5G – Kỷ nguyên mới của mạng không dây

13/01/2022 | 344

Không chỉ cung cấp tốc độ nhanh hơn các mạng hiện nay như 3G, 4G mà 5G còn mang lại nhiều lợi ích khác. Vậy chính xác 5G là gì, và nó mang lại lợi ích như thế nào? Bài viết sau sẽ trả lời tất cả những điều bạn cần biết về công nghệ thú vị sắp có mặt này.

Mạng 5G được Việt Nam chú trọng phát triển, là một phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Trước khi nói đến mạng 5G thì chúng ta cần hiểu rõ về mạng thông tin di động. Được biết đến với tên gọi GSM (Global System for Mobile Communications), mạng thông tin di động là công nghệ được sử dụng rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Cũng nhờ vào công nghệ này mà các thiết bị di động có thể được sử dụng phổ biến hơn ở nhiều nơi trên thế giới. 

Lịch sử/ Sự chuyển dịch của mạng di động 

Là người dùng điện thoại thông minh, bạn sẽ thấy một biểu tượng 3G hoặc 4G xuất hiện ở đầu màn hình của thiết bị. Điều này biểu thị loại mạng di động kết nối điện thoại của bạn với internet trong trường hợp không có wifi. Giống như điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác luôn phải trở nên hiện đại và “thông minh” hơn để đuổi kịp thị hiếu người dùng, mạng không dây kết nối cũng vậy.

hình ảnh mạng 5g tại việt nam kỷ nguyên viễn thông mới đầy tiềm năng 4

Mạng thông tin di động 1G

1G chính là mạng thông tin di động không dây đầu tiên trên thế giới. Được ra mắt từ những năm đầu của thập niên 1980, lúc này nguyên tắc hoạt động của mạng là truyền tải qua tín hiệu analog. Việc sử dụng các ăng-ten thu phát gắn ngoài kết nối với tín hiệu analog tại các trạm xử lý khiến cho những thiết bị di động lúc này chỉ có thể nghe, gọi. Đặc biệt, những chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới khá nặng và cồng kềnh. 

Khi mạng 1G phổ biến trên thế giới thì tại Việt Nam mạng di động này lại không được nhiều người biết đến. Những chiếc điện thoại bàn lúc này mới là sản phẩm “chiếm sóng” và trở thành phương tiện liên lạc chủ yếu. 

hình ảnh mạng 5g tại việt nam kỷ nguyên viễn thông mới đầy tiềm năng 2Những chiếc điện thoại Nokia một thời “làm mưa làm gió”
(Nguồn ảnh: dantri.com.vn)

Mạng thông tin di động 2G

Tuy nhiên, khi số lượng các thuê bao mạng tăng lên thì nhu cầu về dung lượng mạng cũng nâng cao, đòi hỏi cần có dịch vụ chất lượng tốt hơn. Để giải quyết vấn đề đó, mạng thông tin di động 2G ra đời. 

Về mặt tính năng, mạng 2G có rất nhiều nhược điểm so với mạng 5G. Tuy nhiên, tại thời điểm phát triển thì đây lại là sản phẩm kết nối thông tin di động có những cải tiến vượt bậc so với 1G. 2G sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín hiệu analog và có mặt đầu tiên tại Phần Lan. Nếu các bạn còn nhớ thì đây chính là thời đại của Nokia với những chiếc điện thoại làm mưa làm gió suốt một thời gian dài. 

Mạng thông tin di động 2,5G

Cùng với sự phát triển của internet thì chỉ chức năng nghe, gọi với nhắn tin trên điện thoại thôi là chưa đủ. Lúc này GPRS (General Packet Radio Service), hay còn gọi là 2,5G xuất hiện giúp kết nối internet. Tuy tốc độ mạng khá chậm nhưng cũng được coi là kỷ nguyên mới với người dùng khi có khả năng tải nhạc, gửi tin MMS (tin nhắn đa phương tiện), tải ứng dụng trò chơi…

Mạng thông tin di động 3G

hình ảnh mạng 5g tại việt nam kỷ nguyên viễn thông mới đầy tiềm năng 3Mạng 3G trở thành “quả bom” trong ngành viễn thông khi xuất hiện
(Nguồn ảnh: dantri.com.vn)

Không dừng lại ở đó, mạng 3G cũng đã xuất hiện và phát triển. 3G là viết tắt của 3rd Generation/UMTS (Universal Mobile Telecommunications System), đóng vai trò như một thế hệ thông tin di động thứ 3, cho phép người dùng tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, âm thanh, video, hình ảnh…

Mạng thông tin di động 4G

Mạng 4G, một trong những bước đánh dấu tiêu chuẩn mới cho internet di động. Chúng cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 1 - 1,5 Gbit/s và gần như đã phủ sóng rộng khắp trên thế giới. Xuất hiện tại Việt Nam từ 2016, mạng 4G đã thực sự mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng trên khắp cả nước. Mọi thông tin, dữ liệu được truyền tải nhanh chóng và hiệu quả. 

Đặc biệt hơn, sau mạng 4G thì cả Việt Nam và thế giới cũng đang hướng tới mạng 5G với tốc độ nhanh hơn hàng chục lần so với 4G và các dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dùng. 

Mạng 5G là gì?

5G không chỉ là mạng thế hệ thứ 5 trong ngành viễn thông di động, nó còn là tiêu chuẩn viễn thông mới với khả năng truyền tải dữ liệu nhanh vượt bậc so với các thế hệ mạng viễn thông trước đó. Với 5G, thông tin có thể được truyền tải ngay lập tức với thời gian thực, tạo nên một loạt cuộc cách mạng mới trong các lĩnh vực khác như giao thông, y tế, giáo dục… 

Tốc độ nhanh hơn: Tốc độ truyền dữ liệu của 5G được dự kiến ​​sẽ cao gấp 10 lần so với 4G. Điều đó có nghĩa là hình ảnh và video sẽ được truyền nhanh hơn với chất lượng không thay đổi. 5G sẽ giúp mọi người dễ dàng tải xuống và tải lên Ultra HD và video 3D. Với 4G/LTE, tải xuống một bộ phim có độ nét cao có thể mất khoảng 10 phút. Với 5G, nó sẽ mất ít hơn một giây.

Tăng kết nối: Tháp di động được trang bị công nghệ 5G sẽ có khả năng tăng công suất lên trên 4G/LTE. Điều đó có nghĩa là nhiều người hơn và nhiều thiết bị hơn sẽ có thể giao tiếp cùng một lúc.

Khác với các thế hệ mạng viễn thông trước đó, việc phổ biến 5G đặt ra yêu cầu về cơ sở hạ tầng mới cho các thiết bị, đặc biệt là điện thoại di động và trạm thu phát tín hiệu (BTS). Các hãng điện thoại đang bước vào cuộc đua sản xuất thiết bị cho mạng viễn thông 5G. 

5G hoạt động như thế nào?

Có thể hình dung với kết nối 5G, một bác sĩ có thể phẫu thuật cho bệnh nhân ở xa nhờ tốc độ truyền tải thông tin theo thời gian thực; hay giúp người ta điều khiển xe trên đường chạy với vận tốc tối ưu, tránh va chạm và tắc đường. 

Giống như các mạng di động khác, mạng 5G sử dụng hệ thống các trang web di động phân chia lãnh thổ thành các khu vực và gửi dữ liệu được mã hoá thông qua sóng vô tuyến. Mỗi trang web di động phải được kết nối với một mạng xương sống, cho dù thông qua kết nối có dây hoặc không dây. Mạng 5G sẽ sử dụng một loại mã hoá gọi là OFDM, tương tự như mã hóa mà 4G/LTE sử dụng nhưng cho độ trễ thấp hơn nhiều và linh hoạt hơn LTE.

5G cũng có thể truyền dữ liệu qua các tần số chưa được cấp phép hiện đang sử dụng cho wifi mà không xung đột với các mạng wifi hiện có. Điều đó tương tự như công nghệ T-Mobile đang được tung ra trong năm nay gọi là LTE-U. Phần tốt nhất về sóng không dây 5G vô tuyến là các ISP không phải xây dựng cơ sở hạ tầng tốn kém để cung cấp những tốc độ cực nhanh. Thay vào đó, dịch vụ internet của bạn sẽ được phân phối không dây qua không trung.

Mạng 5G có nhiều khả năng là các mạng của các tế bào nhỏ và cần thông minh hơn nhiều so với các hệ thống trước, vì chúng đang tung hứng nhiều tế bào nhỏ hơn có thể thay đổi kích thước và hình dạng. Bạn càng có nhiều “tế bào”, bạn càng có thể vào mạng nhanh hơn. Nhưng ngay cả với các tế bào macro hiện tại, Qualcomm cho biết 5G sẽ có thể tăng công suất gấp bốn lần so với các hệ thống hiện tại bằng cách tận dụng băng thông rộng hơn và các công nghệ ăng-ten tiên tiến.

Trong khi 4G chiếm các dải tần số lên đến 20MHz thì trong trường hợp của 5G, nó có thể sẽ ngồi trên dải tần số lên đến 6GHz. 

Khi nào được sử dụng mạng 5G?

Hiện nay, thế giới đang phát triển mạng 5G nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng. Để đáp ứng sự kết nối ngày một rộng mở hơn, các công ty viễn thông khổng lồ như Verizon, AT&T và Sprint cũng đang đua nhau ra mắt thế hệ thứ năm của công nghệ mạng không dây, đó là 5G.

Việt Nam lại là nước đi sau thế giới trong việc triển khai dịch vụ 3G, 4G từ 8 - 10 năm. Thậm chí, với dịch vụ 4G, Việt Nam cũng nằm trong danh sách những quốc gia cuối cùng triển khai. 

Tuy vậy, đại diện của Bộ TT&TT cũng đã tuyên bố Việt Nam sẽ nằm trong Top những quốc gia đầu tiên đi cùng thế giới về việc triển khai dịch vụ mạng 5G. Chắc chắn mạng 5G sẽ mang lại những thay đổi lớn cho diện mạo đất nước, đáp ứng nhu cầu phát triển và bắt kịp với xu thế công nghệ mới của thế giới. 

Tại Việt Nam, Viettel là nhà mạng đầu tiên được Bộ TT&TT cấp phép khai thác, thử nghiệm dịch vụ 5G. Vào tháng 4/2019, tại Hồ Hoàn Kiếm cũng đã có trạm BTS 5G đầu tiên và 5G đã được thử nghiệm tại 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tốc độ kết nối trong các bài thử nghiệm dao động từ 600 - 700Mbps - tương đương với tốc độ cung cấp cho khách hàng của mạng 5G Verizon (Mỹ).

Tình hình mạng 5G đang phát triển như thế nào? Các hãng đã thật sự sẵn sàng chuẩn bị để đón nhận làn sóng 5G này hay chưa?
Trạm BTS 5G đầu tiên của Việt Nam đã phát sóng và thử nghiệm thành công tại Hà Nội. 

Bên cạnh đó, nhà mạng MobiFone và Vinaphone mới đây cũng đã được Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm dịch vụ 5G. Theo kế hoạch thì Mobiphone sẽ thử nghiệm tại TP Hồ Chí Minh, Vinaphone sẽ thử nghiệm tại Hà Nội Và TP Hồ Chí Minh. 

Người dùng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh sẽ được trải nghiệm dịch vụ ưu việt của mạng 5G mang lại như: tải file dữ liệu lớn, tải phim HD độ dài 90 phút chỉ trong vỏn vẹn 30 giây, tốc độ mạng lên tới 1,2 - 1,5 Gbps, thỏa sức xem phim, video 4K, 8K với chất lượng cực tốt, chơi game đồ họa, mua sắm ảo thả ga… 

Theo kế hoạch, quy mô triển khai 5G sẽ mở rộng từ nông thôn về thành phố giai đoạn 2020 - 2022. Đặc biệt hơn, dịch vụ 5G có thể được sử dụng trên sim 4G và những ai đang dùng sim 4G sẽ không phải đổi sim. 

Các thiết bị điện thoại tương thích với mạng 5G trên thị trường

Cũng giống như điện thoại 2G không thể kết nối với mạng 3G hoặc 4G, các điện thoại 3G và 4G/LTE hiện nay cũng sẽ không thể kết nối với mạng 5G. Vì vậy, các chuyên gia dự đoán bạn sẽ cần một chiếc điện thoại mới. Chi phí của một điện thoại 5G chưa rõ, nhưng cước phí để dùng 5G có thể sẽ tốn kém hơn  4G/LTE.

Hiện tại, thị trường công nghệ thế giới đang chứng kiến cuộc chạy đua điện thoại 5G giữa các thương hiệu nổi tiếng, tiêu biểu như Xiaomi, Oppo, Samsung,... Đặc biệt, tại Việt Nam, Vsmart chính là đơn vị tiên phong trong phát triển các dòng sản phẩm smartphone 5G với các tính năng ưu việt, mang đến những trải nghiệm sớm nhất và tốt nhất cho người dùng với Aris 5G Vsmart Series. Nhưng rất tiếc Vinsmart đã dừng sản xuất và kinh doanh điện thoại rồi.

TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai thử nghiệm mạng 5G vào tháng 9 - Ảnh 1

Với sứ mệnh mang lại sự kết nối nhanh hơn, đáng tin cậy hơn cho người dùng, mạng 5G hứa hẹn là mạng không dây không chỉ liên kết điện thoại và máy tính. Robot, xe hơi và các sản phẩm tiêu dùng như khóa cửa, camera an ninh, ô tô, thiết bị đeo và rất nhiều thiết bị khác sẽ có khả năng bắt đầu kết nối mạng với cơ sở hạ tầng được trang bị cảm biến. Một kỷ nguyên mới có thể sẽ được mở ra từ 5G mà trong đó năng lượng, tín hiệu giao thông và các dịch vụ khẩn cấp được liên kết để tăng hiệu quả gấp nhiều lần, thậm chí có thể lựa chọn điều trị tiên tiến như phẫu thuật từ xa.

Thắm Lê tổng hợp theo Tạp chí Nữ Doanh Nhân, Viet Nam Net & Vsmart


(*) Xem thêm

Bình luận