Tại sao thiên tai ngày càng khắc nghiệt? Có phải mẹ thiên nhiên đang nổi giận rồi không?
Trên đời này chẳng có gì ngẫu nhiên đến cả. Tất cả mọi sự diễn ra đều theo luật nhân quả mà thôi. Cổ ngữ có câu "gieo gió ắt gặt bão" là vậy đấy. Và cơn bão Yagi vừa qua là hậu quả vô cùng tàn khốc do các nhân xấu ác mà con người chúng ta đã gieo vào môi trường tự nhiên từ xưa đến nay
Tuy nhiên, tiếc rằng nhiều người vẫn chưa nhận ra được nguyên nhân gốc rễ, nên vẫn coi mình là nạn nhân, vẫn cứ than trời, trách đất sao dữ dội quá, bất công quá??!! Thế mới có hình ảnh 1 vùng núi sau lũ quét nhìn từ trên cao với caption là "vết cào của thiên nhiên". Nếu như họ biết rằng chính nhân loại làm hại mẹ trái đất thì đúng ra phải cảm thán trong 1 trạng thái ân hận xót xa đó là: "những vết thương sâu cứa vào lòng mẹ thiên nhiên" Chừng nào con người còn đổ lỗi cho tự nhiên chừng đó còn khổ đau
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng các hiện tượng thời tiết bất thường trên trái đất xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng cực đoan (bão, lũ, động đất, sóng thần, hạn hán..._) là do trái đất ngày càng nóng lên. Trái đất nóng lên lại do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do các hoạt động sống thô bạo của con người gây ra.
Hình ảnh Bão Yagi nhìn từ vệ tinh cho thấy sự dữ dội của nó, tiềm ẩn sức phá mặt đất khủng khiếp.
Nguyên nhân khách quan tự nhiên:
1. Biến đổi bức xạ mặt trời nhưng thực tế tác động này diễn ra rất chậm chỉ làm tăng nền nhiệt địa cầu lên 0.1 độ C trong 100 năm.
2. Núi lửa phun trào nhưng có khi mấy trăm năm, có khi cả ngàn năm mới có 1 ngọn thức giấc nên ảnh hưởng này cũng ko đáng ngại.
3. Sự thay đổi các dòng hải lưu trên biển...
Biến đổi khí hậu do con người gây ra thúc đẩy sự hỗn loạn của các dòng hải lưu. Khi các dòng hải lưu không còn hoạt động theo tự nhiên đã được "lập trình" trước đó thì sẽ làm hình thành nhiều cơn bão dữ dội hơn trên đại dương.
Các nhà nghiên cứu dự đoán Dòng Hải lưu Kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) có thể sụp đổ bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2095, sớm hơn nhiều so với những ước tính trước đó.
AMOC là một dòng chảy, chúng chi phối khí hậu Trái Đất bằng cách đưa các vùng nước nhiệt đới, ấm áp lên phía bắc và vùng nước lạnh về phía nam. Đây là một hệ thống hải lưu quan trọng giúp điều chỉnh khí hậu của Bắc bán cầu, nhưng nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào từ năm 2025 và gây ra sự hỗn loạn khí hậu. Các nhà nghiên cứu cho biết, AMOC có thể sụp đổ hoàn toàn từ năm 2025 đến năm 2095, khiến hệ sinh thái đại dương thay đổi hoàn toàn, nhiệt độ giảm mạnh và những cơn bão "sinh sôi nảy nở" trên khắp thế giới.
Các nguyên nhân chủ quan đến từ con người dẫn đến nồng độ khí nhà kính (CO2, SO2, NO2, CH4, CFC...) trong bầu khí quyển trái đất ngày càng đậm đặc hơn => khiến địa cầu ngày càng nóng hơn đó là:
1. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (sản xuất nhiệt điện, giao thông, vận tải...) sinh ra nhiều khí nhà kính (SO2, CO2, CO,...) ngày càng tăng cao. Theo số liệu của Liên Hợp quốc, việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguồn chính tạo ra khí CO2 và là yếu tố đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu, chiếm gần 75% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
2. Khí thải sinh ra từ các nhà máy công nghiệp trong đó bên cạnh các khí nhà kính thông thường, thì còn có các hợp chất khí clo (CFC) từ các nhà máy chế tạo điều hòa, thiết bị làm lạnh, làm các sản phẩm từ plastic xốp... Chính khí CFC này làm bào mòn cho đến thủng tầng ozon. Khi tầng ozon bị thủng thì lượng khổng lồ bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất làm nhiệt độ tăng cao và sa mạc hóa.
3. Chặt cây, phá rừng, đốt rừng bừa bãi để khai thác gỗ, lấy diện tích trồng trọt, chăn nuôi hoặc lấy đất trống xây dựng các công trình vĩ đại như thủy điện, công trình tâm linh, resort,... Do đó 1 lượng lớn rừng nguyên sinh đã mất đi, làm giảm khả năng hấp thụ CO2, cũng là nguyên nhân hàng đầu làm toàn cầu nóng lên, thiên tai ác liệt hơn.
Trong năm 2023, cứ mỗi phút trôi qua, thế giới mất đi diện tích rừng nguyên sinh tương đương 10 sân bóng đá.
Báo cáo do các nhà nghiên cứu của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Đại học Maryland (Mỹ) công bố ngày 4/4 đã chỉ ra bức tranh kém tươi sáng về tình trạng rừng nguyên sinh trên toàn cầu, dù cuộc chiến chống nạn phá rừng Amazon đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ.
Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ mất rừng nhiệt đới vẫn rất cao, dù trong những năm gần đây, các nước đã cam kết bảo vệ hệ sinh thái quan trọng này. Trong năm 2023, khoảng 3,7 triệu ha rừng nhiệt đới nguyên sinh đã mất, gần bằng diện tích của Bhutan.
Rừng tự nhiên đặc biệt là rừng nguyên sinh có hệ thảm thực vật phong phú với nhiều tầng tán và hệ rễ dày đặc kết nối chằng chịt trong lòng đất giúp hấp thụ đến 95% lượng nước mưa, bởi phần lớn nước mưa rơi xuống được hấp thụ vào các nạch nước ngầm trong lòng đất, hoặc tích tụ vào khe suối, sông, hồ. Do đó rừng cản không cho dòng chảy bề mặt chảy quá nhanh, chống xói mòn đất, giảm thiểu nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, hoặc làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Vì thế, ở những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Rừng là lớp che phủ rất quan trọng có tác dụng giữ, điều hòa nước, chống trơn trượt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi mất đi lớp thảm thực vật che phù này, dù có thay thế bằng lớp thảm khác gồm những cây công nghiệp, cây ăn quả được trồng sau đó hiệu quả giữ nước này sẽ không thể đảm bảo. Ở địa hình đồi núi dốc như ở Việt Nam, mưa lũ xảy ra nước sẽ trôi tuột xuống hạ lưu do không còn lớp thảm níu giữ.
4. Hoạt động nông nghiệp:
4.1. Canh tác trồng trọt với nhiều hóa chất bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ (ví dụ DDT, DDD, DDE, α-BHC, aldrin, dieldrin, endosulfan, chlordane, heptachlor, lindane, endrin và toxaphene) là một trong những nhóm chất gây ô nhiễm đất, nước, không khí từ đó cũng gây ra những nguy cơ nhất định cho bầu khí quyển.
4.2. Chăn nuôi quy mô lớn ngày càng phát triển vì nhu cầu ăn thịt của con người ngày càng tăng cao. Hệ quả là lượng khí thải từ phân động vật phần lớn là metan ngày càng tăng (tác động chiếm tỷ trọng lớn trong sự biến thiên nhiệt độ địa cầu). Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Cùng với các loại khí khác như CO2, CH4,… gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.
5. Hoạt động tiêu dùng hoang phí trong đó có hoạt động loại bỏ các đồ cũ dễ dàng, chạy theo model mới (kiểu lên đời Iphone, bổ sung đủ bộ sưu tập hàng hiệu...). Từ đó thúc đẩy các nhà máy mọc lên nhiều hơn, hay gia tăng công suất vận hành và sản lượng đầu ra dẫn đến phát thải khí nhà kính ngày càng nhiều hơn, đồng thời làm gia tăng nhanh khối lượng rác cực lớn ra môi trường. Trong đó đa phần là những loại rác vô cơ rắn có đến hàng nghìn năm cũng chưa phân hủy hết được. Nhiều nơi xử lý bằng cách đốt làm giải phóng lượng lớn khí độc hại ra môi trường như CO, CO2, SO2... Bên cạnh đó, hoạt động ăn uống thừa thãi cũng gây ra 1 lượng lớn rác hữu cơ, qua quá trình phân hủy trong các bãi rác cũng sinh ra lượng lớn khí metan.
(Và có thể còn những nguyên nhân khác mà chưa thể kể hết ra đây được).
Tình hình trái đất của chúng ta ngày càng tệ đi. Nếu chúng ta cứ thản nhiên khai thác ích kỷ, tận hưởng tài nguyên theo các cách dã man như trên thì có lẽ ngày tận thế không còn quá xa xôi.
Mẹ trái đất đã cho chúng ta quá nhiều thứ, đã nuôi dưỡng chúng ta từ ngàn xưa vậy mà chúng ta đã đối xử tàn nhẫn với "mẹ vĩ đại" ra sao Nếu thực sự tỉnh thức về các lỗi lầm thì chúng ta nên làm gì để cứu lấy ngôi nhà chung trước khi quá muộn???
Trồng nhiều cây xanh quanh nơi sinh sống, trồng cây gây rừng, trồng rừng đi đôi với bảo vệ rừng nghiêm ngặt, dần khôi phục lá phổi xanh của mẹ thiên nhiên. Trung bình 1ha cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do một người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10m2 cây xanh hút hết. Do đó rừng thanh lọc cho chúng ta bầu không khí trong lành, dịu mát. Bên cạnh đó rừng còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Nên còn rừng là còn sự sống, mất rừng là mất đi rất nhiều sinh mạng.
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng cường khai thác sử dụng các nguồn năng lượng xanh như điện mặt trời, gió...
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng thường xuyên hơn, đi bộ hoặc đi xe đạp nếu đường ko quá xa.
Các nhà máy công nghiệp cần được giám sát, quản lý sát sao, chế tài cứng rắn, phải cam kết xử lý khí thải trước khi xả ra bầu khí quyển nhằm đảm bảo lượng khí độc thoát ra là thấp nhất có thể.
Sống thiện hòa, cố gắng bớt ăn thịt dần, ăn chay nhiều hơn để có thể chất khỏe mạnh hơn, tâm tính tốt hơn, cũng là cách tuyệt vời để giữ cho hành tinh này xanh và lành hơn.
Cố gắng sống tối giản, tiêu dùng vừa đủ
Không xả rác bừa bãi, cần phân loại và tái chế theo quy trình từ trung ương đến địa phương và từng người dân.
Hạn chế dùng các đồ nhựa, nên thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường có nguồn gốc thực vật như khi đi chợ hãy dùng túi nilon tự hủy sinh học, hoặc túi vải thô gai tái sử dụng nhiều lần trong thời gian dài.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, nếu có hãy dùng loại ít có hại nhất cho con người, cây trồng, vật
Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, các loại khí gây thủng tầng ozon
Tiết kiệm điện, nước, tắt khi không sử dụng
.........
Tóm lại, nhân loại cần điều chỉnh lối sống theo hướng thuận theo tự nhiên, khai thác hợp lý đi đôi với tái tạo phục hồi, thì hệ sinh thái mới được cân bằng, môi trường dần trong lành trở lại, các hiện tượng thiên nhiên dần trở nên hiền hòa hơn... Hãy yêu thương mẹ thiên nhiên như yêu thương chính bản thân mình, hãy tri ân "mẹ" bằng cách khôi phục, giữ gìn màu xanh bình yên cho trái đất này không chỉ cho hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau ...
Thắm Lê (tổng hợp)
#hieuungnhakinh #nonglentoancau #biendoikhihau #thoitietcucdoan #thientai #oinhiemmoitruong #baoyagi #trongrung #baoverung #yeuthiennhien #songthuantunhien
Xem thêm