Trung Quốc xây dựng 'mặt trăng nhân tạo' để thử nghiệm trọng lực
Các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nghiên cứu mô phỏng môi trường trọng lực thấp trên mặt trăng, củng cố cho hoạt động thăm dò Mặt Trăng của mình.
Cảm hứng chế tạo Mặt trăng nhân tạo bắt nguồn từ giải Nobel ngược năm ngoái về con ếch bay.
Cơ sở này, dự kiến ra mắt chính thức trong năm nay, sẽ sử dụng từ trường mạnh bên trong một buồng chân không có đường kính 60 cm để làm cho trọng lực "biến mất". Các nhà khoa học đã lấy cảm hứng từ một thí nghiệm trước đó sử dụng nam châm đối với một con ếch.
Li Ruilin, một kỹ sư địa kỹ thuật tại Đại học Khai thác và Công nghệ Trung Quốc, cho biết, khoang chứa đầy đá và bụi để mô phỏng bề mặt Mặt Trăng, là loại hình đầu tiên trên thế giới và nó có thể duy trì các điều kiện trọng lực thấp như vậy bao lâu bạn muốn.
Theo nhà khoa học Li Ruilin từ Đại học Mỏ và Công nghệ Trung Quốc, khoang chứa đầy đá và bụi để mô phỏng bề mặt Mặt Trăng, là loại hình đầu tiên trên thế giới và nó có thể duy trì các điều kiện trọng lực thấp như vậy bao lâu bạn muốn. Trong khi tháp thả hoặc tàu bay thì chỉ có thể tạo ra trọng lực trong chốc lát.
Đây là loại hình đầu tiên trên thế giới và sẽ đưa mô phỏng mặt trăng lên một tầm cao mới. |
Tại vị trí trung tâm của bộ mô phỏng là một buồng chân không, trong đó “treo” một mặt trăng nhỏ có đường kính 60cm. |
Các nhà khoa học dự định sử dụng cơ sở này để thử nghiệm công nghệ trong môi trường trọng lực thấp kéo dài trước khi nó được đưa lên mặt trăng, nơi lực hấp dẫn chỉ bằng 1/6 sức mạnh của nó trên Trái đất.
Điều này sẽ cho phép họ khắc phục mọi sai sót kỹ thuật tốn kém, cũng như kiểm tra xem liệu một số cấu trúc nhất định có tồn tại trên bề mặt mặt trăng hay không và đánh giá khả năng tồn tại của một khu định cư của con người ở đó.
Mô phỏng môi trường mặt trăng khắc nghiệt trên Trái đất không phải là một nhiệm vụ dễ dàng - lực từ trường cần mạnh đến mức nó có thể xé nát các thành phần như dây siêu dẫn. Thêm vào đó là nhiều thành phần kim loại cần thiết cho buồng chân không không thể hoạt động bình thường khi đặt gần nam châm mạnh.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số cải tiến kỹ thuật để vượt qua những thách thức này, bao gồm mô phỏng bụi mặt trăng có thể trôi nổi dễ dàng hơn trong từ trường và thay thế thép bằng nhôm trong một số thành phần quan trọng.
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn cảm hứng này đến từ Andre Geim, một nhà vật lý tại Đại học Manchester ở Anh, người đã giành giải Ig Nobel ( Nobel ngược) năm 2000 vì đã nghĩ ra một thí nghiệm làm cho một con ếch lơ lửng bằng một nam châm.
Thủ thuật bay lên được Geim sử dụng và bây giờ trong mặt trăng nhân tạo xuất phát từ một hiệu ứng gọi là bay ngược từ tính. Nguyên tử được tạo thành từ hạt nhân nguyên tử và các electron nhỏ quay quanh chúng theo các vòng dòng điện nhỏ; đến lượt nó, những dòng chuyển động này lại tạo ra những từ trường cực nhỏ.
Tuy nhiên, áp dụng một từ trường bên ngoài lên các nguyên tử đó và mọi thứ đều thay đổi: Các electron sẽ thay đổi chuyển động của chúng, tạo ra từ trường của chính chúng để chống lại trường được đặt vào. Nếu nam châm bên ngoài đủ mạnh, lực đẩy từ trường giữa nó và trường của các nguyên tử sẽ phát triển đủ mạnh để vượt qua trọng lực và đẩy vật thể - cho dù đó là một thiết bị công nghệ mặt trăng tiên tiến hay một động vật lưỡng cư hoang mang - lên không trung.
Các cuộc kiểm tra hoàn thành trong buồng sẽ được sử dụng để thông báo cho chương trình khám phá Mặt trăng của Trung Quốc Chang'e, lấy tên từ nữ thần Mặt trăng của Trung Quốc.
Sáng kiến này bao gồm Chang'e 4, đã hạ cánh một tàu thám hiểm ở phía xa của mặt trăng vào năm 2019 và Chang'e 5, lấy các mẫu đá từ bề mặt Mặt trăng vào năm 2020.
Trung Quốc đang tìm cách dẫn đầu trong cuộc đua vào không gian với Hoa Kỳ. Dự án khám phá mặt trăng (Thường Nga 5) là một trong những bước đệm của quốc gia này. Trung Quốc cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ thành lập một nghiên cứu về Mặt trăng trên cực nam của Mặt trăng vào năm 2029.
Theo 24h.com.vn & nhipcaudautu.vn
Xem thêm