Giải pháp bền vững cho ngành năng lượng châu Âu

27/02/2022 | 346

Xung đột Nga-Ukraine và giá năng lượng tăng cao đã buộc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) phải nhanh chóng tìm ra lời giải cho bài toán an ninh năng lượng, đặc biệt sau hàng thập kỷ phụ thuộc vào Nga về khí đốt tự nhiên.

Tại sao châu Âu lại quá phụ thuộc Nga về khí đốt?

Người dân châu Âu đang phải gánh chịu giá năng lượng cao ngất ngưởng kể từ khi Nga rục rịch đưa quân vào Ukraine.

Giá năng lượng đã tăng điên cuồng trong ngày 24/2 sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra. Giá dầu Brent đã vượt mốc 100 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2014. Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng tới 6,5% và chốt ngày tăng ở mức 2%.

Do nhu cầu hồi phục kinh tế sau đại dịch

Mặc dù vậy do nhu cầu phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau đại dịch covid mà các nước Châu Âu vẫn phải tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu từ Nga. 

Cụ thể, Châu Âu và Mỹ đã mua tổng cộng 3,5 triệu thùng dầu và các sản phẩm tinh chế của Nga, trị giá hơn 350 triệu USD

Bên cạnh dầu, phương Tây đã mua lượng khí đốt tự nhiên trị giá 250 triệu USD của Nga, cộng với hàng chục triệu USD nhôm, than, niken, titan, vàng và các mặt hàng khác. Tổng cộng, hóa đơn có thể lên tới 700 triệu USD.

Tính đến hiện tại, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu sẽ tiếp tục mua tài nguyên thiên nhiên từ Nga, và Moscow sẽ tiếp tục vận chuyển chúng, bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra.

Lễ khởi công một đường ống dẫn khí đốt tại St. Petersburg (Nga) năm 2010. Ảnh: AP

Lễ khởi công một đường ống dẫn khí đốt tại St. Petersburg (Nga) năm 2010. Ảnh: AP

Khí tự nhiên ở Biển Bắc cạn kiệt

Theo ông Tim Schittekatte, nhà nghiên cứu tại MIT Energy Initiative và là chuyên gia về lưới điện châu Âu, những năm 1960 và 1970, châu Âu cung cấp một lượng khí đốt tự nhiên tương đương với lượng khí đốt mà họ sử dụng.

Tuy nhiên, sau đó sản lượng khí đốt của châu Âu sụt giảm dần khi các mỏ khí đốt ở Biển Bắc, vốn là nguồn cung đặc biệt quan trọng của Anh và Hà Lan, cạn kiệt. Ngoài ra, việc Hà Lan tuyên bố đóng cửa hoàn toàn các mỏ khí đốt ở Groningen vì động đất cũng khiến cho nguồn cung khí đốt của khu vực thêm eo hẹp.

Cùng thời điểm trên, các nước châu Âu đã và đang thực hiện cắt giảm sự phụ thuộc vào than đá để đạt mục tiêu khí hậu là đạt mức trung tính về carbon vào năm 2050, cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải vào năm 2030. Hiện, châu Âu chỉ còn khoảng 20% sản lượng điện năng là từ điện than.

Theo Tổng cục Năng lượng EU, kể từ năm 2012 đến nay, EU đã giảm khoảng 1/3 sản lượng điện than.

Ngoài ra, Đức đã sớm từ chối các khoản đầu tư vào năng lượng hạt nhân với việc ban hành Đạo luật Năng lượng nguyên tử vào năm 2011 - một quyết định được đưa ra nhằm ứng phó với thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011. Chỉ 13% năng lượng của châu Âu hiện nay là từ năng lượng hạt nhân.

Theo Tổng cục Năng lượng của EU, khoảng 25% năng lượng tiêu thụ của EU là từ khí đốt tự nhiên, dầu và dầu mỏ chiếm 32%, năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học chiếm 18%, nhiên liệu hóa thạch rắn chiếm phần còn lại 11%.

Với 25% năng lượng từ khí đốt tự nhiên trong khi nguồn cung của khu vực cạn kiệt, đồng nghĩa châu Âu phải phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga. EU hiện là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Theo Tổng cục Năng lượng EU, tỷ trọng khí đốt EU nhập từ Nga chiếm 41%, Na Uy 24% và Algeria 11%.

Nói với CNBC, ông Schittekatte cho biết: "Trong các nhà cung cấp nước ngoài, khí đốt của Nga là rẻ nhất. Thay vì đa dạng hóa nhà cung cấp, các tuyến đường nhập khẩu khí đốt của Nga đã được đa dạng hóa".

Ngoài khí đốt tự nhiên của Nga là rẻ nhất, lượng dự trữ khí đốt của Nga còn lớn hơn bất kỳ nguồn cung nào khác gần đó, ông Georg Erdmann, nguyên chủ nhiệm bộ môn Hệ thống Năng lượng của Viện Công nghệ Năng lượng thuộc Đại học Công nghệ Berlin nói với CNBC.

Theo ông Erdmann, đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Đức (Đông Đức trước đây), khí đốt và dầu của Nga có giá phải chăng nhất. "Cho đến ngày nay, Nga đã hoàn tất tất cả các hợp đồng dài hạn. Vì vậy, ngành công nghiệp khí đốt cho rằng Nga là một đối tác thương mại đáng tin cậy".

Mặc dù phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng nhìn chung nhu cầu khí đốt của EU đã đạt đỉnh vào năm 2010.

Khởi công tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu

Một đường dẫn khí đốt từ Nga sang Châu Âu

EU đã và đang tập trung xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá chậm nên không thể xóa bỏ ngay sự lệ thuộc vào nguồn cung năng lượng của nước ngoài.

Điều đó một phần là do cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu không được thiết lập để xử lý khả năng gián đoạn năng lượng tái tạo, khó tích trữ năng lượng từ các nguồn tái tạo trong những thời điểm không có ánh nắng mặt trời và không có gió. Một số giải pháp đang được đưa ra để giải quyết vấn đề này bao gồm pin quy mô lớn, hydro xanh, nhưng các giải pháp đó vẫn nhỏ lẻ, chưa được triển khai ở quy mô lớn.

Ông Peter Sobotka, người sáng lập kiêm CEO của Corinex, công ty chuyên về cải thiện hiệu quả của các mạng phân phối năng lượng ở châu Âu, cho rằng chiến lược năng lượng tái tạo của châu Âu phần lớn phụ thuộc vào việc lắp đặt năng lượng mặt trời của người tiêu dùng.

"Mô hình này đòi hỏi các khoản đầu tư lớn vào lưới điện để ngay lập tức có thể đưa lượng điện thừa đến những nơi cần thiết nhằm giữ cho chi phí năng lượng thấp khi đến tay người dùng cuối", ông nói.

Trong khi đó, theo ông Schittekatte, đơn giản là hiện ở một số khu vực của châu Âu không có đủ công suất lưới điện để sử dụng nhiều năng lượng tái tạo, ví dụ như ở Tây Ban Nha và Hà Lan.

Một số công ty điện đã nhận ra vấn đề này. E.ON, một công ty điện của Đức đã bắt đầu đầu tư 22 tỷ euro trong vòng 5 năm tới để nâng cấp và số hóa mạng lưới phân phối điện. "Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine, những kế hoạch như vậy có thể hơi muộn", ông Sobotka nói.

Ngoài ra, theo ông Schittekatte, quá trình cấp phép diễn ra chậm chạp, một số trường hợp là do sự phản đối của công chúng.

Trong một số trường hợp, việc xây dựng năng lượng tái tạo ở châu Âu yêu cầu các quốc gia phải cùng hợp tác. Đây cũng là một nguyên nhân khiến quá trình này diễn ra chậm.

"Phần lớn năng lượng tái tạo đến từ Biển Bắc thông qua hệ thống điện gió ngoài khơi nhưng khó khăn là điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương, đó là tất cả các quốc gia giáp Biển Bắc phải hợp tác cùng nhau", ông Schittekatte nói.

Trước mắt, theo ông Erdmann, châu Âu vẫn có đủ năng lượng để dùng trong thời gian còn lại của mùa đông, với các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã được lấp đầy 30%. "Con số này mặc dù ít hơn so với cuối mùa hè của những năm trước, nhưng nó cũng đủ dùng", ông Erdmann nói với CNBC.

Bất chấp xung đột, Mỹ và châu Âu tiếp tục mua hàng trăm triệu USD dầu

Một đường ống dẫn dầu dưới đáy biển

Bộ trưởng Năng lượng EU họp khẩn tìm cách giảm phụ thuộc năng lượng vào Nga

Cuộc khủng hoảng đã một lần nữa cho thấy sự dễ bị tổn thương của châu Âu sau những nỗ lực bất thành nhằm thiết lập một “liên minh năng lượng” hướng tới đa dạng hóa nguồn cung khí đốt, cũng như đạt được mục tiêu về khí hậu. Dù các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió đang dần được hình thành, trong khi nhiên liệu hóa thạch như than đá dần bị loại bỏ, song châu Âu vẫn cần khí đốt tự nhiên và không thể từ chối thực tế là họ phụ thuộc vào Nga.

Đây cũng sẽ là nội dung cuộc họp bất thường của các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu vào đầu tuần tới (28/2).

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde thừa nhận: “Khí đốt và dầu mỏ tăng vọt khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine do Nga đóng vai trò là nhà cung cấp năng lượng, chiếm khoảng 22,2% tổng nhập khẩu năng lượng của khu vực đồng ơ-rô. Tại thời điểm này, giá khí đốt tăng gấp 6 lần so với một năm trước và giá dầu cao hơn 54%”.

Với việc trữ lượng khí đốt giảm xuống mức thấp và lo ngại về nguy cơ một  cuộc chiến toàn diện có thể làm gián đoạn đường ống từ Nga, Liên minh châu Âu đang chuyển hướng sang các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng mới như Mỹ, Qatar hay Angeri cho đến khi năng lượng tái tạo bắt kịp được nhu cầu.

Trên thực tế, sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga đã được đưa vào  kế hoạch thành lập liên minh năng lượng hồi năm 2015. Kể từ đó đã có một số tiến bộ đáng kể, trong đó có việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới từ Azerbaijan đến Tây Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp hay kế hoạch mở rộng đường ống từ Đông Bắc Hy Lạp đến miền Nam Bulgaria.

Tuy nhiên, việc kết nối các thị trường năng lượng vẫn chưa được như kỳ vọng. Các quy định và tiêu chuẩn xung đột khiến việc vận chuyển khí đốt từ hệ thống của quốc gia này sang hệ thống của quốc gia khác trở nên khó khăn.Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdirs Dombrowskis cho biết: “Chúng ta phải giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga, phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp. Khi giá năng lượng tăng, chủ yếu là do giá khí đốt tự nhiên tăng cao, Ủy ban châu Âu đã đưa ra những đề xuất về hợp tác mua sắm khí đốt tự nhiên, tăng cường kho dự trữ khí đốt tự nhiên chiến lược để có khả năng chống lại sự thao túng thị trường năng lượng của Nga”.

Họp khẩn vào ngày 28/2 tới, các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine và những tác động đối với an ninh năng lượng của các nước thành viên. Hungary, một trong những nước châu Âu phụ thuộc rất lớn vào khí tự nhiên nhập khẩu từ Nga, đã đề xuất đứng ra làm trung gian đàm phán giữa Nga và Ukraine.

Trong khi đó, Thủ tướng Italy Mario Draghi có quan điểm cần giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga và sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng trước giá năng lượng tăng cao.

Tìm ra nguồn năng lượng bền vững thay thế

Châu Âu (EU) hiện trả ước tính khoảng 360 tỷ euro mỗi năm để nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, một khoản tiền tương đương với nhu cầu đầu tư năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và năng lượng năm 2030 của EU. Phải chẳng đây là giải pháp hữu hiệu cho thị trường năng lượng của EU?

Giải pháp bền vững cho ngành năng lượng châu Âu
Ảnh minh họa. 

EU xác định đúng đắn cuộc khủng hoảng giá năng lượng bắt nguồn từ việc EU phải đối mặt với giá khí đốt biến động trên toàn cầu. Điều đó cũng chỉ ra hiệu quả năng lượng và đầu tư vào năng lượng tái tạo là "câu trả lời tốt nhất cho tương lai".

Nhưng chiến lược sau đó tiến tới nhiều phương pháp chữa trị tạm thời: Nhập khẩu khí hóa thạch, lần này là từ các nước thứ ba khác nhau như Azerbaijan, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ. Cách tiếp cận này trái ngược với các dự báo của Ủy ban cho thấy rằng đến năm 2030, việc sử dụng khí hóa thạch phải giảm 30% so với năm 2015.

Đặt cược vào các hợp đồng khí đốt ngắn hạn trên thị trường hàng hóa toàn cầu là một việc làm đầy rủi ro, vì tình hình địa chính trị hiện tại đã chứng minh một cách đau đớn.

Chiến lược tránh rò rỉ năng lượng đề cập đến "khí các-bon thấp" và sự tài trợ đáng kể của EU cho các loại khí này để giảm sự phụ thuộc vào khí hóa thạch. Các loại khí carbon thấp bao gồm hydro màu xanh lam, được tạo ra từ khí hóa thạch và thực sự sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vì sự kém hiệu quả liên quan đến việc sản xuất hydro màu xanh lam.

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế tuyên bố rõ ràng trong báo cáo gần đây về địa chính trị của hydro: "Hydro màu xanh sẽ tuân theo các mô hình thị trường khí đốt, dẫn đến sự phụ thuộc vào nhập khẩu và sự biến động của thị trường". Nói tóm lại, đầu tư nhiều hơn vào khí đốt như một chiến lược di chuyển khỏi khí đốt sẽ làm trầm trọng thêm chứ không cải thiện tình hình.

Sau đó, có vấn đề với khí sinh học. Hạn ngạch của EU đối với nhiên liệu sinh học dựa trên thực phẩm đã bị giới hạn khi các tác động gián tiếp của việc sử dụng đất trở nên rõ ràng.

Tuy nhiên, Ủy ban vội vàng một cách không cần thiết vào việc đặt ra mục tiêu khí sinh học cho năm 2030 mà không kiểm tra tính nhất quán với các yếu tố khác của Thỏa thuận xanh, cụ thể là cạnh tranh sử dụng đất, cam kết giảm khí mê-tan, ô nhiễm không khí và bảo vệ đất.

Hóa đơn nhập khẩu hóa thạch của EU đã tăng 70% từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021, hiện đạt khoảng 380 tỷ euro. Số tiền này cao bằng với nhu cầu đầu tư năng lượng sạch bổ sung được Ủy ban Châu Âu ước tính trong Đánh giá tác động của mình, làm cơ sở cho các mục tiêu năm 2030 cao hơn.

Trong một trường hợp, nó sẽ dành cho các khoản đầu tư vào hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo và điện khí hóa và các công việc đi kèm với chúng, trong trường hợp khác, tiền bị mất khi mua nhiên liệu hóa thạch. So sánh này cho thấy rằng cuộc khủng hoảng hiện tại cũng giống như cuộc khủng hoảng về nhu cầu khí hóa thạch cũng giống như cuộc khủng hoảng về nguồn cung.

Hướng tới một khuôn khổ EU về điện khí hóa: Hệ thống sưởi khử cacbon ở châu Âu vẫn chủ yếu dựa vào sinh khối, không phải tất cả đều đến từ các nguồn bền vững. Điều này không giống như trong lĩnh vực giao thông, không có hệ số nào trong Chỉ thị Năng lượng tái tạo sẽ khuyến khích việc sử dụng nhiệt được chiết xuất bởi các máy bơm nhiệt.

Các chỉ thị đề xuất về năng lượng tái tạo và khí đốt nên được sử dụng để thúc đẩy quá trình điện khí hóa hệ thống sưởi và hướng nhiên liệu khí đến những khu vực mà chúng không thể có được. Giờ đây, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu có thể đưa ra những sửa đổi cần thiết để thay đổi các biện pháp khuyến khích cho phù hợp.

Các công thức cũ không thể làm cho nguồn cung cấp an toàn hơn, giá cả phải chăng hơn hoặc sạch hơn. Hãy để châu Âu ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại đang tăng cường hỗ trợ để đảm bảo sự phát triển theo cấp số nhân của năng lượng mặt trời và gió cũng như sử dụng điện xanh thay thế khí hóa thạch.

Tổng hợp theo vov.vn, cafef.vn, vietnamnet.vn & kinhtexaydung.petrotimes.vn

 

(*) Xem thêm

Bình luận