Ngại đi xa vì dịch khách chi tiền triệu đặt tour xe đạp du lịch vòng quanh Hà Nội
Đi xe đạp vòng quanh Hà Nội là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho nhiều người. Du khách không chỉ được tham quan khám phá thủ đô trên một phương tiện giản đơn mà còn được rèn luyện về sức khoẻ, và sự bền bỉ về tinh thần.
1. Rộ trào lưu đi xe đạp thể thao ngắm cảnh hồ Tây
Đi xe đạp thể thao rèn luyện sức khỏe là xu hướng lựa chọn của nhiều người sống tại thành phố. Chỉ cần thuê xe đạp với giá 40.000 - 50.000 đồng/3 giờ, du khách có thể thoải mái trải nghiệm du lịch vòng quanh hồ Tây.
Đặc biệt, nhất là khi tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh Covid-19, việc chọn cách du lịch tại chỗ bằng hình thức thuê xe đạp dạo Hồ Tây không những dịch vụ thân thiện môi trường, giá cả phải chăng mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Hồ Tây là một địa chỉ thư giãn của nhiều người bởi nơi đây có địa hình đẹp, không khí trong lành. Thời gian gần đây bỗng "hot" với dịch vụ thuê xe đạp, các cửa hàng cho thuê có "mặt tiền" ở hồ Tây tận dụng mặt bằng để đầu tư cho thuê xe đạp với giá hợp lí. Chính vì lẽ đó, mới đây một số cửa hàng đã đầu tư cho thuê xe đạp để ứng dụng và phát triển dịch vụ này.
Chỉ có điều khác, chiếc xe đạp hiện nay đã được cải tiến, nâng cấp để có kiểu dáng hiện đại, trẻ trung hơn; trọng lượng xe nhẹ hơn, tốc độ di chuyển nhanh hơn cho phép di chuyển trên quãng đường dài, trên nhiều địa hình phức tạp, góp phần tạo sự hứng thú cho người sử dụng.
Ảnh minh hoạ từ internet.
Vì thế, những người đi xe đạp hiện nay dễ đồng cảm và kết nối thành các nhóm, các câu lạc bộ đạp xe; vừa gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp của thời thanh niên sôi nổi vừa giúp cơ thể vận động linh hoạt, tinh thần sảng khoái, vui vẻ; phòng ngừa và cải thiện các bệnh không lây nhiễm đặc trưng của cuộc sống hiện đại như xương khớp, tĩnh mạch, thừa cân…
Ảnh minh hoạ từ internet.
Gần 2 năm nay, chị Nguyễn Hoài Trang ở phố Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đồng nghiệp của mình duy trì hoạt động đạp xe quanh Hồ Tây vdù có những ngày nắng nóng oi bức hay ngày giá lạnh mưa lất phất, các thành viên của nhóm đạp xe đều có mặt khá đầy đủ để hoàn thành những cung đường ven hồ.
Giống như các môn thể thao quần chúng khác, đạp xe dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Từ các cháu thiếu niên, thanh niên đến dân văn phòng, công chức, cán bộ hưu trí… đều tìm cho mình được niềm vui từ những vòng xe thân thương.
Trào lưu đạp xe quanh Hồ Tây gây "sốt" trong giới trẻ.
“Mình có thói quen đi dạo Hồ Tây vào cuối tuần. Mỗi lần ra Hồ Tây mình cảm thấy vô cùng sảng khoái, nhẹ nhàng, không lo nghĩ nhiều. Đặc biệt hơn, dạo gần đây mình mới biết được có dịch vụ cho thuê xe đạp quanh Hồ Tây rất thích hợp với du khách. Bản thân mình vô cùng đồng tình với dịch vụ này, rất độc đáo” - bạn Bích Hà cũng là sinh viên chia sẻ thêm.
Đạp xe đạp quanh Hồ Tây đang dần trở thành một lối sống đẹp của người dân thủ đô.
Những ngày cuối tuần, những người mê xe đạp trong trang phục giống các coureur chuyên nghiệp khoan thai đạp thành từng tốp, từng đoàn bon bon trên đường. Rất đông trong số đó là các chị em phụ nữ. Chị Trang Ngân (phường Quảng An, Tây Hồ), một nhân viên ngân hàng vừa thư thái đạp xe vừa chia sẻ, chị bắt đầu đạp xe khoảng một năm. Hồi đầu, chị chỉ thuê xe đạp chơi cho vui vào cuối tuần, được vài tháng thì… nghiện, thế là quyết định mua xe luôn.
"Vì nhà cách xa hồ nên cả nhà mình đi xe máy đến đây rồi thuê xe đạp. Đạp xe giúp tinh thần phấn chấn, các con cũng được rèn luyện thể dục thể thao. Ngoài dịch vụ cho thuê xe đạp, Hồ Tây còn có nhiều loại hình vui chơi, hứa hẹn thu hút nhiều khách du lịch và người dân tới trải nghiệm như: câu cá, chụp ảnh ở Thung Lũng hoa, chèo ...thưởng thức bánh tôm Hồ Tây", chị Hòa - một vị khách thuê xe đạp cho biết.
Vừa tập thể dục, vừa sống chậm
Những người mê xe đạp có nhiều lý do khác nhau để đến và gắn bó với trào lưu này, nhưng lý do đầu tiên có lẽ là để tập thể dục. Với phụ nữ, lợi ích dễ thấy nhất của việc đạp xe là giữ gìn được vóc dáng thon thả, lại vừa rèn luyện sức khỏe, xua tan mệt mỏi, áp lực công việc. Đạp xe tác động trực tiếp đến những phần mỡ thừa như đùi, bụng, giảm cân, tăng cơ nên càng được chị em ưa chuộng.
Theo ghi nhận, hiện nay, tại khu vực xung quanh hồ Tây (Hà Nội) có khoảng 5 địa chỉ cho thuê xe đạp với mức giá chung là 40.000 đồng/3 giờ vào ngày thường và 50.000 đồng/ 3 giờ vào cuối tuần và ngày lễ.
Để đảm bảo tốt chất lượng và nhu cầu của khách hàng, cửa hàng phải thuê thêm 2 thợ sửa chữa. Cứ sau một chuyến đi của khách, thợ đều phải kiểm tra từng bộ phận, tu sửa, bảo dưỡng lại mượt mà, trơn tru nhất. Bên cạnh đó, nếu khách đang đi xe bị hỏng giữa đường cũng phải đem đồ nghề ra sửa chữa ngay.
Bạn Châu, ở quận Thanh Xuân lựa chọn khám phá 1 vòng Hồ Tây vào những ngày cuối tuần chia sẻ: "Nơi mình ở tuy xa ở Hồ Tây nhưng đạp xe vào ngày cuối tuần như được xả stress sau một tuần làm việc vất vả. Đây là một thói quen và cách giải trí mang lại đầy hứng thú và năng lượng cho mình".
Với một số người khác, đạp xe còn là cách hữu ích để bảo vệ môi trường. Một thành viên tiết lộ: “Các tối thứ ba chúng tôi tập trung ở Bốt Hàng Đậu, cùng nhau đi dọc các tuyến đường nội đô để tuyên truyền bảo vệ môi trường. Mỗi cuối tháng, CLB lại “tấn công” sang các tỉnh lân cận để vận động mọi người bảo vệ môi trường, hạn chế khói xe máy”.
Đến với xe đạp với những lý do khác nhau, mục đích khác nhau, nhưng những người yêu xe đạp ở Hà Nội đã tạo ra một trào lưu, một nét đẹp mới cho Thủ đô. thao nâng cao sức khoẻ.
Đạp xe quanh hồ Tây có thể coi là một thú chơi bởi nét lịch lãm, thanh cảnh nhưng cũng là một cách tìm về không gian bình yên, thanh sạch, thư thái tâm hồn, vì vậy, hoạt động này mang lại lợi ích cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
2. Tour du lịch vòng quanh Hà Nội
Ngọc Dung quyết định dành ngày cuối tuần để tham gia tour đạp xe khám phá Hà Nội với mức chi phí khoảng 1,3 triệu đồng.
Thích du lịch trải nghiệm, Bùi Ngọc Dung (28 tuổi, Hàng Buồm, Hà Nội) đăng kí một tour du lịch Ninh Bình bằng xe đạp.
Nhưng chờ đợi khá lâu mà chưa sắp xếp được chuyến đi phù hợp, Dung quyết định thử trải nghiệm trước với tour du lịch xe đạp quanh Hà Nội.
Cô muốn thử sức xem, bản thân có thể hoàn thành quãng đường 40km khám phá Hà Nội hay không, trước khi bắt đầu hành trình dài hơi hơn với chuyến đi Ninh Bình.
“Mình đã chuyển ra Hà Nội sống khoảng 1,5 năm nên ban đầu, mình không nghĩ tour du lịch giữa lòng thành phố này sẽ có quá nhiều điều ấn tượng, mới lạ với mình. Nhưng cuối cùng, mình đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, được nhìn thấy một Hà Nội rất khác, bình yên và cổ kính”, Dung chia sẻ.
Nhiều người Hà Nội sẵn sàng chi tiền triệu tham gia tour xe đạp khám phá thành phố.
Trước đây, Dung sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Năm 2020, Dung chuyển ra Hà Nội làm việc. Yêu thích khí hậu, con người của thành phố này, Dung quyết định ở lại, gắn bó lâu hơn với Hà Nội.
Sáng cuối tuần, Dung tập trung tại đơn vị thực hiện tour cùng 6 du khách khác. Các du khách đều phải đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng chống Covid-19, thực hiện khai báo y tế.
Tại đây, họ làm quen với nhau, cùng khởi động nhẹ và được hướng dẫn viên (HDV) hướng dẫn việc sử dụng xe đạp. Mỗi du khách được chuẩn bị một chiếc xe phù hợp với chiều cao, cân nặng, giới tính.
Từng chiếc xe được hướng dẫn viên kiểm tra rất kĩ cho du khách.
7h30 sáng, đoàn bắt đầu khởi hành. Đoạn đầu hành trình, đoàn sẽ đi khá chậm để các du khách làm quen với phương tiện, thong thả ngắm nhìn cây cầu Long Biên trong nắng sớm. Theo sự hướng dẫn của HDV, Dung và các du khách dắt xe đạp qua cầu thang nối từ cầu Long Biên xuống khu vực bãi bồi.
Du khách dắt xe đạp từ cầu Long Biên xuống bãi giữa sông Hồng.
“Mình chưa từng biết về khu vực này nên khá tò mò”, Dung chia sẻ. Càng đi sâu vào bãi bồi này, Dung càng thấy không khí trong lành, xung quanh là cây xanh bao phủ, tách biệt khỏi thành phố ồn ào.
Ở đây, cô được cùng đoàn ghé thăm nhà ông Được – người đầu tiên ra bãi giữa sông Hồng “ở tạm” rồi gắn bó từ đó đến nay. Ông Được kể cho đoàn khách nghe về cuộc đời trôi nổi của mình, những lần xả thân cứu người đuối nước, tự vẫn,… hay hành trình đưa những đứa trẻ vô danh ở bãi giữa về quê làm giấy khai sinh.
Dung thích thú với quãng đường khám phá bãi giữa.
Tiếp theo, Dung và cả đoàn rong ruổi đi xuyên vào bãi giữa. Càng vào sâu, đoạn đường càng nhỏ hẹp, khó đi, có khi phải lên dốc đột ngột.
“Nhiều đoạn HDV phải nhắc mình về số hay tăng số cho phù hợp đoạn đường”, Dung nói. Nhưng bù lại sau hành trình di chuyển gập ghềnh, đoàn đến một điểm camping rất “chill”, nằm ngay sát sông Hồng, nơi có thể nhìn ngắm dòng sông, cầu Nhật Tân…
Trên đường đi, Dung cũng được chiêm ngưỡng những cánh đồng rau, rặng chuối dài tít tắp – hình ảnh mà cô chỉ từng thấy ở những làng quê cách xa trung tâm thành phố.
Khung cảnh bãi giữa xanh mướt, thanh bình như một làng quê.
Rời bãi bồi sông Hồng, cả đoàn sẽ men theo con đê để ngược về khu vực Đông Ngạc, Nam Từ Liêm, tới thăm những ngôi đình cổ hàng trăm năm tuổi như đình Chèm, đình Đông Ngạc.
Tại đây, Dung rất thích thú khi được trò chuyện với nhà trí thức 85 tuổi – ông Nguyễn Bảo, một người con của làng Đông Ngạc. Ông là “hướng dẫn viên”, trực tiếp đón đoàn, giới thiệu về lịch sử ngôi làng, ngôi đình, truyền thống hiếu học ở mảnh đất này.
“Bác rất gần gũi, thân mật, giống như một người ông trong gia đình. Câu chuyện của bác vừa có kiến thức lịch sử vừa có niềm tự hào rất lớn. Bác trực tiếp đạp xe, dẫn đoàn vào thăm đường làng, ngõ xóm, những nhà thờ họ cổ kính trăm năm tuổi”, Dung kể. Đến trưa, ông Bảo lại đón đoàn vào thăm nhà, dùng bữa cơm thân mật với cả gia đình.
“Hướng dẫn viên” 85 tuổi đang chia sẻ về lịch sử ngôi đình Đông Ngạc tới du khách.
Du khách được tham quan nhiều nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi.
Buổi chiều, khi kết thúc bữa trưa và nghỉ ngơi tại nhà ông Bảo, Dung cùng đoàn đi quay về phía ven hồ Tây, ngắm hoàng hôn.
“Mình từng đi du lịch nhiều nơi nhưng trước đây, mình cứ nghĩ muốn tìm kiếm điều mới mẻ phải đi thật xa nơi mình sống.
Mình không ngờ chính nơi mình ở vẫn có những điều khác biệt, mới lạ tới vậy. Chuyến đi mang tới cho mình không chỉ niềm vui, những người bạn mới, trải nghiệm thực tế cuộc sống người địa phương mà cả kiến thức lịch sử, văn hóa”, Dung chia sẻ.
Đi du lịch xe đạp quanh Hà Nội là một trải nghiệm khiến nhiều người bất ngờ.
Theo chia sẻ của đại diện đơn vị cung cấp tour xe đạp giữa lòng Hà Nội này, tour được triển khai từ đầu tháng 10 tới nay, chủ yếu diễn ra vào thứ 7 và Chủ nhật. Sau khoảng 2 tháng triển khai, đơn vị này đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng của du khách.
Mỗi tour trải nghiệm thường có từ 5 – 10 khách, với chi phí khoảng 1,3 triệu đồng/ người. Đoàn sẽ có một HDV chính và một HDV phụ để phục vụ, hỗ trợ khách khi cần.
“Trước đây, tệp khách hàng chủ yếu của chúng tôi là khách nói tiếng Pháp. Hầu hết họ ưa khám phá sâu về văn hóa điểm đến, yêu thích những nét hoang sơ, mộc mạc thay vì du lịch đại trà, đông đúc.
Thời điểm này, chúng tôi phát triển mở dịch vụ tour xe đạp tới du khách nội địa – những người đam mê khám phá điều mới lạ, yêu thích trải nghiệm có chiều sâu. Trong thời điểm dịch còn diễn biến phức tạp, tour du lịch này được du khách nội địa đón nhận tích cực”, đại diện đơn vị này cho biết.
Hiện nay, các hoạt động du lịch ngay tại thành phố được người Hà Nội yêu thích hơn rất nhiều so với trước đây. Thay vì đi xa, người dân Thủ đô lựa chọn tham gia các hoạt động trải nghiệm như chèo thuyền sông Hồng, cắm trại ngoại ô, cắm trại chân cầu Vĩnh Tuy, bay dù lượn Đồi Bù,…
Theo vietgiaitri.vn
Xem thêm