8 bí kíp sinh tồn rất hữu ích mà bất cứ ai đi du lịch, dã ngoại cũng nên biết để đề phòng tình huống bất trắc nhất
Cuộc sống có thể là một chuỗi những sự kiện bất ngờ mà không ai lường trước hết được và nếu bạn là người ưa du lịch mạo hiểm - khám phá thì việc chủ động trang bị những kỹ năng sinh tồn là điều vô cùng cần thiết trong nhằm phòng ngừa những tình huống bất trắc, rủi ro, đảm bảo an toàn sinh mạng cho bản thân và người đồng hành.
Du lịch luôn là thú vui của con người như một cách tuyệt vời để cân bằng cuộc sống sau thời gian làm việc, học tập căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, du lịch mạo hiểm luôn tiềm ẩn rủi ro, ngay cả khi đi du lịch thông thường tại các cảnh quan thiên nhiên như rừng, núi, sông, hồ... du khách vẫn có thể gặp sự cố. Hãy "dắt túi" những bí kíp sinh tồn quan trọng sau đây để bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhé!
1. Làm sao để sống sót nếu rơi xuống một thác nước
Trong trường hợp không may rơi xuống một ngọn thác, việc đầu tiên vẫn là phải giữ được bình tĩnh. Trước khi rơi xuống thác, hãy hít một hơn thật sâu, và đảm bảo sao cho tư thế khi rơi phải để đôi chân chạm nước trước.
Hãy đặt tay ôm vòng qua đầu, ép cánh tay còn lại vào mũi để ngăn nước tràn vào. Đôi chân cần khép lại, miệng và mắt đóng chặt khi rơi. Và ngay khi hết lực rơi, hãy bắt đầu bơi xa khỏi chân thác ngay lập tức, kể cả khi chưa nổi lên mặt nước.
2. Phải làm gì nếu rơi xuống dòng nước xiết?
Trong trường hợp này, hãy cố gắng bám víu lấy bất kỳ thứ gì chắc chắn xung quanh - như đá hoặc gỗ, rồi vận sức ngăn không cho bản thân bị nước cuốn trôi xa hơn.
Ngay cả khi đã tới được vùng nước nông đủ để đặt chân, bạn cũng không nên buông tay mà đi bộ, bởi dòng nước xiết hoàn toàn có khả năng kéo bạn đi tiếp. Hãy cứ từ từ chậm rãi, bám vào vật cứng mà bơi vào bờ.
3. Hố cát lún - tử thần sa mạc
Hố cát lún khô (dry quicksand) là một trong những mối nguy thường trực trong sa mạc, là nguyên nhân gây ra những cái chết đáng sợ bậc nhất. Vấn đề là, rơi xuống cát lún chưa chắc đã là dấu chấm hết.
Nếu chẳng may rơi vào hố cát lún, hãy nhanh chóng tìm kiếm vật có thể bám được để tự kéo mình lên. Nhưng trong trường hợp không có thứ gì bám được thì cũng đừng hoảng loạn. Hãy dồn trọng lực vào một chân, lắc cổ chân còn lại để dần nhấc được chân lên.
Tiếp theo, hãy đặt đầu gối lên bề mặt cát, dồn lực vào đầu gối để nhấc chân còn lại. Làm như vậy sẽ giúp trọng lực được phân tán đều hơn, không bị lún xuống sâu. Giữ nguyên tư thế ấy và bò ra khỏi hố cát.
Có một điểm cần lưu ý là đừng cố gắng di chuyển, vùng vẫy khi chân còn chìm dưới cát, vì điều đó chỉ khiến bạn tụt xuống nhanh hơn mà thôi.
4. Cách tìm nước ngọt để uống giữa rừng
Hãy tưởng tượng chúng ta đi chơi rằng và bằng cách nào đó bị lạc hoặc hết nước. Việc tạo ra nguồn nước ngọt để uống sẽ giúp bạn giữ được sự sống để chống chọi. Hãy tìm một khu vực có đất màu đậm hoặc ướt vì nhiều khả năng bên dưới có nguồn nước. Sau đó hãy đào một hố sâu nhỏ và đặt các viên sỏi, đá xuống dưới đáy để ngăn chặn bụi bẩn lẫn vào nước.
5. Cách xây... toilet giữa rừng
Khi sống trong rừng, bạn sẽ có 2 lựa chọn khi nói về vấn đề... đi cầu: hoặc là hòa mình cùng thiên nhiên với bất kỳ bụi rậm nào trông kín đáo, hoặc mất công một tý mà tự xây toilet để tránh trường hợp đạp nhầm vào rắn, rết trong bụi cây.
Nếu chọn giải pháp thứ 2 thì đây là cách cho bạn. Đầu tiên, hãy đào một chiếc hố sâu khoảng hơn 1m, rộng 4-5m, sau đó dùng các thanh gỗ hoặc đá để chèn thật chắc 2 bên thành hố.
Tiếp theo, đặt một số thanh gỗ nhỏ hơn bắc ngang thành hố, nhớ chừa ra một khoảng trống để... hành sự, rồi dùng một tấm gỗ làm nắp đậy. Phủ thêm lá cây hoặc tro gỗ sau khi sử dụng, để tránh côn trùng xuất hiện.
6. Chế xà phòng giữa rừng
Nghe thì phức tạp nhưng không khó đâu! 2 nguyên liệu chính để tạo ra xà phòng là dầu và kiềm (xút). Dầu có thể kiếm trong mỡ động vật, trong khi kiềm lấy từ tro đốt gỗ hoặc rong rêu.
Đầu tiên, hãy rửa sạch tro bằng nước, sau đó phủ thật nhiều dầu lên trước khi đun sôi cho hơi nước bốc hơi hết. Rồi chỉ cần để nguội là bạn có xà phòng để dùng rồi!
Lưu ý, hãy nhớ để tỉ lệ dầu nhiều hơn kiềm, bởi kiềm có thể làm khô tay và gây kích ứng.
7. Cực quan trọng: Học cách buộc dây cho chặt
Kiểu 1: Taut-line hitch knot
Đây là nút dây chăng lều, là một trong những kiểu buộc dây đa năng và tiện dụng nhất bởisSau khi thắt xong, nút dây có thể trượt trên chiều dài sợi dây để điều chỉnh độ căng, rất tiện lợi.
Kiểu 2: 2 Half Hitch
Đây là kiểu buộc cơ bản nhất, dùng để nối các dây lại với nhau.
Kiểu 3: Timber hitch knot
Hay còn gọi là nút buộc gỗ. Nút thắt kiểu này đủ chắc để treo các vật dụng nặng, kể cả gỗ.
Kiểu 4: Bowline knot
Kiểu thắt nút dây cung này cực kỳ cần thiết trong trường hợp cần cứu hộ. Nó tạo ra một vòng dây có thể thu hẹp, siết chặt dễ dàng quanh hông người gặp nạn.
8. Sưởi ấm đúng cách trong rừng
Bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc ngồi giữa một cánh đồng trống mà đốt lửa sưởi ấm, vì đám lửa ấy sẽ chẳng có tác dụng gì đâu.
Thay vào đó, hãy tạo ra một vài tấm gỗ làm tấm phản nhiệt. Đặt một tấm phía sau đống lửa, một tấm sau lưng. Như vậy, khói sẽ bốc lên trên, trong khi nhiệt được gom lại bên trong và giúp bạn ấm lên nhanh chóng.
Nếu được, bạn có thể lợi dụng một cái cây hoặc tảng đá làm tấm phản nhiệt sau lưng, thay vì mất công làm thêm một tấm gỗ khác.
Theo cafef.vn & cafebiz.vn
Xem thêm