Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi sang năng lượng sạch

07/06/2022 | 389

Tạp chí The Economist của Anh vừa có bài viết nhận định Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á về quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

The Economist: VN dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi sang năng lượng sạch - Ảnh 1.

Theo bài viết: "Vietnam is leading the transition to clean energy in South-East Asia" (tạm dịch: Việt Nam đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch ở Đông Nam Á", Đông Nam Á là một trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, nhưng khu vực này dường như chưa quan tâm đến việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.  Tuy nhiên, bài viết trên The Economist nhận định Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á về quá trình này.

Theo bài viết, trong 4 năm (tính đến 2021), tỉ trọng điện năng được sản xuất bằng năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã tăng từ mức thực tế gần như bằng 0 lên gần 11%.

Đây không chỉ là tốc độ tăng nhanh hơn hầu hết mọi nơi trên thế giới mà tỉ trọng này còn cao hơn so với các nền kinh tế lớn như Pháp hay Nhật Bản.

Đến năm 2021, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 thế giới.

Nhấn mạnh cam kết đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính hồi tháng 11/2021 đã tuyên bố giảm lượng khí thải ròng của Việt Nam về mức bằng 0 vào năm 2050.

Bài viết cho rằng các quốc gia Đông Nam Á khác có thể rút ra một vài kinh nghiệm từ Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã tăng gấp 4 lần công suất điện gió và điện mặt trời so với năm 2019. Thành tích phi thường này chủ yếu nhờ ý chí chính trị và các động lực thị trường.

Năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu trả cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời với giá cố định lên tới 9,35 cent USD/kWh cung cấp cho lưới điện, mức giá này là khá hào phóng vì chi phí cho mỗi kWh thường dao động từ 5 đến 7 cent.

Một loạt sai phạm về phát triển điện mặt trời mái nhà, trách nhiệm của Bộ  thế nào?

Kết quả là 100.000 tấm pin mặt trời trên mái nhà đã được lắp đặt trong năm 2019 và 2020, nâng công suất năng lượng mặt trời của Việt Nam lên 16 GW. 

Nhiều quốc gia Đông Nam Á khác đã thử áp dụng mức giá bán cho lưới điện, nhưng không đủ hấp dẫn. Vì vậy, việc cải cách đã giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng kinh doanh tại Việt Nam hơn.

Tuy nhiên, cũng theo bài viết này, nếu hy vọng đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa. 

Nguồn: The Economist/TTXVN


(*) Xem thêm

Bình luận