ dành riêng cho chúng tôi, mà đó còn là tia sáng của hy vọng từ các nước đang phát triển, cho các nhà khoa học vẫn đang miệt mài làm việc tại các phòng nghiên cứu để mang tới một tương lai tươi sáng hơn cho thế giới."

Giáo sư Quarraisha Abdool Karim cũng có đôi lời muốn chia sẻ: "Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Hội đồng Giải thưởng của VinFuture vì đã ghi nhận nỗ lực của chúng tôi cũng như đội ngũ nghiên cứu từ năm châu lục, cũng như hàng ngàn tình nguyện viên khắp thế giới. Tôi xin chúc quý vị sức khỏe, niềm vui mà một năm mới nhiều hạnh phúc."

---------

Với việc được tổ chức thường niên, Giải thưởng VinFuture sẽ định vị Việt Nam thành một điểm đến mới trên bản đồ khoa học – công nghệ toàn cầu, góp phần tạo bệ đỡ cho nền khoa học công nghệ trong nước hội nhập với thế giới. Đặc biệt, VinFuture sẽ mở ra cơ hội kết nối trí tuệ đỉnh cao giữa giới khoa học, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, hội tụ các nguồn lực để cùng chung tay thúc đẩy quá trình thương mại hóa, đưa các ý tưởng nghiên cứu vào phục vụ đời sống một cách thiết thực, hiệu quả đúng như sứ mệnh “Khoa học phụng sự nhân loại” mà giải thưởng đề ra./.

Thắm Lê tổng hợp theo vi.wikipedia.org, vinfuture.org, thanhnien.vn & vtc.vn


(*) Xem thêm

Bình luận