30 điểm vẫn trượt đại học: 'Nghịch lý tuyển sinh, không có quốc gia nào như vậy'

29/10/2021 | 364

Các chuyên gia cho rằng, đạt điểm tuyển đối 30 vẫn trượt đại học thì là điều bất thường, nghịch lý trong tuyển sinh, chưa có quốc gia xảy ra hiện tượng như vậy. Những học sinh có thực lực và kết  quả thi xuất sắc gần như đạt điểm tuyệt đối vẫn trượt đại học trong khi nhiều học sinh kém hơn thì vẫn vào đây là sự bất công và có thể gây ra những hậu quả khôn lường về sau cho ngành giáo dục nước nhà.

Những câu chuyện buồn lòng điển hình: 

Thương cô bé nhà nghèo thi được 29,75 điểm rớt Học viện Quân y

Nguyễn Thị Linh học sinh lớp 12A2 trường Trung học phổ thông Quảng Xương 3, Thanh Hóa. Nhà em nghèo lắm, mẹ bị đau tim nhưng vẫn ráng đi làm để có tiền nuôi em ăn học. Rồi bất ngờ, một ngày mẹ vĩnh viễn ra đi khi Linh vừa vào lớp 1. Mọi vất vả, nhọc nhằn lại đổ lên vai người cha. Hằng ngày, ba Linh đi bán báo, đánh giày, làm bất cứ nghề gì ai thuê miễn có đồng tiền chính đáng nuôi con. Rồi ba Linh bất ngờ phát bệnh ung thư nhưng không có tiền chạy chữa. Một ngày, ba em cũng theo mẹ về với tổ tiên để lại 3 anh em Linh côi cút bơ vơ trên cõi đời.

Mất ba, khi Linh vừa học xong lớp 5. Mẹ mất, ba không còn, bà nội già yếu cũng chẳng thể làm được nhiều để nuôi 3 anh chị em Linh.

Các em lớn lên bằng sự chắt chiu của bà bên luống rau quanh vườn, bằng sự cưu mang, chia sẻ của bà con quanh vùng, bằng sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giảng dạy.

Bằng quyết tâm vượt lên nghèo khổ, Linh lao vào học với ước mơ đổi đời. Em nói “nghèo đói kinh khủng lắm, đời mình nghèo, con cháu còn nghèo hơn. Người ta còn có ba mẹ đỡ đần nhưng chúng con phải tự mình lo lấy và con đường duy nhất là phải học”.

11 năm luôn là học sinh giỏi, xuất sắc cùng với nhiều giải thưởng ở các kì thi học sinh giỏi Toán, Lý của huyện và tỉnh. Nhờ lòng quyết tâm, Linh đã đạt được nhiều thành tích đáng nể.

Thương cô bé nhà nghèo thi được 29,75 điểm rớt Học viện Quân y

Em đăng kí thi vào Học viện Quân y, ngoài mong muốn được làm bác sĩ còn một khát khao vào được trường ấy gia đình em không phải nuôi (vì thật sự gia đình em lúc đó hoàn toàn không còn khả năng).

Linh cho biết “Nếu con không đậu được Học viện Quân y có thể con không có cơ hội đi học đại học”. Và kỳ thi đại học năm 2017, điểm xét tuyển đại học khối B của Linh đạt 29,75. Chưa kịp mừng, em nhận tin bị rớt vì điểm vào trường Học viện Quân Y năm ấy lên tới 30 điểm.

Tưởng như cánh cổng trường đại học đã khép chặt, cũng may em được hỗ trợ học bổng từ chương trình tiếp bước đến trường của Báo Tuổi Trẻ và nhận sự giúp đỡ của một số Mạnh Thường Quân.

Em cho biết “Nếu không có sự giúp đỡ về vật chất ban đầu như thế, em sẽ không có cơ hội nhập học vào Trường Đại học Y Hà Nội).

Vào học rồi, Linh phải đi làm thêm để tự lo cho bản thân và trang trải chi phí học tập. 6 năm học ngành y với khoản chi phí không hề nhỏ, nhưng để duy trì việc học thì chính em phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những sinh viên khác.

Đạt 29,25 điểm, nam sinh vẫn trượt đại học trong cay đắng

Giống như Thùy Linh, nam sinh Nguyễn Phùng Hưng ở Thạch Thất, Hà Nội cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự.

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, em đạt được tổng điểm 3 môn là 29,15, làm tròn thành 29,25. Do thuộc khu vực 3, em không có điểm cộng ưu tiên. Dù đủ điểm chuẩn vào trường là 29,25 nhưng khi xét tiêu chí phụ, Hưng vẫn trượt tiêu chí số một: Điểm xét tuyển chưa làm tròn.

Chia sẻ về kết quả thi xét tuyển, Hưng thắc mắc: “Em đạt 29,15 điểm, học thật, không có điểm ưu tiên cuối cùng lại trượt. Còn những bạn đạt 25,75 điểm; thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm lại đỗ?”.

“Số phận của em rất cay đắng vì đây là năm thứ hai em thi đại học. Thật sự thiếu 0,05 điểm để gục ngã trước ‘cánh cổng thiên đường’ là một điều quá sức chịu đựng với em”, Hưng buồn bã cho biết.

“Đỗ vào ĐH Y Hà Nội là ước mơ từ nhỏ và cả cuộc đời của em, vì vậy em đã quyết tâm làm bằng được, giành ưu tiên nguyện vọng 1. Em đã đấu tranh để thay đổi nguyện vọng khi bố mẹ định hướng vào hệ quân sự của Học viện Quân y. Em đã đánh đổi hai vị trí này cho nhau. Em đã hy sinh rất nhiều, nhưng chỉ thiếu 0,05 điểm mà đã thất bại”, nam sinh bày tỏ.

Xấp xỉ 30 điểm, 2 học sinh nghèo vẫn trượt đại học trong cay đắng

Mẹ Nguyễn Phùng Hưng thì khóc trong đau khổ, còn bản thân em cũng rất buồn khi một lần nữa cánh cổng đại học Y đóng lại trước mắt em.

Nếu không có những vụ gian lận điểm của "con ông, cháu cha" cùng sự bất cập trong cộng điểm ưu tiên, thì với số điểm thi gần như tuyệt đối, có lẽ Linh, Hưng và không ít em học sinh xuất sắc khác đã thực sự xứng đáng được bước vào cổng trường đại học như mơ ước.

Kỳ thi tuyển sinh 2021 có 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, có 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên không trúng tuyển nguyện vọng nào, trong đó có 57 em là thí sinh tự do.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có tổng số hơn 1 triệu thí sinh tham gia dự thi. Số thí sinh có tổng điểm thi ở mọi tổ hợp đạt từ 27 điểm trở lên chiếm 4,7%.

Phân tích dữ liệu thí sinh có điểm xét từ 29,5 trở lên cho thấy, có 69 em trượt nguyện vọng 1 nhưng đã đỗ vào các nguyện vọng khác; 61 em không đỗ nguyện vọng nào.

Trong số các em không trúng tuyển nguyện vọng nào, có 60 em chỉ đặt duy nhất 1 nguyện vọng, 1 em đặt 2 nguyện vọng.

Có 59 em có nguyện vọng 1 vào các trường công an, quân đội và đều chỉ có 1 nguyện vọng, trong đó 57 em đã tốt nghiệp từ năm 2019 trở về trước (có thể thuộc đối tượng đã đi nghĩa vụ nay được cử đi thi).

Thống kê cụ thể số thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt nguyện vọng 1 hoặc không đỗ nguyện vọng nào như sau:

Có 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học

Số liệu này được cung cấp bởi Bộ GD-ĐT. Danh sách không thống kê các ngành có điểm chuẩn từ 29,5 điểm của các trường công an, quân đội do những trường này có cách tính điểm xét khác (kết hợp cả điểm học bạ), cùng với nhiều tiêu chí, điều kiện.

Năm nay, Học viện Chính trị Công an nhân dân là trường trong khối công an có nhiều thí sinh đạt từ 29,5 điểm nhưng trượt vào trường nhất. Cụ thể, có 67 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên đăng ký nhưng trượt vào trường, trong đó 17 em đã đỗ nguyện vọng khác, 50 thí sinh không đỗ nguyện vọng nào. Điều này là do trường có 800 thí sinh đăng ký, trong khi chỉ có 50 chỉ tiêu.

Trường ĐH Hồng Đức có 2 ngành điểm chuẩn ≥ 29,5 đều là ngành Sư phạm chất lượng cao (Ngữ văn lấy 30,5 điểm và Lịch sử lấy 29,75 điểm). 22 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt vào những ngành này.

Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội có 2 ngành điểm chuẩn ≥ 29,5 là Hàn Quốc học (30 điểm khối C00, chiếm 10/40 chỉ tiêu) và Đông Phương học (29,8 điểm khối C00 với 15/40 chỉ tiêu). Hai ngành này cũng tuyển các khối khác nhưng điểm chuẩn không quá cao (từ 25,6 - 27,9 điểm). Có 9 thí sinh trượt vào các ngành này nhưng đã đỗ nguyện vọng khác.

Trường ĐH Ngoại thương có ngành Ngôn ngữ Trung Quốc lấy điểm chuẩn 39,35/40 (môn tiếng Trung nhân hệ số 2), chỉ tiêu còn 30 cho điểm thi tốt nghiệp THPT trên tổng số 90 chỉ tiêu (60 chỉ tiêu xét theo phương thức khác). Có 14 thí sinh trượt vào ngành này nhưng đã đỗ nguyện vọng khác.

Bất thường và bất công

Sau khi các trường đại học công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh, giáo viên và chuyên gia bất ngờ khi một số ngành học tăng điểm chuẩn lên mức 30 - 30,34 thậm chí 30,5 điểm. Không chỉ vậy, mùa tuyển sinh đại học năm nay cũng chứng kiến nhiều trường điểm chuẩn tăng đột biến từ 9 đến 11 điểm so với năm 2020.

TS Trần Thu Trà, Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng, thang điểm tuyệt đối trong xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT là 30 điểm/3 môn, nhưng năm nay nhiều ngành như Sư phạm Ngữ văn của Đại học Hồng Đức lấy 30,5 điểm khối C, ngành Hàn Quốc của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 30 điểm khối C, ngành Xây dựng lực lượng của Học viện Chính trị Công an nhân dân 30,34 điểm khối C (với nữ). Như vậy những thí sinh đạt 29,9 hay 30 điểm vẫn có nguy cơ trượt nguyện vọng 1.

Ở tổ hợp xét tuyển C00, năm nay cả nước chỉ ghi nhận 2 thủ khoa đạt tổng điểm 29,25 điểm, trong khi điểm chuẩn các ngành trên đều cao hơn. Vậy nếu hai thủ khoa này đăng ký xét tuyển vào những ngành trên mà không có điểm cộng, chắc chắn sẽ trượt nguyện vọng.

"Đây là điều bất thường trong tuyển sinh. Tôi chưa thấy quốc gia nào xảy ra nghịch lý, thí sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn không thể đỗ đại học. Các thí sinh năng lực thực sự sẽ thất vọng và mất niềm tin thế nào khi phải chịu thua sự may mắn là điểm cộng ưu tiên", TS Trà băn khoăn.

Nếu tình trạng này tiếp diễn ở những năm sau, sẽ tạo ra sự bất công trong việc chạy đua giữa các thí sinh tham gia xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp. Đáng lo ngại hơn, nhiều trường đại học, nói đúng hơn là những ngành học điểm cao kia rất dễ làm rơi, lọt, tuột mất thí sinh có năng lực thực sự giỏi như thủ khoa 29,25 điểm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Thí sinh chỉ được dự thi một bài tổ hợp -  Hànộimới

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2021.

Thiệt thòi cho thí sinh giỏi

Đồng quan điểm của TS Thu Trà, TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia nêu, việc điểm chuẩn đẩy tăng vọt là do đề thi tốt nghiệp THPT phân hoá không tốt, không thể phân loại được thí sinh xuất sắc, giỏi, khá, trung bình.

Như với đề thi của 5 - 6 năm về trước, chỉ thí sinh nào học lực thực sự xuất sắc mới đạt từ 9 điểm trở lên, rất hiếm điểm 10, thí sinh giỏi ở mức 7 - 8, khá ở mức 5 - 6 và trung bình là dưới 5. Tuy nhiên hai năm trở lại đây khoảng cách điểm số giữa các mức trên đều bị thu hẹp và phân biệt không rõ. Thí sinh xuất sắc đạt 10 điểm, thí sinh giỏi 9,5, khá 9 điểm và trung bình 7 - 8 điểm. Thậm chí nhiều em học trung bình nhưng do may mắn, điền trúng đáp án, vẫn đạt điểm 9 như bình thường.

Đặc biệt từ năm 2020, sau khi Bộ GD&ĐT đổi tên từ thi THPT quốc gia sang thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi không còn thể hiện rõ mục tiêu 2 trong 1 (vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học). Gần đây, kỳ thi chỉ đáp ứng được mục tiêu phục vụ xét tốt nghiệp mà phần nào không đảm bảo việc xét tuyển đại học. Như đề thi, trước đây thi 3 tiếng/môn, nay rút xuống 2 tiếng, 1 tiếng/môn, thời gian ngắn, số lượng câu hỏi ít, không đủ để cán bộ ra đề thi đưa ra các câu hỏi phân hoá rõ rệt.

Sau 6 năm thay đổi hình thức thi THPT, xét tuyển đại học, đề thi theo hướng chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm, có thể thấy kỳ thi ngày càng bộc lộ nhiều bất cập. Đã đến lúc Bộ GD&ĐT, chuyên gia, trường đại học lên phương án nghiên cứu và thay đổi mô hình kỳ thi như hiện nay để đánh giá đúng thực chất, thực học và đúng năng lực của học sinh phổ thông.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học kinh tế Quốc dân, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, số thí sinh đạt điểm 9, 10 chiếm tỷ lệ rất lớn ở hầu hết các môn Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý. Điều đó cho thấy tính phân loại của kỳ thi chưa tốt.

Kỳ thi THPT được các trường coi trọng, lấy đó làm căn cứ để xét tuyển đầu vào. Nhưng đề không phân loại đúng năng lực thí sinh, để xảy ra tình trạng các ngành học lấy điểm chuẩn trên 30 là nghịch lý, bất bình thường.

Theo ông, hai vấn đề đặt ra từ câu chuyện tuyển sinh năm nay. Thứ nhất, cần phải có kỳ thi đảm bảo tính phân loại rõ hơn, tránh tình trạng phổ điểm tập trung vào điểm 9, điểm 10 dẫn tới việc tuyển sinh xảy ra những vấn đề bất thường.

Thứ hai, các trường đại học cần thay đổi phương thức tuyển sinh, việc đánh trượt những học sinh số điểm gần như tuyệt đối là chưa đạt được mục tiêu lựa chọn những thí sinh có năng lực.

Việc các trường đa dạng các phương thức tuyển sinh cũng là một trong những nhân tố khiến điểm chuẩn tăng cao. Tuy nhiên, việc các cơ sở giáo dục đại học áp dụng đa dạng phương thức tuyển sinh là điều phù hợp, thuộc về quyền tự chủ của trường và giúp họ tuyển được sinh viên theo đúng mục tiêu đào tạo của trường.

Điều quan trọng là kỳ thi tốt nghiệp THPT phải phân loại được thí sinh. Chúng ta cũng cần phải có phương thức tuyển sinh tốt hơn. Nếu một kỳ thi không có tính phân loại cao thì khi đó, chúng ta phải xác định rõ có nên dùng kết quả kỳ thi để tuyển sinh đại học nữa hay không.

Những vật dụng được mang vào phòng thi tốt nghiệp - VnExpress

Định hướng hoạt động thi tuyển cho năm sau 2022

Ông Mai Văn Trinh - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục - đào tạo - khẳng định bộ vẫn ra đề thi, quy định về lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 hay ban hành "khung thời gian" tổ chức thi.

Đợt thi chung toàn quốc

Giải thích về việc này, ông Mai Văn Trinh cho biết bộ sẽ có trách nhiệm xác định thời gian tổ chức thi. Trong đó sẽ có một đợt thi chung trên toàn quốc cho tất cả các tỉnh, TP trong điều kiện bình thường. 

Nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, căn cứ vào đề xuất của các địa phương không có điều kiện tham gia đợt thi chung, Bộ GD-ĐT sẽ quyết định có thêm đợt thi bổ sung. Các đợt thi chung và đợt thi bổ sung sẽ nằm trong khung thời gian, phù hợp với việc triển khai nhiệm vụ năm học.

Cùng với xác định lịch thi, Bộ GD-ĐT cũng chịu trách nhiệm toàn bộ về đề thi. Cụ thể là xây dựng cấu trúc, định dạng đề thi, ban hành đề thi tham khảo, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi. 

"Dựa trên ngân hàng câu hỏi, sử dụng phần mềm chuyên dụng để tổ hợp thành đề thi cung cấp cho các địa phương sử dụng tổ chức thi. 

Như vậy, Bộ GD-ĐT vẫn đảm nhiệm công tác ra đề thi. Đề thi là tổ hợp từ một ngân hàng câu hỏi đủ lớn và được cân bằng về độ khó. Nếu thêm đợt thi, đề vẫn được tổ hợp từ ngân hàng đó" - ông Mai Văn Trinh cho biết.

Bộ GD-ĐT khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 không có thay đổi đáng kể so với năm 2021. Bộ GD-ĐT vẫn ban hành quy chế thi, phần mềm chấm thi, tổ chức thanh tra, kiểm tra để cùng các địa phương tổ chức kỳ thi an toàn, khách quan, công bằng. 

Bộ GD-ĐT cũng vẫn tiếp tục duy trì phương thức quản trị cơ sở dữ liệu thi tốt nghiệp THPT như nhiều năm qua. Dữ liệu này ngoài việc phục vụ việc đối sánh, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên toàn quốc, còn có thể cho phép các trường sử dụng trong phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Bộ GD&ĐT công bố phương án chính thức thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Giảm lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp

Theo TS Lê Viết Khuyến - Hiệp hội các trường đại học - cao đẳng Việt Nam, kết quả thi tốt nghiệp THPT trong hai năm gần đây chỉ có thể đạt được mục đích xét tuyển đại học đối với các trường tốp giữa và tốp dưới. 

Đề thi tốt nghiệp có độ phân hóa không cao nên các trường có khả năng cạnh tranh cao hơn sẽ khó khăn nếu chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh giống như từng áp dụng với kỳ thi THPT quốc gia trước đây. Vì thế năm 2021, hầu hết các trường trong tốp này đã phải có thêm các phương thức tuyển sinh khác.

Hiện Luật giáo dục đại học đã giao quyền cho các trường đại học thực hiện tự chủ, trong đó có tự chủ về tuyển sinh. Việc các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở mức độ nào trong phương thức tuyển sinh là do các trường tự quyết. 

Với các trường có khả năng cạnh tranh cao, có thể áp dụng hướng chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, sàng lọc bước đầu lấy một số lượng ít hơn, sau đó có các hình thức sàng lọc khác như tổ chức kỳ thi riêng, sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau tùy thuộc vào đặc thù đào tạo.

Trên thực tế, nhiều trường muốn chọn cách đơn giản, ít tốn sức là lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT là cơ sở chính để tuyển sinh. Việc này góp phần khiến cho kỳ thi tốt nghiệp THPT phải chịu áp lực nặng nề. 

Trong khi đề thi tốt nghiệp thì khó có thể thỏa mãn hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Việc tự chủ mạnh hơn, giảm dần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp là hướng đi cần thiết đối với các cơ sở đào tạo. Trong đó, những trường đại học lớn cần đi tiên phong, thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình trước xã hội.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền - phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội - cũng cho rằng thực tế đã cho thấy sự không phù hợp của kỳ thi gánh hai mục đích. Và khi kỳ thi đã được trả về cho mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT thì các cơ sở đào tạo cần chủ động tính toán cho phương án tuyển sinh của mình...

Hà Nội: 3 thí sinh diện F2 sẽ thi riêng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm  2020 | Tin tức Online

Công bố sớm đề án tuyển sinh

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2022 các cơ sở đào tạo vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT khi xây dựng phương thức tuyển sinh.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT khuyến cáo các trường, ngành có tính cạnh tranh cao xem xét sử dụng kết quả thi chỉ là bước sàng lọc, sơ tuyển và cần có hình thức sát hạch, phân loại cao hơn đảm bảo chất lượng, sự công bằng trong tuyển sinh.

Ông Mai Văn Trinh cũng nói các trường chỉ áp dụng các phương thức sát hạch, phân loại cao hơn khi có đủ điều kiện và phải công bố sớm, rộng rãi đề án tuyển sinh để thí sinh không bị động.

Hãy bỏ cộng điểm ưu tiên ở các trường đại học danh giá, top đầu

Thí sinh nào muốn được cộng điểm thì phải chấp nhận vào trường xếp hạng thấp; hãy giữ thương hiệu và danh giá cho các trường top đầu bằng cách bỏ điểm ưu tiên.

Câu chuyện nên hay không nên bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên vào đại học vẫn sôi sục các mùa tuyển sinh từ nhiều năm nay. Những năm gần đây, khi điểm thi tốt nghiệp trở thành một căn cứ, vấn đề về công bằng càng được đặt ra một cách gay gắt. Bởi đề thi tốt nghiệp là đề thi đại trà, nói thẳng ra là dễ, không cần học lực xuất sắc để đạt điểm tám, chín, thậm chí điểm mười. Kết quả thi giữa thí sinh khá và giỏi không có sự phân hóa rõ rệt, chỉ cần thêm yếu tố may rủi là chuyện học sinh giỏi phải xếp sau các bạn kém mình rất dễ xảy ra.

Và chế độ cộng điểm ưu tiên khiến cho “sai số” này càng lớn. Một thí sinh có thể được ưu tiên đến 2,75 điểm – khoảng cách rất đáng kể về học lực, trong khi chỉ 0,1 điểm thôi đã có thể thay đổi số phận, đường đời một thí sinh. Trong số bạn bè, họ hàng, người quen của tôi, lâu nay không ít người có con học rất tốt, điểm thi cao, nhưng vẫn không vào được trường đại học mong muốn vì phải xếp sau các bạn được cộng điểm. Một chị bạn tôi tâm sự: “Trượt đại học theo cách này rất oan ức, tôi không biết giải thích thế nào với con về sự công bằng khi các bạn thấp hơn cháu 2 điểm rưỡi vẫn đỗ còn cháu thì trượt. Ở tuổi này, đòi hỏi về sự công bằng rất lớn, vì thế cháu rất khó chấp nhận để vượt qua”.

Thông tin về các viện, khoa của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
 

Rất nhiều chuyên gia lên tiếng đề nghị bỏ điểm ưu tiên khi tuyển sinh đại học. Đã đến lúc ngành Giáo dục nghiêm túc xem xét vấn đề này. Nếu vẫn duy trì chính sách đó thì ít nhất cũng phải khống chế mức cộng thật thấp, tối đa 1 điểm, để không làm thay đổi đáng kể chất lượng đầu vào. Ưu tiên mà cộng đến gần 3 điểm thì chẳng khác nào đẩy thí sinh giỏi đi, đón thí sinh kém vào giảng đường.

Và nếu cộng điểm ưu tiên, xin hãy trừ các trường đại học danh giá, top đầu ra. Hãy đảm bảo mọi thí sinh vào được các trường này đều chỉ dựa vào thực lực. Đây là cách để bảo vệ và nâng cao thương hiệu của các trường lớn, vốn là bộ mặt của nền giáo dục Việt Nam, đồng thời giữ cho chất lượng nguồn nhân lực mà họ đào tạo luôn ở đỉnh cao. Đối với thí sinh, khi đã nhận ưu tiên, thiết nghĩ cũng không nên đòi hỏi thứ tốt nhất, đẳng cấp nhất.

Đặc biệt, đối với những ngành có sự đòi hỏi khắt khe về trình độ, chất lượng nhân sự cũng nên bỏ chế độ ưu tiên cộng điểm. Chẳng hạn như ngành Y, ngành liên quan đến sinh mạng con người, việc chấp nhận thí sinh thiếu đến 2,75 điểm so với điểm chuẩn là sự hạ thấp chất lượng y bác sĩ.

Sau một thời gian loại trừ các trường hợp kể trên, ngành Giáo dục Việt Nam nên tiến tới dừng hoàn toàn chính sách ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học.

Thắm Lê tổng hợp

Nguồn: vtc.vn, tuoitre.vn, thanhnien.vn, vietnamnet.vn, giaoduc.net.vn, tinhhoa.in


(*) Xem thêm

Bình luận