Gian nan hành trình gieo con chữ ở vùng núi xa xôi cho thấy tình thương và nghị lực của thầy cô nơi đây

15/11/2021 | 623

Ở những nơi rừng sâu núi thẳm có mấy ai biết rằng có những người ngày ngày lội suối băng rừng để gieo con chữ cho các em nhỏ nơi bản làng xa xôi. Nhìn vào quãng đường đất - sỏi - đá đi lại bao ngày nắng mưa, bão bùng có thể thấy được bao nỗi cực nhọc khó khăn, hy sinh thầm lặng của các 'chiến binh văn hoá'. Các thầy cô chắc hẳn có lòng yêu thương trẻ bao la và nghị lực thật lớn thì mới kiên tâm đồng hành cùng các học sinh lâu dài trên con đường khai sáng tri thức. Thật cảm phục biết bao!

1. Cô giáo "siêu nhân" cõng chữ lên núi cao, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: 'Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ'

Con đường tới trường đầy gian nan

Chiều 16-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, cô giáo Trang cho biết trên đường đến điểm trường Làng Tốt (xã Ba Lế, huyện Ba Tơ) để giao bài và kiểm tra việc học của học sinh, cô bị té ngã. "Tôi vừa đau vừa mắc cười nên chụp lại hình ảnh làm kỷ niệm và đăng lên Facebook cá nhân, không ngờ nhận được nhiều chia sẻ và động viên đến vậy", cô Trang chia sẻ.

Cô giáo vào làng gieo chữ, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ - Ảnh 1.

Cô giáo Nguyễn Thị Trang bên chiếc xe bị ngã trên đường gieo chữ ở Làng Tốt - Ảnh: NVCC

Dòng trạng thái trên Facebook của cô Trang có nội dung "Ròm vừa mới tới nơi, phụ huynh vui tính bảo: Cô lên tới nơi được hả, chân cô ngắn mà sao tới hay thế. Eo ơi, Ròm nở cái lỗ mũi to ơi là to, định nói "Cô tay lái lụa mà". Nghĩ khiêm tốn xí nên không có nói, đáp lại bằng nụ cười thật tươi. 

Hên là chưa nói tay lái lụa, chứ hông thấy cái cảnh này quê chết đi mất. Cảm giác phê phê thiệt á. Cung đường mang tên "Làng Tốt" nhưng nó không giống cái tên xí nào cả. Mấy em ơi, có thương cô Ròm thì hoàn thành giúp cô mấy cái nội dung cô giao nhé. Ngày thứ 3 của Ròm trong năm học đặc biệt".

Đọc những dòng chân tình cùng hình ảnh chiếc xe máy nằm dưới đống bùn nhầy nhụa, đỏ quạch, cô giáo Trang cũng lấm lem bùn đất, nhiều người xúc động. Rất nhiều lời động viên, chia sẻ cô Trang và các giáo viên miền núi cố gắng lên. Nhiều người không khỏi xót xa cho sự nghiệp gieo chữ đầy gian nan ở vùng cao.

Cô giáo vào làng gieo chữ, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ - Ảnh 2.

Chiếc xe ngã nhào trong đống bùn nhầy nhụa - Ảnh: NVCC

Làng Tốt là điểm trường xa bậc nhất của huyện miền núi Ba Tơ. Nơi đây từng gây xôn xao cả nước khi có người dân đi rừng trúng số lượng lớn kỳ nam vào năm 2010. Nhưng trải qua bao nhiêu năm, khung cảnh làng vẫn không có nhiều thay đổi. Cô Trang kể chuyện đi xe té ngã là bình thường của giáo viên miền núi, nhất là vào các điểm trường xa xôi mùa mưa đến.

Chúng tôi từng vào Làng Tốt cách đây không lâu, đó là 1 cung đường chỉ dành cho "vận động viên đua xe địa hình", bởi con đường mở rộng từ lối mòn khá nhỏ, phần lớn là những con dốc dựng ngược, chỉ một trận mưa là nhầy nhụa. 

Tôi nói với cô giáo Trang: "Vừa rồi chúng tôi đi vào mùa nắng nhưng vẫn không thể lái xe được bởi một bên là vực, một bên là núi và có nhiều điểm quá khó đi, cô Trang là con gái sao giỏi vậy?".

Cô Trang cười lớn và đáp: "Tôi công tác xã Ba Lế 12 năm rồi, đường vào Làng Tốt không chỉ tôi mà nhiều nữ giáo viên đi riết thành quen. Ngày xưa phải đi bộ chứ không đi được xe máy đâu. Lúc trước mỗi năm tôi đi hỏng 1 chiếc xe đó. Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ".

Cô giáo vào làng gieo chữ, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ - Ảnh 3.

Hình ảnh cô Trang khi đến "Điểm an toàn" sau khi bị ngã khiến nhiều người vừa cảm phục, vừa xót xa - Ảnh: NVCC

Cô Trang bảo rằng hình ảnh của cô chỉ là một phần rất nhỏ và y hệt nhiều giáo viên cắm bản khác. Năm học này vất vả hơn, cả nước dạy học trực tuyến. Trong khi học sinh miền núi không có máy tính, hay điện thoại thông minh, thế là các thầy cô chia nhau vào làng giao bài tập, hướng dẫn và vài ngày sau quay lại kiểm tra việc học của trò, bài nào chưa hiểu phải giảng dạy.

"Tôi tính ít hôm nữa khi vào làng sẽ kiếm khoảng đất trống, cách xa dân cư, mỗi lần đi mang theo tấm bảng vừa đủ, cô trò ngồi học giữa rừng luôn. Vừa bảo đảm an toàn, vừa dạy được các em. Mình không cố gắng, các em tiếp thu không kịp, nản, bỏ học còn khổ hơn", cô Trang chia sẻ.

Cô giáo vào làng gieo chữ, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ - Ảnh 4.

Sau khi vào điểm trường Làng Tốt, cô Trang phải lội suối vào sâu trong làng, nơi các em nhỏ đang chờ - Ảnh: NVCC

Chúng tôi đã liên hệ với nhiều thầy cô ở các điểm trường miền núi khác. Cô Lê Thị Hiệp, giáo viên Trường tiểu học Sơn Tinh, huyện miền núi Tây Trà, tâm sự: "Đây là năm học đặc biệt, chúng tôi phải nỗ lực nhiều. Giáo viên miền núi thường chia sẻ những hình ảnh như thế này để động viên nhau và xem luôn thấy mắc cười bởi có mình trong đó".

Cô giáo vào làng gieo chữ, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ - Ảnh 5.

Bọn trẻ đứng chờ cô giáo đến là hình ảnh khiến cô Trang hạnh phúc - Ảnh: NVCC

Cô giáo vào làng gieo chữ, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ - Ảnh 6.

Các em học sinh được phát bài tập và cô Trang hướng dẫn làm. Vài hôm nữa sẽ lên lại kiểm tra - Ảnh: NVCC

Cô giáo vào làng gieo chữ, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ - Ảnh 7.

Một học sinh đã chuẩn bị sẵn sàng để cô giáo Trang hướng dẫn học trên chiếc bàn được bố mẹ kê tạm bên sàn nhà - Ảnh: NVCC

Hành trình 12 năm “cõng chữ” lên núi và những niềm vui giản dị mà cao quý

Cô Nguyễn Trang tâm sự, cô có thâm niên công tác tại xã Ba Lế đã 12 năm. Đi đường vài bận, hôm bị ngã, hôm hỏng xe nhưng cô Trang xem mấy sự cố đó là “chuyện thường”. Được người ta giúp sửa thì cô lại leo lên xe đi tiếp, không thì vứt xe đó, cô đi bộ. Đi dạy gần 12 năm, đã 3 lần cô phải thay xe. Chiếc xe chụp trong bức ảnh cô ngã mới mua cách đây không lâu.

“Hồi năm 2010, mua cái xe Trung Quốc, hồi đó mình đâu có tiền. Mà đi dạy, cái đường đó lầy, ngã rớt điện thoại lúc nào không hay. Cả tuần đó gia đình liên lạc hoài không được nên lo sốt vó. Hôm nào xe hỏng đành bỏ đó, rồi đi bộ. Có người đi đường, họ biết sửa thì còn giúp, không thì mình đành kêu thợ dưới trung tâm lên”, cô Trang tâm sự.

“Đối với người khác, có thể “thành công” là một cái gì đó to lớn hay cao sang lắm, với mình thì đơn giản hơn, thấy tụi nhỏ hợp tác, biết bản thân phải thực hiện nhiệm vụ, có cái màu chữ ᴛι̇ɱ tím, xanh xanh trong trang vở nộp cho cô… là đã “thành công” và vui lắm rồi.

Mà ai nói cô giáo miền núi khổ, hôm mình vào điểm trường hướng dẫn các em học, phụ huynh thấy mình là í ới gọi: Cô ơi vô xem cái quyển vở con em làm đúng hay sai, chỉ giúp em với, em không chỉ được. Ok chờ cô xí…

Cô ơi, cầm lon bò húc uống cho khoẻ, nay cô không uống là chị giận á, mời liên tiếp mấy bữa mà cô cứ từ chối, thế là phải nhận với sự biết ơn phụ huynh vô cùng… rồi đến bữa phụ huynh nấu cơm mời cô ăn luôn, vui và ấm áp lắm” – Cô Trang chia sẻ thêm.

Cô giáo 12 năm thay 3 chiếc xe máy, vẫn cười tươi khi được

Niềm vui của cô giáo Trang là khi chứng kiến học trò tiếp thu tốt bài giảng, khi được nhận tình cảm nồng ấm mà phụ huynh và các em dành cho mình

Được biết, năm học này cô và trò tại điểm trường Làng Tốt càng vất vả hơn do ảnh hưởng của ɗịᴄҺ bệпҺ ᴄoⱱι̇ɗ-19.

Nhiều tỉnh thành phải dạy học trực tuyến, trong khi học sinh miền núi không có máy tính hay điện thoại thông minh, thế là các thầy cô giáo chia nhau vào làng giao bài tập, hướng dẫn và vài ngày sau quay lại kiểm tra việc học của trò, bài nào chưa hiểu thì giảng dạy tại chỗ.

“Bước sang năm thứ 12 cầm phấn, một năm với khá nhiều cái “đặᴄ bι̇ệᴛ”. ᴄoⱱι̇ɗ làm đảo ℓộn quá nhiều thứ, mình thèm nghe tiếng ᴛɾốпg trường quá đỗi!

Nếu không có ᴄoⱱι̇ɗ thì có lẽ ngày dạy đầu tiên trong năm học mới, cô trò sẽ chụp với nhau vài tấm ảnh, được nghe tụi nhỏ huyên thuyên kể chuyện mùa hè vừa qua.

Mình tính ít hôm nữa khi vào làng sẽ ƙι̇ếɱ khoảng đất ᴛɾốпg, cách xa dân cư, mỗi lần đi ɱaпg theo tấm bảng vừa đủ, cô trò ngồi học giữa rừng luôn. Vừa bảo đảm an toàn, vừa dạy được các em. Mình không cố gắng, các em tiếp thu không kịp, nản, bỏ học còn khổ hơn” – cô Trang chia sẻ.

Cô giáo 12 năm thay 3 chiếc xe máy, vẫn cười tươi khi được

Khi các em không đủ điều kiện học online, cô Trang giao bài rồi lên từng nhà em học sinh để kiểm tra, giảng giải

Cô giáo 12 năm thay 3 chiếc xe máy, vẫn cười tươi khi được

Trang bảo, cô phải làm mọi cách để tạo động lực cho các em học, chứ bỏ đó, cô không nỡ.

Cô giáo vào làng gieo chữ, ngã xe bùn bê bết vẫn cười: Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ - Ảnh 8.

Trong muôn vàn khó khăn, nụ cười của giáo viên miền núi luôn khiến mọi người xúc động - Ảnh: NVCC

2. Thầy giáo hơn 20 năm 'gieo mầm xanh' trên đỉnh núi đá Hà Giang

Thương những đứa trẻ vùng cao khát chữ, hơn 20 năm qua, thầy giáo Bùi Hồng Định đã miệt mài cống hiến cho sự nghiệp 'trồng người' với mong muốn về sự đổi thay ở vùng đất đá Yên Minh, Hà Giang.

Thầy giáo Bùi Hồng Định trong buổi nhận quà từ thiện cho học sinh tại điểm trường lẻ

Tận tâm gieo chữ

Xã Ngam La, huyện Yên Minh (Hà Giang) địa hình cách trở, dân cư sinh sống thưa thớt trong những ngôi nhà thấp lè tè, nằm cheo leo trên đỉnh núi. Đến Ngam La chúng tôi đã chứng kiến tận mắt sự khó nhọc, vất vả của đội ngũ các thầy, cô giáo “cắm bản” dạy chữ. Nơi đây, sự có mặt của các thầy, cô giáo được ví như là những người “ươm mầm xanh” cho tương lai.

Thầy giáo Bùi Hồng Định, sinh năm 1980 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, 41 tuổi đời thì đã có hơn 20 năm tuổi nghề. Cũng là từng đó thời gian thầy tham gia dạy học ở các địa bàn khó khăn nhất của huyện vùng cao Yên Minh.

Thầy Định kể, trở thành thầy giáo có lẽ là do cái duyên đã định trước. Năm 1997, sau khi tốt nghiệp sư phạm, thầy xung phong lên công tác tại huyện vùng cao Yên Minh và được phân công giảng dạy tại xã biên giới Phú Lũng, cách trung tâm huyện khoảng 40km. Lúc đó, đường vào xã lởm chởm đất đá nên khi nào muốn ra thị trấn chỉ có cách đi bộ luồn rừng, thời gian cho một lượt đi hoặc về cũng khoảng 6 tiếng đồng hồ.

Thầy giáo Bùi Hồng Định trong buổi vận động phụ huynh đưa con về học tại trường chính

“Lúc mình vào công tác tại Phú Lũng, cả trường mới có 11 giáo viên, thậm chí còn chưa có hiệu trưởng. Lớp học lúc đó thì tạm bợ và chưa có điện. Mỗi lớp khoảng 20 học sinh, chủ yếu là con em dân tộc Mông. Trên điểm trường thì 2 thầy giáo phụ trách 3 lớp học, tự phân công nhau. Một người dạy 2 lớp phổ thông, người còn lại dạy 1 lớp phổ thông thì tối dạy thêm 1 lớp xóa mù chữ nữa. Công tác thiếu thốn, vất vả nhưng cũng có niềm vui riêng”, thầy Định nhớ lại.

Những ngày đầu nhận công tác, cảm nhận đầu tiên của thầy Định là các trường ở vùng cao vô cùng khó khăn, đặc biệt là các điểm trường còn khó khăn hơn gấp bội. Các học sinh ở đây là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp giữa thầy và trò cũng gặp khó, phải dùng cử chỉ, động tác mô phỏng. Mặc dù đôi lúc cũng nản lòng, nhưng tiếp xúc với các em lâu ngày, thầy Định lại cảm thấy có một tình cảm rất đặc biệt.

“Dạy học tại lớp xóa mù chữ buổi tối, lớp học rất đông, chủ yếu là người trung và cao tuổi, chưa nói được tiếng phổ thông. Ngược lại, mình cũng chưa thạo tiếng của đồng bào. Do vậy, lúc đó mình vừa dạy chữ cho bà con cũng là tự học tiếng nói địa phương cho bản thân. Đến khi kết thúc lớp học, đồng bảo biết đọc, viết còn mình có thể tự giao tiếp cơ bản với bà con. Sau vài lớp thì mình nói tiếng Mông giỏi không khác gì tiếng phổ thông cả. Có lúc tâm sự vui với đồng bào, khi nào lên lớp nói chuyện với thầy giáo thì nói tiếng phổ thông, thầy đến nhà học sinh thì chúng ta nói tiếng địa phương”, thầy Định cười nói.

Nhờ gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều đồng bào nên khả năng nói tiếng dân tộc của thầy Định cũng khá tốt, tất cả những trường hợp bỏ học, ngay khi có ý định đều được anh tới tận nhà động viên kịp thời.

Mong một sự đổi thay

Năm 2001, thầy Định được phân công về công tác tại Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La. Điểm trường chính chủ yếu là nhà cấp 4, các điểm trường thì đều là nhà tranh, vách đất do đồng bào tự nguyện chung tay góp công sức xây dựng lên, người tấm ván, người bó gianh để làm nơi cho thầy và trò sinh hoạt học tập.

Lúc mới về, thầy Lợi xung phong đi các điểm trường khó khăn nhất, đặc biệt là có nhiều năm gắn bó với điểm trường Pờ Chừ Lủng, nơi cách điểm trường chính 2 giờ đi bộ xuyên rừng. Đến năm học 2010-2011, sau 10 năm giảng dạy, thầy Định được phân công nhiệm vụ làm Phó Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La.

Vợ chồng thầy giáo Bùi Hồng Định đang công tác tại Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La

Thầy Định tâm sự, ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên tiểu học phải có là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì… Bởi lẽ, học sinh ở lứa tuổi tiểu học các con còn nhỏ, hiếu động, tinh nghịch và chưa tập trung được lâu. Đối với học sinh vùng núi lại càng khó khăn bởi sự tiếp cận bài chậm hơn so với học sinh dưới xuôi rất nhiều.

Với nhiệt huyết, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, trong quá trình công tác, thầy Định luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công. Thầy được đồng nghiệp đánh giá là một trong những cán bộ đi đầu trong việc vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục, quản lý mới để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.

Thầy Định chia sẻ: Tình cảm thân thiết của người dân và các thế hệ học sinh giúp tôi có thêm động lực vượt qua những khó khăn. Đặc biệt, vùng đất Ngam La cũng là nơi tô thắm hạnh phúc của cá nhân tôi. Tôi tự nhận thấy mình may mắn hơn một số đồng nghiệp bởi có vợ công tác cùng trường, có thể hỗ trợ tôi nhiều trong công tác chuyên môn và cuộc sống.

Năm 2011, Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La được đầu tư xây dựng nhà bán trú, tạo điều kiện cho học sinh ở các bản vùng sâu, vùng xa ở lại học tập. Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là khó khăn. Thuận lợi là các em được sống, học tập tại trường, khó khăn cho các thầy cô là phải lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Do vậy, thầy Định cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn xác định mình vừa là thầy, cô giáo dạy văn hóa, đồng thời còn là người cha, người mẹ dạy bảo và uốn nắn để hình thành nhân cách sống cho các em, chăm sóc các em từ bữa ăn, giấc ngủ.

Lớp học của học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La

Với sự cố gắng và sự nhiệt huyết với nghề của cán bộ giáo viên nhà trường, hằng năm, số học sinh đi học chuyên cần ở trường và các điểm trường của Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La đều tăng.

Thương mến đồng bào vùng cao, hiểu được sự vất vả, thiệt thòi của trẻ em nơi đây với các địa phương khác, thầy Định luôn trăn trở: “Mình vất vả quen rồi, chỉ tội cho học sinh phải học tập trong điều kiện thiếu thốn. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Vì vậy, mong muốn lớn nhất của mình là Nhà nước tiếp tục có thêm chính sách phát triển kinh tế vùng núi còn khó khăn cho bà con, đặc biệt là phủ sóng điện thoại đến các điểm trường để thầy cô và học sinh có điều kiện tốt hơn trong học tập, nhất là phải dạy – học trực tuyến”.

3. Các cô giáo 26 năm cắm bản gieo chữ ở vùng biên Hà Tĩnh

Giữa bao la rừng núi, điểm Trường Tiểu học Phú Gia tại bản Phú Lâm (xã Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn luôn rộn ràng niềm vui từ 2 lớp học ghép, với 34 học sinh chủ yếu là dân tộc Lào. Vượt qua khó khăn, những người giáo viên cắm bản vẫn miệt mài bám lớp để thực hiện sứ mệnh “gieo chữ”.

Sau hơn 45 phút di chuyển bằng ô tô, chúng tôi mới vượt qua tuyến đường độc đạo dài hơn 20 km, nối trung tâm xã Phú Gia với bản Phú Lâm. Đây là một trong những điểm trường cách trở nhất trên vùng biên viễn huyện Hương Khê. Nơi đây, có 2 cô giáo đã 26 năm cắm bản, phụ trách các lớp học ghép của học sinh, chủ yếu là người dân tộc Lào.

26 năm gắn bó với núi rừng, gắn bó với biết bao thế hệ học sinh, cô Bùi Thị Hồng Hoài (SN 1967) quê ở Đức Thọ giờ đã trở thành người của bản Phú Lâm. Thời gian trôi đi, nhưng ấn tượng về những ngày đầu cắm bản vẫn vẹn nguyên trong ký ức của cô giáo.

Cô giáo Bùi Thị Hồng Hoài đã có 26 năm gắn bó với các thế hệ học sinh ở bản Phú Lâm.

“Hồi đó, lớp học được đặt nhờ ở nhà dân. Để đến lớp, phải lội qua 5 con suối, tôi cũng chẳng nhớ mình bị ngã bao nhiêu lần nữa, chỉ biết rằng, dù người có bị ướt nhưng sách vở, giáo án vẫn phải cố gắng bảo quản, giữ gìn khô ráo”, cô Hoài chia sẻ.

Mỗi ngày trôi qua, cô trò lại cùng nhau tìm hiểu những kiến thức mới.

Với những giáo viên cắm bản vùng sâu, vùng xa như cô Hoài, khó khăn vất vả không chỉ ở đường sá hiểm trở, cơ sở vật chất thiếu thốn. Mà cái khó nhất là sự thay đổi tư duy về việc học của học sinh, phụ huynh, để không còn cảnh ngày ngày phải đến từng nhà vận động các em đến lớp.

“Ở bản Phú Lâm, người dân còn khó khăn lắm, cuộc sống của bà con chủ yếu phụ thuộc vào rừng núi, làm thuê, làm mướn, nên một số gia đình vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc học của con cái. Học sinh ở đây rất thiệt thòi bởi điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đường đến trường khó khăn. Chính vì thế, việc duy trì sỹ số học sinh là niềm vui nhất của chúng tôi trong mỗi ngày đến lớp” - cô Hoài chia sẻ.

Hơn 2 năm nay, mỗi ngày, cô Hoài lại chở cậu học sinh lớp 4 - Trần Trung Kiên vượt quãng đường núi hơn 4 km để đến trường.

Cho đến tận bây giờ, cô Hoài vẫn giúp các bậc phụ huynh duy trì việc đưa đón học sinh ở gần nhà. Hơn 2 năm nay, mỗi ngày, cô Hoài lại chở cậu học sinh lớp 4 - Trần Trung Kiên vượt quãng đường núi hơn 4 km để đến trường.

“Bố mẹ phải đi rừng, ra ruộng làm việc kiếm thêm tiền mua thuốc chữa bệnh thận cho em, nên mấy năm nay, cô Hoài đã trở thành người mẹ thứ 2 chăm lo cho em việc học. Mỗi ngày, cô đưa em đến trường, nhắc nhở em uống thuốc đúng giờ, hỗ trợ em kiến thức và động viên em không ngừng cố gắng. Việc học của em hôm nay là nhờ cô giáo” - Trung Kiên chia sẻ.

Cô Hoàng Thị Nguyệt cũng đã có 26 năm gắn bó với học sinh ở bản Phú Lâm.

Đây cũng là năm thứ 26, cô Hoàng Thị Nguyệt (SN 1968) trở thành giáo viên cắm bản ở Phú Lâm. Sinh ra và lớn lên ở xã Hương Vĩnh (Hương Khê), cô Nguyệt tự nhận mình đã quen với những vất vả khó khăn của người dân miền núi, thế nhưng, khi đến với bản làng, cô lại càng thấm thía hơn nỗi gian nan trên bước đường tìm con chữ của trẻ em nơi đây.

Sự đổi thay của mảnh đất biên cương là động lực để cô Nguyệt tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Chia sẻ về những tháng năm làm giáo viên cắm bản, cô Nguyệt cho hay: “Cũng đã có những lúc tôi muốn từ bỏ, thế nhưng lại nghĩ, nếu ai cũng như thế thì việc học của những đứa trẻ vùng sâu, vùng xa sẽ ra sao. Thế rồi, những ánh mắt hồn nhiên, ngây thơ, những nét chữ, giọng đọc còn ngượng nghịu của học trò đã níu bước tôi lại với mảnh đất này”.

Mỗi một lứa học sinh trưởng thành chính là niềm hạnh phúc lớn của những người “gieo chữ”. Đến nay, đã 26 năm gắn bó với bản Phú Lâm, chứng kiến sự đổi thay của mảnh đất, của con người nơi đây, những giáo viên cắm bản như cô Hoài, cô Nguyệt lại càng có thêm động lực để cống hiến.

Sự đổi thay của mảnh đất biên cương là động lực để cô Nguyệt tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Năm 2019 đã trở thành dấu mốc quan trọng đối với việc học của con em bản Phú Lâm. Từ sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, Đồn Biên phòng Phú Gia, báo điện tử VTC New, Quỹ Thiện Tâm đầu tư 500 triệu đồng tu sửa, nâng cấp khuôn viên điểm trường Phú Lâm. Những lớp học đơn sơ, tạm bợ đã được xóa bỏ, giáo viên, học sinh mới thực sự có trường, có lớp theo đúng nghĩa.

Cô Nguyễn Thị Hạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Gia cho biết: “Những năm trước, điểm Trường Tiểu học Phú Gia ở bản Phú Lâm có học sinh độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5 nên có 3 thầy cô giáo cắm bản. Nhưng năm học này, gần 130 hộ dân trong bản chỉ có 34 học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, trong đó có 23 học sinh dân tộc Lào. Để đảm bảo việc học cho các em, chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện mô hình ghép lớp 1-3 và lớp 2-4, giao cho 2 cô cắm bản phụ trách”.

2 lớp học ghép bố trí quay lưng lại với nhau.

Chứng kiến một giờ học của lớp ghép, chúng tôi càng thấu hiểu những vất vả, khó khăn của các cô. 2 chiếc bảng đen được đặt ở 2 đầu lớp học, học sinh ngồi quay lưng lại với nhau. Một mình cô tất bật như con thoi, hết hướng dẫn bài cho học sinh lớp lớn, lại quay sang hướng dẫn học sinh lớp nhỏ tập đọc, tập đánh vần… Để chuẩn bị giờ dạy, các cô phải soạn 2 chương trình giáo án, mỗi giờ học bố trí linh hoạt chéo môn. Lớp này học Toán thì lớp khác học Tiếng Việt… để không ảnh hưởng đến chất lượng.

Cô Hoàng Thị Nguyệt - chủ nhiệm lớp 1-3 chia sẻ: “2 năm nay, chúng tôi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng lại không thể phát huy hiệu quả của học liệu điện tử sách giáo khoa. Phần vì đường truyền không đảm bảo, phần sợ ảnh hưởng lớp còn lại nên để đạt được hiệu quả, chúng tôi đã phải linh hoạt khi giảng bài và tìm thêm nhiều tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học để minh họa. Ngoài ra, mỗi tuần, chúng tôi còn dành thời gian 2 buổi để bổ sung, củng cố kiến thức cho các em”.

Từ sự tận tâm, tận tụy của cô giáo, đến nay, học sinh các lớp 1-3, 2-4 cũng đã bắt nhịp được chương trình giáo dục phổ thông mới, lĩnh hội được những kiến thức cốt lõi.

Các em học sinh lựa chọn sách tại thư viện của điểm trường

“Chứng kiến sự đổi thay của trường, lớp, sự quan tâm của các cô với học sinh, chúng tôi mừng lắm. Phụ huynh chúng tôi rất biết ơn và hoàn toàn yên tâm gửi gắm con mình cho giáo viên cắm bản nơi đây”, chị Lê Thị Chung - phụ huynh học sinh lớp 4 cho hay.

Những năm gần đây, điểm trường ở bản Phú Lâm còn tăng cường các môn Tiếng Anh, nhạc, họa, hướng dẫn các em sinh hoạt đội, ca múa hát sân trường và các kỹ năng sống cơ bản… Vì thế, mỗi tuần, 1 đến 2 bữa, lớp học giữa đại ngàn như được tiếp thêm sinh khí mới. Cùng với tiếng đánh vần, tập đọc, tiếng hát, tiếng cười lại rộn vang khắp bản làng.

Em Phan Lê Bảo Lộc - người dân tộc Lào, học sinh lớp 4 chia sẻ: “Em rất vui khi được đến trường, được biết thêm nhiều điều hay. Em cũng rất thích học tiếng Anh, em mong sau này sẽ có thêm cơ hội để tìm hiểu thêm về môn học này”.

Học sinh ở điểm trường Phú Lâm đã được học môn Tiếng Anh.

Mỗi ngày trôi qua, cô trò lại cùng nhau “đánh vật” với từng cái chữ, từng con số. Khó khăn, vất vả là thế nhưng những giáo viên ở đây vẫn kiên cường bám trường, bám lớp để “gieo chữ” cho học sinh vùng cao. Món quà mà các cô nhận được trong ngày lễ đôi lúc là tấm thiệp với những lời chúc mừng do tự tay các học sinh làm, hay những bông hoa dại các em hái ven đường. Nhưng với giáo viên cắm bản, đó chính là món quà quý giá, ấm áp nhất từ tấm lòng chân thành, kính trọng của học sinh.

“Ở huyện miền núi Hương Khê có rất nhiều điểm trường cách trở với trung tâm, điểm Trường Tiểu học Phú Gia ở bản Phú Lâm là một trong số đó. Sự tận tâm, yêu nghề của các giáo viên cắm bản nơi đây đã không chỉ thắp sáng sự học cho trẻ em vùng biên cương mà còn góp phần để Trường Tiểu học Phú Gia - một ngôi trường khó khăn từng bước vươn lên vị trí dẫn đầu bậc tiểu học trên toàn huyện”, thầy Trần Đình Hùng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê cho hay.

Giáo viên cắm bản - những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình, tình nguyện trèo đèo, vượt suối đến nơi khó khăn nhất để “gieo chữ". Thời gian trôi đi, tình yêu nghề, tâm huyết của họ đã đơm hoa, kết trái bằng những lứa học sinh trưởng thành, bằng sự hiếu học của những trẻ em vùng cao hôm nay. Và cũng ở mảnh đất này, các cô đã tìm được hạnh phúc của riêng mình, để bản làng nơi vùng biên heo hút này đã trở thành quê hương thứ 2, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của các giáo viên cắm bản.

4. Cô giáo 20 năm miệt mài "cõng chữ" lên cao nguyên đá Đồng Văn

18 tuổi, cô gái quê ở Tuyên Quang Nguyễn Thị Minh Nhâm một mình lên Đồng Văn (Hà Giang) nhận nhiệm vụ công tác tại Trường Tiểu học Lũng Cú, ngôi trường nơi địa đầu Tổ quốc.

Co giao 20 nam “gieo con chu” tren cao nguyen da Dong Van hinh anh 1

Cô Nguyễn Thị Minh Nhâm chụp ảnh cùng các học sinh. (Ảnh: NVCC)

Khi chiếc xe máy dừng ở sân trường sau hai tiếng trèo đèo lội suối, Nhâm “sốc” khi biết cả trường chưa từng có biên chế giáo viên nữ, chỉ có 13 giáo viên nam đang lúi húi chuẩn bị cơm nước, dọn dẹp để đón Nhâm và hai đồng nghiệp nữa, những giáo viên nữ đầu tiên đặt chân đến ngôi trường nơi cột mốc biên cương.

Nhâm càng choáng váng hơn khi tất cả học sinh của trường đều không biết nói tiếng phổ thông. Nhâm nói gì các em học sinh tiểu học cũng lắc đầu cười: “Chi pâu” (không biết - tiếng địa phương), còn học sinh mầm non thì chỉ trả lời đúng một từ “nhớ” cho tất cả các câu hỏi. “Con đã ăn chưa?” - “Nhớ”, “Chúng mình học bài nhé? – “Nhớ”, “Cô đi về nhé?” - “Nhớ”…

Nhâm bàng hoàng, gần như sụp đổ. Bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ trong mường tượng của cô giáo trẻ, bao háo hức cho những giờ lên lớp đầu tiên… tất cả đều chỉ là trong sách vở, giấc mơ viển vông xa vời. “Lúc đó, tôi thực sự nản, muốn bỏ cuộc, quay về,” cô Nguyễn Thị Minh Nhâm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bồi hồi xúc động khi nhớ về những ngày đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Đồng Văn xa xôi 20 năm trước.

Gửi thanh xuân nơi cao nguyên đá

Những giờ dạy đầu tiên của cô Nhâm ở Trường Tiểu học Lũng Cú cũng là những giờ học đầu tiên của chính cô. Học thích nghi với môi trường sống mới; học thêm ngôn ngữ mới là tiếng địa phương; học cách dạy học mới khi trò không hiểu cô, cô cũng không biết trò nói gì…

Co giao 20 nam “gieo con chu” tren cao nguyen da Dong Van hinh anh 2

Cung đường đến điểm trường Xà Lủng B, Trường Mầm non Phố Cáo nhỏ hẹp, gập ghềnh, cheo leo bên vách núi (Ảnh: NVCC)

Không chỉ điều kiện dạy và  học, điều kiện sống của các giáo viên như Nhâm khi đó cũng vô cùng khó khăn và thiếu thốn. Mức lương ít ỏi chỉ vỏn vẹn 441.000 đồng/tháng, nhưng Nhâm cũng không thể tự mình đi nhận ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn vì đường sá quá xa, đi lại không thuận tiện, lại dễ xảy ra rủi ro dọc đường. Vài tháng một lần, hiệu trưởng mới đi lĩnh lương cho tất cả giáo viên. Vì thế, toàn bộ vật dụng nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày, các giáo viên như Nhâm phải ghi sổ nợ ở cửa hàng tạp hóa.

Năm 2002, Nhâm được phân công dạy tại điểm trường Cẳng Tằng, phụ trách lớp mầm non. Điểm trường ở giữa một khu… mộ của người dân với một lớp mầm non và một lớp ghép 1, 2 nhưng chung một phòng học trình tường đất, được ngăn đôi bằng vách nứa. Lớp mầm non hay hát múa khiến lớp 1, 2 không thể học. Trường quyết định tách lớp 1, 2 riêng, mỗi lớp một phòng và mượn một góc hè nhà dân quây tạm bằng các cây trúc nhỏ cho lớp mầm non.

Co giao 20 nam “gieo con chu” tren cao nguyen da Dong Van hinh anh 3

Đường đến điểm trường của cô Nhâm những ngày mưa. (Ảnh: NVCC)

Ở đó, cứ buổi sáng, Nhâm kê bàn ghế ra cho học sinh ngồi, buổi tối cô lại kê bàn ghế gọn lại làm chỗ ngủ. Dù đã nhiều năm trôi qua, Nhâm vẫn không thể quên được những đêm Đông lạnh giá mịt mùng, một mình co ro trong lớp học nhỏ tạm bợ bên ánh đèn dầu leo lét, ngoài trời mưa rơi buồn bã và những cơn gió lạnh biên cương lùa qua kẽ phên, khiến cho nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà càng thêm da diết.

Gắn bó với những điểm trường vùng cao, Nhâm phải hy sinh những hạnh phúc riêng khi địa hình đi lại quá khó khăn, điều kiện sống thiếu thốn. Hai vợ chồng cô phải sống cách xa nhau 50 cây số. Ngay cả khi mang thai, Nhâm cũng chỉ một mình thui thủi. Sinh con được 17 tháng, cô nghẹn lòng gửi con về quê nhờ ông bà ngoại chăm sóc, dưỡng nuôi.

“May áo mới" cho trường vùng khó

Chỉ sau 5 năm công tác ở Đồng Văn, năm 2006, Nhâm được tín nhiệm cử làm Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Sảng Tủng và tiếp tục giữ chức Hiệu trưởng trường này năm 2008. Tháng 9/2010, cô tiếp tục được giao trọng trách Hiệu trưởng Trường Mầm non Phố Bảng với mục tiêu xây dựng trường thành chuẩn quốc gia mức độ 1. Sau ba năm với nhiều nỗ lực, cô đã hoàn thành nhiệm vụ được giao khi Trường Mầm non Phố Bảng nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Năm 2015, cô tiếp tục nhận quyết định luân chuyển xuống Trường Mầm non xã Phố Cáo, xã đông thôn bản, đông dân và đông học sinh thứ hai của huyện Đồng Văn với 12 điểm trường lẻ. Những điểm trường vì thế cũng rất xa trung tâm xã. Điểm trường xa nhất như Kho Trư cách đến 14 km, đường đi rất khó khăn, chỉ có thể đi xe máy vào mùa khô. Nhiều điểm giáo viên phải đi bộ đến hai giờ đồng hồ ngược lên những dốc đá cheo leo thẳng đứng. Có điểm trường phải băng qua suối, mùa mưa lũ, giáo viên không thể tiếp cận. Đây cũng là trường khó khăn nhất trong tất cả những trường cô Nhâm từng công tác.

Co giao 20 nam “gieo con chu” tren cao nguyen da Dong Van hinh anh 4

Các giáo viên mang vật liệu lên xây dựng điểm trường Xà Lủng A, Trường Mầm non Phố Cáo. (Ảnh: NVCC)

Do địa hình phức tạp, hiểm trở, những điểm trường của Phố Cáo cũng nghèo nàn, tạm bợ, thiếu thốn như chính đời sống người dân bản nơi đây. Thương những em nhỏ phải học trong những lớp học bằng ván, những nhà trình tường sập xệ, mùa Hè nắng xiên vào lớp học, mùa Đông gió rét căm căm luồn qua khe lán, cô Nhâm đã kêu gọi các đoàn từ thiện hỗ trợ, kêu gọi người dân, tham mưu lãnh đạo địa phương góp công góp sức chung tay xây dựng từng điểm trường. Lần lượt các điểm trường Xà Lủng A, Xà Lủng B, Lủng Sính, Kho Trư… đã được “thay áo mới” với những lớp học khang trang, phòng học đầy đủ, thoáng mát và sạch sẽ.  

Co giao 20 nam “gieo con chu” tren cao nguyen da Dong Van hinh anh 5

Điểm trường Xà Lủng A được hoàn thiện và bàn giao đưa vào sử dụng trong niềm vui của cô trò Trường Mầm non Phố Cáo. (Ảnh: NVCC)

Đến nay xã Phố Cáo đã không còn các điểm trường tạm, bợ, không còn các phòng học ọp ẹp bằng các tấm ván được ghép với nhau để trơ ra các khe hở cho gió lùa khi mùa đông tới. Những học sinh vùng cao của cô cũng được hỗ trợ thêm nhiều quần áo, đồ chơi, đồ dùng học tập mới.  

Bước chân đến cao nguyên đá Đồng Văn công tác năm 2001, khi mới 18 tuổi, 20 năm trong nghề với những nhọc nhằn, vất vả cũng là chừng ấy thời gian cô Nhâm bám trụ ở cao nguyên đá để “cõng chữ Lên non”, những dấu chân của cô Nhâm đã in khắp các bản làng biên viễn để mang ánh sáng tri thức, niềm vui đến cho lớp lớp những học sinh vùng khó./.

5. Câu chuyện 40 năm lên non dậy chữ của một người thầy

Thời điểm kinh tế còn eo hẹp, đường đi khó khăn, nhiều lần thầy Hà đã rơi vào cảnh cơm không có ăn, muốn về nhà phải đi bộ bằng rừng, lội suối mấy ngày trời.

Đi bộ đến mòn cả dép

Thầy giáo Nguyễn Sỹ Hà (sinh năm 1959, quê ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là giáo viên có thâm niên gần 40 năm cắm bản nơi vùng cao. Năm 1979, thầy tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm 10+2 Quảng Bình (nay là khoa sư phạm Trường Đại học Quảng Bình).

Thầy Hà cùng học sinh vệ sinh trường lớp đầu năm.

Mang theo hoài bão lớn lao của tuổi trẻ, thầy Hà là một trong những người tiên phong “cõng” con chữ lên vùng cao xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, địa bàn sinh sống của đồng bào người dân tộc Ma - Coong. Hiện thầy đang phụ trách dạy lớp ở bản Troi, xã Thượng Trạch.

Với mâm cơm đảm bạc mời chúng tôi, thầy Hà nói: “Các bạn cứ ở lại đây một thời gian thì sẽ hiểu được phần nào giáo dục ở nơi vùng sâu này. Tôi công tác ở đây đã mấy chục năm rồi, nên giờ hiểu khá rõ về vùng đất này.

Trên này, ngoài công tác chuyên môn, giáo viên còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác như vận động học sinh đến trường, chăm lo chuyện quần áo, sách vở cho các em. Ngoài ra, chúng tôi còn phải học sinh của đồng bào người Ma - Coong thì mới có thể dạy tiếng phổ thông cho học sinh, vì phần lớn khi vào lớp 1, các em đều chưa biết tiếng phổ thông”.

Sau gần 40 năm từ dưới xuôi lền vùng cao công tác, thầy Hà đã rất thân thuộc với nếp sống của bà con nơi đây. Những khó khăn, vất vả và thiếu thốn thầy đều đã trải qua.

Với gần 40 năm cắm bản nơi vùng cao, thầy Nguyễn Sỹ Hà đã thân thuộc con người, tập tục nơi đây.

Nhớ lại cách đây gần 40 năm trước, đang là một giáo viên trẻ, việc lên xã vùng cao công tác đối với thầy Nguyễn Sỹ Hà là cả một thử thách đầy gian nan.

Có những lúc, cơm không có để ăn, nhớ nhà nhưng không thể về, thầy giáo trẻ Nguyễn Sỹ Hà đã cảm thấy tủi thân đến bật khóc.

Ngày trước, muốn về xuôi các thầy phải đi bộ ròng rã mấy ngày liền. Hành trình băng rừng, lội suối với biết bao hiểm nguy rình rập nhiều lúc đã khiến đôi chân những người thầy miền xuôi chùn bước.

Trường Phổ thông cơ sở Tân - Thượng Trạch là ngôi trường đầu tiên trong sự nghiệp “trồng người” của thầy Hà. Tại ngôi trường này, thầy được giao nhiệm vụ xây dựng và cắm bản tại điểm trường tại bản Ban, (xã Thượng Trạch), một bản làng hẻo lánh của đồng bào dân tộc Ma -Coong.

Lên với bản làng này, các thầy phải xin ở nhà dân, mượn nhà dân làm lớp học, rồi phải đến từng nhà, thậm chí vào tận trong rừng để tìm và vận động học sinh đến lớp.

Bất đồng ngôn ngữ cũng chính là trở ngại rất lớn mà những người thầy cắm bản như thầy Hà luôn gặp phải. Phải mất gần 1 năm trời, thầy mới nghe, hiểu được tiếng của đồng.

Việc khó khăn trong giao tiếp cũng là rào cản trong việc truyền tải  bài giảng đến học trò. Những lúc như vậy, thầy vừa là thầy giáo, vừa là người phiên dịch, học trò vừa là người học chữ, vừa là người dịch chữ.

Người con của núi rừng

Cũng có nhiều năm, thầy Hà được luân chuyển về dạy tại Trường Tiểu học xã Lâm Trạch và Trường tiểu học xã Xuân Trạch, hai xã miền núi của huyện Bố Trạch.

Ngoài việc dạy, thầy Hà cũng luôn xắn tay, xắn quần dọn vệ sinh trường lớp.

Thế nhưng với thầy Hà, ngôi Trường Phổ thông cơ sở Tân - Thượng Trạch, sau này được tách ra thành Trường tiểu học số 2 Thượng Trạch chính là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm nhất.

Thầy Hà tâm sự: "Thời điểm mình chọn lên vùng cao, gia đình phản đối lắm. Thời đó ở đây xa xôi, hẻo lánh, phải đi bộ mấy ngày rừng mới lên đến nơi chứ không được như bây giờ đâu.

Đã lội bộ đến mòn dép, lên đến vùng cao lại gặp phải bất đồng ngôn ngữ. Nói thật lúc đó cả bản thân mình cũng ngán ngẩm và nhiều lúc muốn bỏ cuộc”.

Theo thầy Hà, đồng bào dân tộc ở đây không giống như người miền xuôi. Các giáo viên cắm bản ở đây chỉ có mong muốn lớn nhất là các em được học cái chữ. Từ cái gốc đó mới có thể học lên, học nhiều kiến thức xây dựng quê hương thoát nghèo.

Niềm hạnh phúc nhất đối với những người thầy là thấy học sinh của mình thành công. Đối với thầy Hà, nhiều học sinh của thầy giờ đang là những người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền. Điều đó khiến thầy rất tự hào, tiêu biểu nhất là ông Đinh Hợp, giờ đang là Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch.

Chỉ còn hai năm nữa, thầy giáo Nguyễn Sỹ Hà sẽ về nghỉ hưu. Thời gian 40 năm trời gieo chữ nơi vùng biên ải, với biết bao khó khăn, thử thách sẽ là những ký ức khắc sâu trong tâm trí thầy.

Sau bao nhiều năm trời công tác nơi vùng biên ải, thầy Hà được bà con bản làng xem như người nhà. Thầy như là một người con của núi rừng, là người cha, người thầy của học sinh vùng cao.

6. Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm qua, các cô giáo từ miền xuôi vượt đường sá xa xôi, cách trở để gieo con chữ cho trẻ em ở ngôi làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh, Bình Định).

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 1.

Mùa mưa nước hồ dâng cao, các cô giáo phải rất vất vả, lội bộ dắt xe qua quãng đường dài trước khi lên thuyền vào làng

Đây là ngôi làng nằm biệt lập giữa núi rừng heo hút, muốn ra vô chỉ có con đường duy nhất là đi xuồng gần 10km qua hồ Núi Một.

Theo người dân, nếu không muốn đi qua hồ thì có thể đi bộ 3 giờ xuyên rừng để đến làng Canh Tiến. Tuy nhiên, đường sá rất chông chênh và trở ngại. Làng Canh Tiến có 2 điểm trường: điểm trường mẫu giáo với 40 trẻ và điểm trường tiểu học có 51 học sinh. Ở đây, học sinh là người Ba Na và Chăm.

Cứ sáng thứ hai hằng tuần, các cô giáo lại gùi gánh gạo muối, lương thực... rồi đi xe máy tới hồ Núi Một, sau đó đi xuồng vào làng đến tận thứ sáu mới trở về.

Cô giáo Lê Thị Na Uy ở huyện Tuy Phước bắt đầu dạy tại đây từ năm 2018 nói: "Lúc đó rất thiếu thốn: không điện, nước và chợ, sóng điện thoại thì chập chờn. Giờ có điện năng lượng mặt trời thì đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên mùa mưa bão đi lại vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Đi trên xuồng sóng đánh rất mạnh, trời sương mù mịt không nhìn thấy gì. Sợ lắm!".

Khó khăn là vậy nhưng theo các cô giáo, học sinh ở đây rất ngoan, ham học và hồn nhiên. "Hễ thấy cô giáo mặc đồ mới là các em lại hỏi cô mặc đồ tết hả. Thỉnh thoảng các em lại tặng cô trái bắp, mớ rau hái được trong rừng" - cô Na Uy vui vẻ nói.

Ông Trần Văn Tho, hiệu trưởng Trường tiểu học Canh Liên, chia sẻ: "Cuối năm 2020 khi làng Canh Tiến có điện năng lượng mặt trời, chúng tôi rất vui mừng vì các cô đỡ vất vả được phần nào. Thời gian tới, nhà trường sẽ triển khai xây dựng thêm một số công trình nhà công vụ, sân trường... để phục vụ việc dạy học và ăn ở cho giáo viên được tốt hơn".

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 2.

Điểm Trường tiểu học làng Canh Tiến, xã Canh Liên nằm lọt thỏm giữa buôn làng và núi rừng heo hút

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 3.

Sau khoảng 1 giờ trên thuyền, các cô giáo cùng xách lương thực phục vụ cho một tuần sinh sống tại làng của mình

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 4.

Em Đinh Văn Phước tặng các cô giáo những quả bắp vừa được nấu chín của gia đình

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 5.

Buổi tối, các cô giáo đến thăm và nói chuyện cùng phụ huynh để họ nắm bắt tình hình học tập của con em

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 6.

Đồ ăn của các cô chủ yếu là món kho vì giữ được lâu. Các cô thường chia nhỏ cho dễ bảo quản và đậy kín để mèo, chó không cạy phá được

Những cô giáo miền xuôi lặn lội gieo chữ ở làng Canh Tiến - Ảnh 7.

Cô giáo Na Uy kiểm tra bài học sinh của lớp ghép 4 và 5 cùng một buổi dạy

7. Xúc động hình ảnh cô giáo vùng cao gồng mình cõng bàn ghế cho học trò

Quãng đường dốc núi trơn trượt dài tổng cộng khoảng 15 km, các thầy cô đã không quản vất vả băng rừng, vượt suối để đưa bàn ghế từ điểm bản xa về điểm trường trung tâm của xã cho học sinh.


Trời mưa to khiến đường lầy và trơn trượt, các cô giáo phải mặc áo mưa và đi ủng để cõng bàn ghế đến điểm trường cho học sinh.

Trời mưa to khiến đường lầy và trơn trượt, các cô giáo phải mặc áo mưa và đi ủng để cõng bàn ghế đến điểm trường cho học sinh.

Những hình ảnh được một trong số các giáo viên của Trường Tiểu học xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) chụp lại đã khiến người xem thực sự lay động. “Chân cứng đá mềm”, các thầy cô với quyết tâm tạo điều kiện học tập cho học sinh đã không quản ngại băng rừng, vượt suốt với bàn ghế nặng cõng trên vai.


Những người cõng chữ và cõng cả bàn ghế lên non…

Những người "cõng chữ" và cõng cả bàn ghế lên non…

Vóc người nhỏ bé, cô giáo Phạm Thị Lục - người đã có 14 năm gắn bó và công tác tại đây cõng nguyên chiếc bàn cồng kềnh sau lưng. Cô Lục tâm sự: “Năm nay do số lượng học sinh trong điểm lẻ bản Pa Cha Ô có ít quá nên nhà trường quyết định dồn lớp ra điểm bản trung tâm. Sáng hôm qua (9/9), trường chúng tôi có huy động cả đoàn đến gần 40 giáo viên cùng nhau vận chuyển các bộ bàn ghế của học sinh từ điểm lẻ ra trung tâm xã”.

Theo nữ giáo viên, đây chỉ là một việc làm bình thường của những thầy cô giáo vùng cao mà thôi, không phải là việc gì quá to tát: “Ở đây vào mỗi đầu năm học, mùa mưa đường đi khó khăn trơn trượt, lại hẹp nên các thầy cô phải cõng bàn ghế trên lưng rồi chuyển ra ngoài đường to mới có ô tô đi được. Tuy có vất vả nhưng nghĩ tới cảnh các em học sinh có được những bộ bàn ghế lành lặn để học, trong lòng chúng tôi cũng thấy vui rồi”.

Cô Lục cũng cho hay, so với nhiều nơi khác thì điểm trường trung tâm của Trường ở đây có đầy đủ điều kiện hơn. Địa phương và nhà trường đã phối hợp xây dựng mô hình nuôi ăn bán trú cho học sinh, tập trung các em từ các điểm lẻ về trường trung tâm để có điều kiện dạy và học tốt hơn.

Cũng là giáo viên "cắm bản" của Trường Tiểu học Hồng Thu từ năm 2011 tới nay, cô giáo Tần Huy Giao cho biết, ở vùng cao này tuy đời sống còn nhiều thiếu thốn nhưng các thầy cô luôn nỗ lực vì tình yêu nghề, yêu học trò. Ngắm những ánh mắt trong veo của lũ trẻ vùng cao mới thấy yêu nghề của mình đến như thế nào, bất chấp mọi khó khăn vất vả.

"Sáng hôm qua lúc vận chuyển ghế cho các em học sinh trời đổ mưa rất to. Chúng tôi chân đi ủng, mang theo cả áo mưa, quần áo khô rồi người thì cõng, gánh hay vác cả bàn ghế lên vai và băng rừng. Đoạn đường từ bản Pa Cha Ô ra được đường lớn (mà ô tô có thể đi) mất khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ. Khi cõng đồ, mệt ở đâu thì ngồi nghỉ ở đó", cô Giao chia sẻ.


Nụ cười quên mệt mỏi nhọc nhằn của cô giáo trên con đường gian nan.

Nụ cười quên mệt mỏi nhọc nhằn của cô giáo trên con đường gian nan.

Được biết, Trường Tiểu học Hồng Thu có hơn 600 học sinh ở cả 5 khối từ lớp 1 - lớp 5, trải đều ở 30 lớp. Các em học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc H'Mông.

“Thật cảm động cho lòng yêu nghề của các cô giáo vùng cao này. Gồng mình cõng bàn leo dốc vậy mà vẫn tươi cười. Thật đáng để khâm phục, đáng được biểu dương!”, bạn Lê Tư bày tỏ.

Bạn Lữ Chuyên động viên: “Ở thành phố đi ôtô xe máy đi làm, ở vùng cao vùng sâu vùng xa vùng khó khăn thì dùng lưng cõng bàn, ghế lên lớp. Khác nhau một trời một vực. Cố lên các đồng nghiệp vì các em học sinh thiệt thòi.Chúc các bạn thành công”.

Từng bám bản gieo chữ, cô giáo Nguyễn Viên kể: “Ngày mới ra trường mình về vùng đặc biệt khó khăn. Trẻ người non dạ không biết mình đã mang thai, đường gập ghềnh hiểm trở, tay yếu đường lầy nên ngã xe, xảy thai lần đầu và liên tiếp 2 lần sau nữa... có những hi sinh mấy ai thấu hiểu”.

Đồng cảm với nỗi gian truân của thầy cô giáo miền núi, thầy giáo về hưu Lê Công Tố chia sẻ: “Ngày mình mới ra trường đi dạy từ khu chính vào khu lẻ 2km mà 9 cái khe 10 cái dốc các bạn ạ, cho nên mình thấy thương đồng nghiệp này quá. Chúc các cháu mãi có sức khỏe và cố gắng yêu nghề nhé!”

8. "Đường của Thầy"

Không chỉ nhiệt tình gieo con chữ, có những người thầy phải làm thêm nhiệm vụ mới là gùi những bao hàng lương thực - thực phẩm trĩu nặng mang đến trường để các học sinh nội trú có cái ăn. Đó cũng là câu chuyện được truyền tải trong phóng sự Đường của thầy do Đài Phát thanh và truyền hình Yên Bái thực hiện.

Cơn bão số 3 năm 2018 ập đến Yên Bái đúng thời điểm gần vào năm học mới. Sự tàn phá của cơn bão hết sức khủng khiếp, tuyến đường vào xã An Lương, huyện Văn Chấn sình lầy, nhiều đoạn bị đứt gãy vô cùng nguy hiểm. 

Và trên đoạn đường dài 17km vừa chạy xe vừa đi bộ, người thầy với quần áo lấm lem bùn đất cõng những gùi hàng 30kg (gồm mì gói, muối, bột ngọt...) cứ lầm lũi mang thực phẩm đến với các em.

12 thầy giáo thay nhau gùi mỗi ngày hai chuyến hàng. Liên tục trong 10 ngày, các thầy vận chuyển 2,7 tấn lương thực đến trường. Thầy Nguyễn Quang Diên - hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học An Lương, huyện Văn Chấn - chia sẻ một cách giản dị: "Đó là cái nghiệp và cái duyên, chúng tôi đã chọn nghề giáo thì cống hiến cho nghề mình đã chọn".

Cũng sau trận bão ở Yên Bái, trên đường đến các gia đình thăm hỏi động viên các em đi học, cô Đinh Thị Chung (Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học An Lương, huyện Văn Chấn) đã bị té dẫn đến sẩy thai. Dù buồn, dù đối diện khó khăn nhưng các thầy cô vẫn bám trường bằng trách nhiệm và tình yêu thế hệ trẻ...

9. Nuốt lệ xa 2 con thơ, cô giáo vượt 130km đường rừng đi dạy trẻ em vùng xa gặp nạn mất tay

Đây có lẽ là câu chuyện buồn nhất, không may nhất. Cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, cái tâm với nghề, mà một cô giáo đã vĩnh viễn mất đi cánh tay của mình, 2 đứa trẻ thiếu vắng vòng tay chăm sóc của mẹ, và một người chồng đau đáu nhìn vợ chịu cảnh thương tật mà xót xa.

hình ảnh

Ảnh ghép, nguồn: Công an TPHCM, Người lao động

Cô giáo gặp chuyện không may đó là cô Trần Thị Bá Tiền (SN 1984) – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Hà Đông (xã Hà Đông, H.Đắk Đoa, Gia Lai). Trường đóng trên địa bàn rẻo cao, xung quanh là núi non điệp trùng. Trường cách trung tâm H.Đắk Đoa hơn 50km. Nơi đây chủ yếu đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống. Trường có trên 30 giáo viên, ai cũng ở xa nhà, gần nhất phải trên 50km, còn xa nhất là cô Tiền. Tất cả các giáo viên đều ở tập thể ngay tại trường. Cứ thứ 2 các giáo viên đi và chiều thứ 6 về nhà.

Vào cái ngày thứ hai định mệnh ấy, cũng như mọi khi, cô Tiền lại dắt xe chạy đến trường chuẩn bị cho một tuần mới. Vào khoảng 4 giờ sáng 9-9, mặc cho những cơn mưa kéo dài và hơi lạnh tỏa ra từ núi rừng ngút ngàn, cô Tiền vượt đoạn đường dài 130km từ nhà đến trường. Khi còn cách trường khoảng 10km, cô Tiền gặp tai nạn tại con đường rừng. Cánh tay trái của cô bị bánh xe tải chở mì chèn qua, dập nát.

Sau khi được đưa đi cấp cứu, mặc dù các bác sĩ dù đã cố gắng hết sức nhưng đã phải làm điều không mong muốn, cắt bỏ phần cánh tay bị thương của cô Tiền.

hình ảnh

Ảnh: Người lao động

“Sau khi bị xe cán qua cánh tay, tôi vẫn tỉnh và nhìn thấy cánh tay bị dập nát, không còn cảm giác. Lúc đó rất đau, và sự sợ hãi chiếm hết tâm trí của tôi. Khi tỉnh lại, tôi thấy mình nằm trong bệnh viện. Điều đầu tiên tôi làm là nhìn xuống cánh tay, và đã thấy không còn. Theo phản xạ, tôi chỉ biết hốt hoảng hỏi chồng và đồng nghiệp nhưng họ chỉ khóc và không nói gì. Giờ thì nó mất thật rồi! Làm sao tôi có thể lái xe 130km mà đi dạy được nữa?”, cô Tiền nghẹn ngào kể lại giây phút kinh hoàng, cùng câu hỏi bỏ lửng khiến ai nấy đều không cầm được nước mắt.

Cô Tiền kết hôn vào năm 2005, sau khi sinh được bé gái đầu lòng, Tiền tiếp tục đi học. Đến năm 2014, Tiền được nhận vào Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Hà Đông – một ngôi trường vùng sâu, vùng xa. Lúc đó, gia đình rất vui, nhưng cũng rất lo vì quãng đường đi dạy hơn 130km, trong đó nhiều đoạn là đường đèo.

Thế nhưng, những khó khăn của đoạn đường đèo, băng rừng vượt ổ gà không làm nản bước chân của người giáo viên nhiệt huyết. Theo đuổi cái nghề đem tri thức, con chữ đến với các trẻ em vùng xa, cũng đồng nghĩa với việc Tiền phải tạm để 2 đứa con nhỏ chịu thiệt thòi cảnh vắng mẹ. Sau giờ dạy, cô Tiền thường lấy điện thoại gọi nói chuyện với con, chuyện trò được mấy câu là nước mắt ngắn, nước mắt dài. Chính vì vậy, vào chiều thứ 6, dù thời tiết thế nào, dạy muộn đến bao lâu đi nữa, Tiền vẫn quyết chạy về nhà.

hình ảnh

Ảnh: Công an TPHCM

Nhiều người khuyên Tiền, tranh thủ chiều chủ nhật đi đến trường để khỏi đi trong đêm nguy hiểm, nhưng cô chỉ cười và nói: “Đi dạy cả tuần nên ở nhà với con được giờ nào hay giờ đó. Với lại chồng đi làm, chỉ có mẹ già 80 tuổi và 2 con nhỏ nên đi sớm không đành”.

Một người phụ nữ chịu thương chịu khó, có tâm với nghề là thế, nhưng dường như không tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã. Chẳng phải đơn giản để một người quyết định đến làm việc tại những địa điểm xa xôi hẻo lánh như thế, càng không có nhiều người mẹ nỡ xa con cái, gia đình mình. Ấy vậy mà cô Tiền vẫn chấp nhận tất cả những khó khăn cực khổ về phần mình, để hoàn thành tốt nhất cả hai nhiệm vụ là cô và làm mẹ. Những chuyến xe băng rừng, vượt đèo, sương gió và nắng cháy vẫn không khiến cô chùn bước chừng nào vẫn còn nghe được tiếng ê a của các em học sinh ở buôn làng cũng như tiếng cười đón mẹ của 2 đứa con ở nhà. Thế nhưng, chỉ với một cú ngã định mệnh ấy gần như đã cướp đi hết những nỗ lực và dập tắt mọi hy vọng của cô Tiền về cái nghiệp mà mình theo đuổi bao lâu nay. “Làm sao tôi có thể lái xe 130km mà đi dạy được nữa?”. Khi phải đối diện với nỗi đau của mình, cô Tiền vẫn dành tâm trí để suy nghĩ về công việc của mình.

hình ảnh

Ảnh: Công an TPHCM

Với một cánh tay không còn nguyên vẹn, chị Tiền có thể sẽ tiếp tục công việc và đam mê của mình theo một cách khác, hoặc từ bỏ. Nhưng nghị lực, sự nhiệt huyết của chị trong công việc cũng như tình mẫu tử sâu nặng của chị sẽ còn đọng lại mãi và là nguồn cảm hứng cho những người trẻ sau này.

---------

Còn rất nhiều những tấm gương người thầy cô tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm gieo chữ, mong mang ánh sáng tri thức về cho các bản làng nơi "thâm sơn cùng cốc", hay nơi đỉnh núi chạm mây trời, hoặc nơi vách đá dựng đứng cheo leo mà không thể kể hết ra đây được. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai…”. Chính nhờ những người chấp nhận hy sinh, đánh đổi bình yên của bản thân và gia đình để lên vùng cao công tác như các thầy cô trong các câu chuyện trên, ước mơ của những đứa trẻ ở nơi núi non trùng điệp ấy mới được tiếp tục vun bồi. Chắc chắn, những đóng góp của các thầy cô sẽ được ghi nhận và biết ơn không chỉ trong lòng của những học trò, dân làng nơi đây mà còn là sự tôn trọng, cảm kích của toàn xã hội. Nhân ngày 20/11 sắp tới, kính chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khoẻ, bình an trên mọi cung đường, vững tay chèo - lái, dìu dắt nhiều thế hệ học sinh vùng cao nên người có ích cho đất nước mai sau.

Theo tuoitre.vn, giaoduc.net.vn, baohatinh.vn

Cô giáo như đoá hoa Bồ công anh giữa đại ngàn xanh


(*) Xem thêm

Bình luận