Cách nào để “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”?

19/03/2024 | 291

Hiện nay, một số thương hiệu "made in Japan" lưu thông trong thị trường Việt Nam đang bị làm giả như mỹ phẩm, hàng gia vị, hàng công nghệ điện tử như: Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024, sáng 15/3 tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - Hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày, giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.

img_1723.jpg Phòng trưng bày thu hút đông đảo người tiêu dùng tham quan. Ảnh: Lam Giang

Phòng trưng bày Tổng cục Quản lý thị trường được sắp xếp trên 300 sản phẩm của nhiều thương hiệu Nhật Bản đã quen thuộc trên thị trường Việt Nam như Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha… với các sản phẩm đa dạng từ may mặc, thời trang, đồ gia dụng, điển hình như: bình siêu tốc Panasonic, máy tính, đồng hồ Casio, áo chống nắng, tất Uniqlo, bánh kẹo Lotte, mỹ phẩm Trasino, linh phụ kiện xe máy Honda, Yamaha, sữa và đồ uống Elovi, giầy thể thao ONITSUKA TIGER MEXICO 66 của ASICS… Đây là các thương hiệu được ưa chuộng tại Nhật Bản cũng như được tiêu thụ nhiều tại thị trường Việt Nam.

cach nao de nhan dien hang that - hang gia made in japan hinh anh 2

Các chuyên viên của Tổng cục QLTT phối hợp với đại diện của các DN và chủ thể quyền sở hữu trực tiếp giới thiệu về các thương hiệu có xuất xứ từ Nhật Bản, đưa ra những điểm đặc trưng giúp người tiêu dùng so sánh, nhận diện để có thể dễ dàng phân biệt được hàng thật và hàng giả đối với các nhãn hiệu sản phẩm thông dụng.

Phòng trưng bày “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan” mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin miễn phí từ ngày 15/3 đến hết ngày 19/3. Thời gian mở cửa từ 9h00 - 17h00 hàng ngày.

Buổi trưng bày "Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan" của Tổng cục QLTT nhận được sự quan tâm của người dân và du khách quốc tế.
Buổi trưng bày "Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan" của Tổng cục QLTT nhận được sự quan tâm của người dân và du khách quốc tế.
 
Sau đây chùm ảnh ghi nhận tại phòng trưng  của phóng viên về một số mặt hàng bị làm giả:

Mỹ phẩm Transino - một trong những thương hiệu mỹ phẩm made in Japan có tác dụng trong điều trị nám, tàn nhang tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu chính hãng và nhập khẩu chính ngạch này chỉ có màu chủ đạo xanh - trắng.

Mỹ phẩm Transino - một trong những thương hiệu mỹ phẩm made in Japan có tác dụng trong điều trị nám, tàn nhang tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu chính hãng và nhập khẩu chính ngạch này chỉ có màu chủ đạo xanh - trắng.

Tuy nhiên, hiện nay, tại thị trường Việt Nam xuất hiện những bộ mỹ phẩm trị nám nhái thương hiệu Transino với vỏ màu hồng hường và đen.

Tuy nhiên, hiện nay, tại thị trường Việt Nam xuất hiện những bộ mỹ phẩm trị nám nhái thương hiệu Transino với vỏ màu hồng hường và đen.

Cận cảnh sản phẩm mỹ phẩm trị nám nhái thương hiệu Transino. Là sản phẩm giả nhưng lại được dán tem "chống hàng giả".

Cận cảnh sản phẩm mỹ phẩm trị nám nhái thương hiệu Transino. Là sản phẩm giả nhưng lại được dán tem "chống hàng giả".

Cận cảnh mỹ phẩm nhái thương hiệu Transino có mày đen đang có mặt trên thị trường Việt Nam và được phân phối trong các cơ sở làm đẹp, spa, thẩm mỹ...

Cận cảnh mỹ phẩm nhái thương hiệu Transino có mày đen đang có mặt trên thị trường Việt Nam và được phân phối trong các cơ sở làm đẹp, spa, thẩm mỹ...

Mặt hàng giả, hàng nhái thương hiệu này cũng được dán tem "chống hàng giả".

Mặt hàng giả, hàng nhái thương hiệu này cũng được dán tem "chống hàng giả".

Cận cảnh kem chống nắng thương hiệu Aqua thật (trái) và giả (phải) với nhiều điểm làm giả tinh vi, khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt, nhận diện được đâu là hàng giả, đâu là hàng thật.

Cận cảnh kem chống nắng thương hiệu Aqua thật (trái) và giả (phải) với nhiều điểm làm giả tinh vi, khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt, nhận diện được đâu là hàng giả, đâu là hàng thật.

Mặt sau bao bì kem chống nắng Aqua thật (trái) và giả (phải) đến từ Nhật Bản.

Mặt sau bao bì kem chống nắng Aqua thật (trái) và giả (phải) đến từ Nhật Bản.

Một dòng kem chống nắng khác của thương hiệu Aqua với sản phẩm giả (trái) giống y chang sản phẩm thật (phải).

Một dòng kem chống nắng khác của thương hiệu Aqua với sản phẩm giả (trái) giống y chang sản phẩm thật (phải).

Ở mặt sau bao bì sản phẩm, hàng thật (phải), nền bao bì màu xanh nhạt, mã vạch màu đen trên nền trắng, một nửa chữ trên bao bì màu đen và được in sắc nét. Đặc biệt, mã QR code màu đen được in trên nền trắng.

Ở mặt sau bao bì sản phẩm, hàng thật (phải), nền bao bì màu xanh nhạt, mã vạch màu đen trên nền trắng, một nửa chữ trên bao bì màu đen và được in sắc nét. Đặc biệt, mã QR code màu đen được in trên nền trắng.

Thương hiệu gia vị Hảo Hảo được sản xuất trong nước được làm giả với nhiều điểm dễ dàng nhận biết nhưng nếu không so sáng hàng thật (trên) với hàng giả (dưới) sẽ rất khó phân biệt.

Thương hiệu gia vị Hảo Hảo được sản xuất trong nước được làm giả với nhiều điểm dễ dàng nhận biết nhưng nếu không so sáng hàng thật (trên) với hàng giả (dưới) sẽ rất khó phân biệt.

Ngoài hình dáng lọ sản phẩm, màu nền của bao bì và màu chữ khác nhau, sản phẩm giả (phải) còn được bao bởi tem từ đơn vị Acecook.

Ngoài hình dáng lọ sản phẩm, màu nền của bao bì và màu chữ khác nhau, sản phẩm giả (phải) còn được bao bởi tem từ đơn vị Acecook.

Bột ngọt Aji-No-Moto - một thương hiệu bột ngọt nổi tiếng đến từ Nhật Bản cũng được làm giả (bên phải) hết sức tinh vi. Tuy nhiên, khi đặt bên cạnh sản phẩm thật (bên trái), sẽ dễ dàng nhận ra điểm khác biệt như nét chữ, màu chữ, màu bao bì, tem nhãn...

Bột ngọt Aji-No-Moto - một thương hiệu bột ngọt nổi tiếng đến từ Nhật Bản cũng được làm giả (bên phải) hết sức tinh vi. Tuy nhiên, khi đặt bên cạnh sản phẩm thật (bên trái), sẽ dễ dàng nhận ra điểm khác biệt như nét chữ, màu chữ, màu bao bì, tem nhãn...

Bảng kê một số điểm nhận diện hàng thật (bên trái) với hàng giả (bên phải).

Bảng kê một số điểm nhận diện hàng thật (bên trái) với hàng giả (bên phải).

Cận cảnh sản phẩm dầu nhờn xe tay ga chính hãng (bên trái) và sản phẩm giả (bên phải).

Cận cảnh sản phẩm dầu nhờn xe tay ga chính hãng (bên trái) và sản phẩm giả (bên phải).

Với sản phẩm chính hãng, người tiêu dùng có thể bóc tem từ góc trái bên dưới kéo ngược lên trên để đọc được thông tin sản phẩm in dấu dưới bao bì.

Với sản phẩm chính hãng, người tiêu dùng có thể bóc tem từ góc trái bên dưới kéo ngược lên trên để đọc được thông tin sản phẩm in dấu dưới bao bì.

long.jpg

Ông Đàm Hải Long, đại diện sở hữu công nghiệp Công ty Panasonic Việt Nam hướng dẫn nhận diện hàng giả tại sự kiện. Ảnh: Lam Giang

Ông Đàm Hải Long, đại diện sở hữu công nghiệp của Công ty Panasonic Việt Nam cho biết, rất nhiều sản phẩm gia dụng và thiết bị điện của Panasonic bị làm giả, trong đó nhiều nhất là máy sấy tóc, nồi cơm điện, ấm siêu tốc… và ngay cả pin tiểu, ổ cắm điện. Sản phẩm giả đa số bị bán trên kênh thương mại điện tử hoặc chợ dân sinh với giá rất rẻ mà không có chế độ bảo hành đi kèm; trên sản phẩm không có các thông số kỹ thuật, xuất xứ của sản phẩm.

cach nao de nhan dien hang that - hang gia made in japan hinh anh 4

cach nao de nhan dien hang that - hang gia made in japan hinh anh 5

Máy sấy tóc Panasonic

Đại diện thương hiệu Panasonic cũng cho biết, trên thị trường rất nhiều sản phẩm máy sấy tóc, bình đun nước siêu tốc, pin, ổ cắm điện... của hãng bị làm giả bán với giá rất thấp.

Điển hình là máy sấy tóc, giá chỉ có 80.000 - 120.000 đồng/chiếc, trong khi hàng chính hãng thấp nhất từ 300.000 đồng.

cach nao de nhan dien hang that - hang gia made in japan hinh anh 8Thiết bị điện dân dụng nhãn hiệu Panasonic thật và nhái.

cach nao de nhan dien hang that - hang gia made in japan hinh anh 9

Những sản phẩm đồng hồ đeo tay: thật và giả lẫn lộn thật khó phân biệt.

img_20240315_102700_625.jpg

cach nao de nhan dien hang that - hang gia made in japan hinh anh 3

cach nao de nhan dien hang that - hang gia made in japan hinh anh 6

Đồng hồ, máy tính Casio cũng được làm giả tinh vi

Bà Phạm Thị Bích Thủy, đại diện Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây - doanh nghiệp độc quyền nhập khẩu và phân phối sản phẩm Casio tại thị trường Việt Nam, cho biết rất nhiều sản phẩm máy tính, đồng hồ... của hãng này bị làm giả và được bán trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki...

"Các đối tượng bán hàng giả đánh vào tâm lý ham giá rẻ của người tiêu dùng. Máy tính chính hãng của Casio giá 600.000 đồng trở lên nhưng trên các sàn thương mại điện tử được rao bán với giá 300.000 - 350.000 đồng thì toàn bộ đều là hàng giả", bà Thủy nói.

Quản lý thị trường chỉ cách nhận diện hàng Nhật giả bán ở Việt Nam- Ảnh 3.
Quản lý thị trường chỉ cách nhận diện hàng Nhật giả bán ở Việt Nam- Ảnh 4.

Áo chống nắng Uniqlo bị làm giả bán ở Hải Dương có giá 20.000 đồng, trong khi sản phẩm chính hãng là 699.000 đồng/chiếc

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, qua kiểm tra đã phát hiện một số mặt hàng thương hiệu Uniqlo bị làm giả, bán với giá rất rẻ. Cụ thể, sản phẩm áo chống nắng chính hãng của Uniqlo có giá 699.000 đồng/chiếc nhưng tại Hải Dương phát hiện cửa hàng bán áo chống nắng giả thương hiệu này với giá 20.000 đồng/chiếc.

Từ năm 2021-2023, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến xâm phạm sở hữu trí tuệ sản phẩm Nhật Bản tại Việt Nam. Trong đó, mặt hàng đồ điện gia dụng có 95 vụ, xử phạt 1,6 tỷ đồng, mỹ phẩm có 123 vụ bị xử lý, xử phạt hơn 959 triệu đồng; ngành hàng thời trang có 93 vụ bị xử lý, xử phạt trên 1,3 tỷ đồng; phụ tùng xe máy với 611 vụ bị xử lý, xử phạt hơn 4,2 tỷ đồng…

Để không mua phải sản phẩm giả, người tiêu dùng cần mua tại các địa chỉ uy tín, đại lý chính hãng được công bố trên trang web của công ty. Đặc biệt, người tiêu dùng cần lưu ý sản phẩm chính hãng luôn đi kèm giấy bảo hành với thông tin đầy đủ, khớp giữa máy và giấy bảo hành

Trao đổi với phóng viên, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, đây là lần đầu tiên Tổng cục trưng bày với chuyên đề riêng là các thương hiệu của Nhật Bản. Hiện nay nhu cầu của người dân Việt Nam đối với các thương hiệu hàng hóa của Nhật Bản là rất cao, cùng với đó cũng xuất hiện tình trạng gian lận thương mại đối với các thương hiệu này.

"Vì vậy, việc mở cửa Phòng trưng bày sẽ giúp người dân tự việc tự trang bị kiến thức trong mua sắm, tránh những rủi ro trong mua bán hàng hóa", Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nói.

Theo ông Linh, không dừng lại ở các sản phẩm "Made in Japan", trong thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục mở rộng các chuyên đề nhận diện, phân biệt các sản phẩm đối với hàng hóa có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau để phục vụ nhu cầu mua sắm an toàn, hiệu quả của người tiêu dùng.

Tổng hợp theo VOV; Thanh niên; Báo Gia đình & Xã hội


(*) Xem thêm

Bình luận