Sốc: Trung Quốc chế tạo thành công Mặt Trời nhân tạo nóng gấp 10 lần Mặt Trời tự nhiên
Không hổ danh là đất nước ở vị trí trung tâm của thế giới, Trung Quốc đã chế tạo thành công Mặt trời nhân tạo có hình dáng và bề ngoài y hệt Mặt trời thật, thậm chí có sức nóng gấp 10 lần so với tự nhiên. Thông tin trên đã khiến cho toàn bộ thế giới chao đảo, các diễn đàn báo chí nhanh chóng đưa tin thu hút đông đảo sự quan tâm của cư dân toàn cầu.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của Mặt Trời nhân tạo
Ngày 28/5, theo báo Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đưa tin, các nhà khoa học làm việc tại Trung tâm điều khiển của thử nghiệm Tokamak siêu dẫn tiên tiến (EAST), hay còn gọi là “Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc” đã lập kỷ lục thế giới mới về việc đạt được nhiệt độ plasma 120 triệu độ C trong thời gian 101 giây trong 1 thí nghiệm mới nhất.
Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc cũng đạt được nhiệt độ plasma 160 triệu độ C, kéo dài trong 20 giây. Kỷ lục thế giới mới này là một bước quan trọng trong quá trình chạy thử nghiệm lò phản ứng nhiệt hạch.
Nhiệt độ lõi của Mặt trời thật là gần 15 triệu độ C. Như vậy, 2 kỉ lục của Mặt trời nhân tạo Trung Quốc vừa đạt được có mức nhiệt trong 20 giây gấp hơn 10 lần lõi Mặt trời tự nhiên; và gấp 8 lần nhiệt độ Mặt trời tự nhiên trong 101 giây.
Mặt trời nhân tạo có tên là EAST.
EAST được thiết kế để mô phỏng quá trình xảy ra tự nhiên ở Mặt Trời và các ngôi sao khác, nhằm cung cấp năng lượng sạch gần như vô hạn thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát. Lò phản ứng nhiệt hạch được thiết kế và chế tạo đạt nhiệt độ lên tới 100 triệu độ C với công suất sinh nhiệt 10 megawat.
Về cấu tạo, EAST thực chất là một cỗ máy lớn hình tròn đặt bên trong một chiếc hộp tròn. Nó được thử nghiệm ở đảo Khoa học, tỉnh An Huy phía Đông Trung Quốc. Mục tiêu của EAST là hiểu được phản ứng tổng hợp hạt nhân và một ngày nào đó sẽ được sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế trên Trái đất.
Bên trong lõi Mặt trời nhân tạo khi nguội.
Lò phản ứng thực nghiệm tiên tiến siêu dẫn Tokamak có chiều cao 11m, đường kính 8m và trọng lượng 400 tấn, nhằm mục đích cung cấp năng lượng sạch bằng cách sử dụng deuterium và tritium có sẵn trong nước biển để tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân trong điều kiện nhiệt độ cao. Khi 2 hạt nhân hydro hợp nhất với nhau để trở thành heli, chúng sẽ tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Quá trình này được gọi là phản ứng hợp hạch hay nhiệt hạch. Đây cũng chính là phản ứng hình thành nên ánh sáng và nhiệt của mặt trời, tạo ra nguồn năng lượng vô tận siêu sạch cho loài người nếu tìm được cách kiểm soát phản ứng nhiệt hạch.
Trung Quốc đã thành công khi tìm ra phương pháp này và thực hiện chúng hiệu quả, giúp tạo nên một “quả bóng lửa” gần giống như thật 100% cả về hình dáng lẫn cách sản sinh ra nhiệt, dù kích thước nhỏ hơn hàng triệu lần.
Các kĩ sư đang kiểm tra kĩ thuật trong lõi.
Công bố với báo chí, Trung Quốc khẳng định kế hoạch “chắc như đinh đóng cột” sẽ đưa mặt trời nhân tạo vào sử dụng cho việc chiếu sáng đô thị vào ban đêm, với hy vọng chúng có thể thay thế ánh sáng đường phố tiêu chuẩn để tiết kiệm năng lượng.
Ông Lin Boqiang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế năng lượng Trung Quốc ở Đại học Hạ Môn nói rằng năng lượng sản sinh từ phản ứng tổng hợp hạt nhân là năng lượng sạch và đáng tin cậy nhất. Nếu có thể áp dụng ở quy mô thương mại, công nghệ sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn thí nghiệm và cần ít nhất 30 năm để đưa vào hoạt động.
Lò phản ứng thực nghiệm tiên tiến siêu dẫn Tokamak.
Cùng với sự hợp tác của Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ, Trung Quốc đã đóng góp tích cực khoảng 9% về mặt nghiên cứu và phát triển trong dự án về năng lượng vũ trụ trong tương lai.
Theo arenanews24.com & Kênh Youtube Báo tuổi trẻ
Xem thêm