Phóng thành công vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

12/11/2021 | 334

NanoDragon được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam. Sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển Vệ tinh nhỏ "Made in Vietnam" của Trung tâm vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, theo "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" Thủ tướng phê duyệt ngày 4/2/2021. NanoDragon là tên lửa đầu tiên của Việt Nam.

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano, có kích thước 3U (100x100x340,5mm), được các kỹ sư VNSC thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát triển.

Đại sứ Vũ Hồng Nam: Việt Nam khắc lên bản đồ các quốc gia chinh phục vũ trụ - page 2

Các kỹ sư Việt Nam thiết kế vệ tinh NanoDragon. Ảnh: VNSC

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC. Toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn và một số mạch phụ trợ khác của vệ tinh cũng được tự chế tạo tại Việt Nam.

Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẽ lên quỹ đạo vào ngày 7/10 | TTVH Online

Vệ tinh này được gửi sang Nhật Bản, bàn giao hôm 17/8 để chuyển đến bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, kiểm tra các khâu cuối cùng trước khi vào bệ phóng. Sáng 9/11, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam bay vào vũ trụ để bắt đầu nhiệm vụ không gian.

Vệ tinh của Việt Nam được phóng tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản). Khoảng 9h06'54'' (giờ Hà Nội) vệ tinh NanoDragon ‘’Made in Vietnam’’ đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trên không gian. Theo dự kiến, khoảng 9h30, NanoDragon tiếp cận bầu trời Việt Nam. Vệ tinh được thiết kế với nhiệm vụ theo dõi, giám sát phương tiện trên biển, dự kiến hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.

Cùng phóng với NanoDragon có 8 vệ tinh khác của Nhật Bản trong chương trình "Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2"- Innovative Satellite Technology Demonstration-2".

Trong số này có:

- Một vệ tinh nhỏ: RAISE-2 (110kg) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản; 4 vệ tinh lớp micro: HIBARI (55 kg), Z-Sat (46 kg), DRUMS (62 kg),TeikyoSat-4 (52 kg).

- Bốn vệ tinh lớp cubesat: NanoDragon (3,8 kg) của Việt Nam, ASTERISC (4kg) của Viện Công nghệ Chiba, ARICA (1kg) của Trường Đại học Aoyama Gakuin, KOSEN-1 (3kg) của Trường cao đẳng quốc gia Kochi.

Theo kế hoạch ban đầu thời gian phóng là 9h48'21'' (7h48'21'' giờ Hà Nội), tuy nhiên sau đó được điều chỉnh xuống 9h55'16'', để phù hợp với với quỹ đạo di chuyển của các thiết bị vệ tinh khác trên môi trường vũ trụ.

Tên lửa Epsilon số 5 rời bệ phóng.

Tên lửa Epsilon số 5 rời bệ phóng.

Đúng thời gian dự kiến, tên lửa Epsilon 5 được điểm hỏa, rời bệ phóng, đưa 9 vệ tinh bay vào vũ trụ theo đúng quỹ đạo so với phòng điều khiển. Một phút sau khi tên lửa phóng thành công, lần lượt các động cơ tầng 1 và tầng 2 được tháo rời. Ba phút sau khi phóng, động cơ đẩy hoạt động bình thường.Theo lịch trình, sau khoảng 52 phút, tên lửa bắt đầu thả các vệ tinh mà nó mang theo vào quỹ đạo. Vệ tinh đầu tiên được thả ra là RAISE-2. Vệ tinh NanoDragon được thả vào không gian cuối cùng, sau khi rời khỏi mặt đất 1 tiếng 11 phút 38 giây.

Chia sẻ với VnExpress từ bãi phóng Uchinoura, ông Vũ Hồng Nam, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết ông xúc động khi tận mắt chứng kiến giây phút tên lửa Epsilon số 5 từ trạm phóng Uchinoura bắt đầu khởi động, mang theo vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học, chuyên gia Trung tâm vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển, bay vào không gian vũ trụ.

"Giờ phút thiêng liêng này đánh dấu một lần nữa hai tiếng Việt Nam được khắc lên bản đồ của các quốc gia trên con đường chinh phục vũ trụ", ông nói. Đó thực sự là cảm giác tự hào xen lẫn niềm kiêu hãnh khi chứng kiến thành tựu của ngành vũ trụ Việt Nam. Theo đại sứ, đây là thành quả bước đầu rất đáng tự hào của Trung tâm vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.

Đại sứ Vũ Hồng Nam (phải) và ông Yamakawa Hiroshi tại bãi phóng Uchinora. Ảnh: VT

Đại sứ Vũ Hồng Nam (phải) và ông Yamakawa Hiroshi, Chủ tịch JAXA tại bãi phóngUchinoura, tỉnh Kagoshima. Ảnh:VT

Tại đầu cầu Việt Nam, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm vũ trụ Việt Nam (VNSC) cho biết, hiện Việt Nam đã chế tạo 3 loại vệ tinh là PicoDragon (dưới 1kg), NanoDragon (dưới 10kg) và MicroDragon (dưới 100kg). Với vệ tinh PicoDragon, chỉ cần bay lên, phát được tín hiệu khẳng định vệ tinh đã hoạt động là đã hoàn thành nhiệm vụ. Vệ tinh MicroDragon có hai nhiệm vụ là thử nghiệm công nghệ và đào tạo đội ngũ để làm chủ công nghệ vệ tinh. Vệ tinh NanoDragon có hai nhiệm vụ là senser phát tín hiệu tự động nhận dạng tàu biển và điều chỉnh tư thế vệ tinh trên quỹ đạo.

NanoDragon được thiết kế hoạt động tối thiểu 6 tháng trong quỹ đạo, nhưng theo tính toán của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh có thể hoạt động đến 2 năm.

Dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ hoàn thành vào năm 2023. "Khi hạ tầng kỹ thuật tại đây hoàn thành, Việt Nam sẽ làm vệ tinh lớn hơn. Sẽ có một trung tâm lắp ráp, thử nghiệm vệ tinh lên đến 200 kg. Với các vệ tinh nhỏ như NanoDragon sẽ không phải đưa sang Nhật Bản để thử nghiệm như hiện nay mà có thể thực hiện được trong nước", ông Tuấn nói với VnExpress.PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho hay, trong chiến lược Khoa học công nghệ của Việt Nam đến năm 2030, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia sẽ thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống quan sát Trái Đất quốc gia bằng vệ tinh nhỏ. Công việc xây dựng, thiết kế chùm vệ tinh này sẽ do đội ngũ các kỹ sư Việt Nam thực hiện.

Vệ tinh NanoDragon sẽ lên quỹ đạo vào ngày 1 10 2021

Nguồn: vnexpress.net


(*) Xem thêm

Bình luận