Hoa gạo nở rực đỏ trời tháng 3
Hoa gạo còn có tên là mộc miên, hồng miên hoặc Pơ-lang. Hoa gạo là loài hoa ở vùng nhiệt đới, cũng là loài hoa đặc trưng ở làng quê Việt Nam. Vào mùa đông, cây hoa gạo rụng hết lá để trơ cành khẳng khiu nhưng âm thầm tích nhựa sống bên trong chờ đến tháng 3 khi mùa xuân ấm áp, bắt đầu bung nở như thắp ngàn "đốm lửa" lên trời cao.
Sự tích hoa Mộc Miên
Ở một bản nọ có chàng trai nghèo khoẻ mạnh, yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Họ chuẩn bị cưới thì trời đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng. Dân bản trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự tình. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thuỷ chung.
Gặp Ngọc Hoàng, chàng thưa: “Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin người xem xét lại”.
Ngọc Hoàng hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần tâu: “Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc xao nhãng”.
Thần Sấm thưa: “Một mình thần không làm xuể. Xin người giữ chàng trai này lại giúp thần làm mưa”. Ngọc Hoàng chuẩn tấu và truyền nâng bầu trời xa mặt đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai đành ở lại làm thần Mưa. Nhớ người yêu, nước mắt chàng trào ra.
Nói về cô gái, ngày nào cô cũng trèo lên cây nêu trông ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới. Biết chuyện, ngài cho cô gái một điều ước. Nàng thưa: “Xin người biến cây nên thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy chàng, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần”. Thoả nguyện, cô gái gieo mình từ trên cao xuống.
Nhìn những bông hoa đỏ nâng niu linh hồn người yêu, nước mắt thần Mưa rơi lã chã. Người ta gọi đó là hoa gạo, loài hoa đỏ rực như tình yêu nồng thắm.
Hoa gạo như chứa đựng hồn làng quê Việt
Với người nông dân, hoa gạo còn là chỉ dấu thời điểm để tiến hành một số hoạt động nhà nông như câu thành ngữ: "Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng" hay "Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn"...
Với lũ trẻ ngày trước, hoa gạo là một món đồ chơi thú vị. Ngày nay, mùa hoa gạo là mùa "check-in" của giới trẻ và là lúc các nhiếp ảnh gia xách máy lên đường tìm cho mình cảm hứng sáng tác với những khuôn hình mới.
Với những người con xa xứ, hoa gạo làm dâng lên nỗi nhớ nơi chốn quê thêm dạt dào và mong mỏi trở về...
Nào bây giờ chúng ta cùng "dạo quanh" một vòng từ làng ra phố để chiêm ngưỡng vẻ đẹp giản dị của Mộc Miên trong tiết trời tháng 3 này nhé.
1. Về Mỹ Đức (gần chùa Hương) ngắm hoa gạo nở đỏ rực làng quê
Vùng quê Mỹ Đức những ngày này lại trở nên đẹp hơn khi hoa gạo nở đỏ rực bờ đê và trên lối về.
Trên cánh đồng quê, hoa gạo nở đỏ những con đường tạo nên bức tranh thơ mộng và thanh bình. Sắc đỏ trên nền xanh của lúa mới.
|
Hoa gạo in mình trong dòng nước trong xanh càng trở nên lung linh hơn.
Ở Mỹ Đức còn có hồ Quan Sơn cũng trở nên đẹp hơn, mộng mơ hơn khi hoa gạo nở.
Mỹ Đức quả là một vùng quê được thiên nhiên ban tặng cho non nước hữu tình. Hoa gạo còn in mình trên dòng nước trong xanh của Suối Yến tạo nên một phong cảnh vô cùng tuyệt diệu trong tiết trời xuân, khi du khách muôn phương đi trẩy hội chùa Hương.
2. Mãn nhãn với những gốc gạo trăm tuổi ở Thái Bình
Cây gạo đôi ở cạnh Đình Quán, xã Quang Bình, Kiến Xương, Thái Bình. Ảnh: Vũ Ɲgọc Thiện - Checkin Việt Nam
Mỗi hình ảnh được chụρ gắn với một địa điểm riêng biệt củɑ vùng đất hồn hậu, thân thương. Từ Quɑng Bình đến Kiến Xương, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng, trầm trồ khi được tận mắt chứng kiến vẻ đẹρ thơ mộng trìu mến của những cây gạo cổ thụ đɑng bung hoa đỏ rực một khoảng trời.
Vẻ đẹp bình dị, mộc mạc mà rất đỗi nên thơ. Ảnh: Vũ Ɲgọc Thiện - Checkin Việt Nam
Hoa gạo nở đỏ rợp một khoảng trời. Ảnh: Vũ Ɲgọc Thiện - Checkin Việt Nam
Cây hoa gạo ở cạnh cổng Khu di tích lịch sử văn hóa Đình Ngái, Thái Bình. Ảnh: Vũ Ɲgọc Thiện - Checkin Việt Nam
Ɲgay bên dưới bài đăng, hàng nghìn comment đã nhɑnh chóng tràn vào để lại vô vàn cảm thán về vẻ đẹρ tuyệt vời những cây hoa gạo ở Thái Bình. Đồng thời rất nhiều người đã xốn xɑng rủ bạn bè làm một "tour cây hoa gạo" để thỏɑ thích chụp choẹt sống ảo.
Hình ảnh khiến biết bao trái tim phải xuyến xao vì đã đỗi bình yên, êm ả. Ảnh: Vũ Ɲgọc Thiện - Checkin Việt Nam
"Ở Thái Bình nhiều hoa gạo thật mới lần về thanh minh là lại được ngắm cây hoa gạo nở đẹp tuyệt",
"Đẹp và bình yên quá. Một nét hồn quê của người Việt, , say đắm lòng người","Đề nghị các bạn lên lịch gấp để team chúng ta đi "cây gạo Tour” ngay trong tháng 4 này"
Nhắc đến mùa hoa gạo ở Thái Bình không thể không nhắc đến cây gạo gù tọa lạc ngay cổng trường cấp 2 xã Thái Thịnh, huyện Thái Thụy, tỉnh thái bình có dáng Rồng và có tuổi đời đến 300 năm tuổi.
\
Ảnh: Vũ Ɲgọc Thiện - Checkin Việt Nam
Do ảnh hưởng của mưa bão, chiến tranh khiến cây gạo bị nghiêng, người dân trong vùng không muốn mất đi cây gạo cổ đẹp nên tự xây trụ chống đỡ.
3. Cây gạo ở Miếu Bà Cô Yên Dũng - Bắc Giang không còn cô đơn
Chiều dần buông, những tia nắng không còn đủ chói chang đổ xuống khiến cây gạo bên triền đê Lãng Sơn trở nên lung linh, huyền ảo hơn. Sừng sững cạnh miếu Cô, bên dòng sông Thương thơ mộng, xa xa là dãy Phượng Hoàng huyền thoại, mỗi mùa hoa về, cây gạo bung những bông hoa đỏ thắm như chiếc vương miện cháy rực trên khoảng trời quê, làm tan đi cái rét nàng Bân còn sót lại, mang đến cho du khách một cảm giác ấm áp, yên bình.
Gần 70 năm sinh sống ở đây, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi hội trưởng Người cao tuổi thôn Tân Mỹ tự hào: Với người dân chúng tôi, cây gạo song sinh gắn liền với sự tích miếu Cô cũng là cây bóng mát bao đời, là chỗ nghỉ ngơi mỗi khi bà con đi làm đồng. Trong tiết trời mùa hè, ngồi tựa mình bên gốc cây gạo vừa đẹp, cổ kính, vừa linh thiêng cho chúng tôi cảm giác thư thái giữa bộn bề của cuộc sống.
Theo người dân nơi đây, cây gạo tồn tại ngót trăm năm đã chứng kiến biết bao mưa nắng của thời gian, thăng trầm của lịch sử, trở thành ký ức của nhiều thế hệ người dân Lãng Sơn. Các cụ cao niên kể lại: Bà Cô là một vị tướng lĩnh của ông Đề Thám đã đưa quân bảo vệ khu phủ Lạng Thương. Trận đánh đó bị thất bại, bà bị giặc bao vây truy đuổi nên chạy đến cầu Bắc Giang. Quyết không để địch bắt sống, bà đã trẫm mình xuống sông Thương. Xác bà trôi dạt vào khu vực nghè bây giờ và được nhân dân chôn cất, đặt tên là miếu bà Cô.
Tương truyền, tàu thuyền qua lại nơi này nếu không tắt máy, hạ buồm là không qua nổi nên nhân dân trong vùng đã lập bàn thờ bà Cô bằng tre bốn cột, mặt bàn thờ bằng nứa ở một hốc cây đa. Khoảng năm 1923, nghè mọc thêm cây ruối và cây gạo. Năm 1978, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhân dân đã chặt cây gạo để làm bàn ghế cho học sinh trong xã, từ đó gốc cây gạo chồi lên hai nhánh như bây giờ. Năm 2017, thôn tiến hành xây mở rộng nghè với mái bằng gỗ lim và lợp ngói. Từ đó đến nay, nghè trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài vùng.
Ba năm trở lại đây, mỗi độ tháng Ba về, cây gạo Lãng Sơn lại thu hút rất đông du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Nhiều du khách ở tỉnh ngoài xa xôi cũng lặn lội về chỉ mong có một vài tấm hình kỷ niệm dưới cây gạo rực đỏ.
Ngày nghỉ, chị Vũ Thị Thu Hằng, cán bộ TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) thường đưa máy ảnh đi khắp nơi để sáng tác. Biết tiếng cây gạo ở Lãng Sơn, chị đã đến đây trong một buổi chiều tà và thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp đến nao lòng. Chị cho biết: “Khác với các cây gạo đầu làng, đầu thôn hay bãi đất trống khác, bao quanh cây gạo Lãng Sơn là cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay, là dòng sông thơ mộng. Từ xa nhìn về nơi ấy, thấy cây gạo đỏ rực, nổi bật trên nền trời xanh, tôi có cảm giác như hồn quê hút hết vào đó, vừa yên bình, vừa có gì đó rất sâu thẳm, da diết. Tôi luôn ám ảnh đến hình ảnh người dân nơi đây đi xa, chắc chắn khi ngoái lại làng sẽ nhìn thấy “chấm đỏ” ấy xa dần để rồi da diết thương nhớ quê hương”. Cây gạo mỗi năm chỉ thắp đỏ một lần. Cây gạo còn đó, hồn quê còn đó - như trái tim văn hóa của quê hương.
4. Đẹp nao lòng ngôi chùa hơn 400 năm tuổi mùa hoa gạo tháng Ba
Chùa Trung Hành, tên chữ là Hưng Khánh Tự, là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất TP. Hải Phòng với hơn 400 tuổi. Tháng 3, những cây hoa gạo ở Chùa Trung Hành nở đỏ rực nổi bật, thu hút hàng nghìn du khách đến vãn cảnh, ngắm hoa.
Xem thêm