Về thăm làng nghề nồi đất Trù Sơn

13/08/2022 | 595

Xã Trù Sơn, huyện Đô Lương là nơi duy nhất ở tỉnh Nghệ An làm ra các loại nồi bằng đất trong hàng trăm năm qua. Sản phẩm này đun nấu thức ăn hoặc nấu thuốc thì hương vị vốn có của món ăn đều được giữ nguyên. Thậm chí nhiều nơi còn dùng nồi đất của Trù Sơn để nấu vàng.

Trù Sơn - Quê hương của những chiếc nồi đất | VTV.VN

Nghề làm nồi đất ở xã Trù Sơn đã có từ rất lâu đời. Theo các cụ già trong làng kể lại thì thuở khai hoang lập làng cuộc sống người dân vô cùng khổ cực, quanh năm chỉ bám vào mấy sào ruộng cằn cỗi. Thấy vậy một nàng công chúa con vua Trần đã đến dạy dân làm nồi đất để cải thiện cuộc sống. Lại có một truyền thuyết khác kể rằng: "Ông trời cho mỗi làng được chọn một nghề. Đến ngày đi bốc thăm chọn nghề thì người được cử đại diện cho làng ngủ quên mất. Khi đến nơi thì chỉ còn nghề nặn nồi đất vì cực nhọc không ai chọn nên đành nhận về cho làng", ông Nguyễn Hữu Thanh (xóm 6, xã Trù Sơn) kể về sự tích nghề nặn nồi đất của cha ông mình.

Kể từ đó người dân xã Trù Sơn đã lưu giữ và phát triển nghề truyền thống của quê hương cho đến tận ngày nay. Hầu như mỗi người dân Trù Sơn khi sinh ra đều biết làm nồi đất. Khi đi dạo khắp làng người ta đều thấy một màu gốm đỏ au với những chiếc nồi đất đầy đủ kích cỡ. Thời kỳ hưng thịnh nồi đất Trù Sơn không những được người tiêu dùng trong nước biết đến mà còn xuất sang cả Trung Quốc.

Dùng nồi đất Trù Sơn để... nấu vàng - Ảnh 1.

Từ người trẻ đến người già ở xã Trù Sơn đều biết làm nồi đất

Hiện có rất nhiều làng nghề làm nồi đất trên khắp cả nước nhưng làng nghề nồi đất Trù Sơn vẫn được đánh giá là nơi lưu giữ nét cơ bản nhất của gốm cổ. Các sản phẩm không hề cầu kỳ, phức tạp mà rất đơn giản, dễ sử dụng. Những chiếc nồi đất của làng Trù Sơn tuy rất nhẹ và mỏng nhưng lại có độ cứng và bền cao. Để tạo ra được những sản phẩm tốt như vậy, người dân trong làng đã phải xuống tận huyện Nghi Lộc và Yên Thành để lấy được loại đất sét có màu đỏ, dẻo, thích hợp cho việc làm gốm.

Làng nghề nồi đất Trù Sơn

Ông Thanh bảo, kiếm cơm từ đất thì không dễ dàng, khó ngay từ phần nguyên liệu. Đất để làm nồi phải là đất thịt, dẻo, mà ở đây không có, phải sang mãi bên huyện Yên Thành, Nghi Lộc đào rồi chở về. Đó là chuyện ngày xưa, nay thì phải mua, có khi đặt hàng người ta chở đến tận nơi, cất vào góc sân để dùng dần.Sau khi tìm được loại đất ưng ý, người ta sẽ nhào nặn, lọc bỏ sạn sỏi, khi nào mềm, dẻo, thật nhuyễn rồi cho lên bàn xoay để tạo hình dáng thô sơ ban đầu. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ, chiếc nồi thô sơ sẽ được gọt lại cho thật trơn bóng. Sau đó, chúng sẽ được đem đi phơi nắng trước khi nung qua lửa.

Dùng nồi đất Trù Sơn để... nấu vàng - Ảnh 3.

Nghề làm nồi đất vẫn được người dân xã Trù Sơn lưu giữ cho đến ngày nay

Làng nghề làm nồi đất duy nhất ở xứ Nghệ - VnExpress Du lịchCác sản phẩm của làng gốm Trù Sơn chủ yếu được làm thủ công và nghề nồi đất có lẽ là công việc phân hóa theo giới tính rõ nhất. Cũng không rõ có quy ước nào không nhưng từ xa xưa đến giờ, đàn ông chỉ lo đất, chất đốt và bán sản phẩm, công đoạn làm nồi, đốt nồi đều do cánh phụ nữ đảm nhận.

Thủ phủ' nồi đất xứ Nghệ - VnExpress

Nặn nồi là công việc của phụ nữ, ông Nguyễn Thanh Hải dường như là người đàn ông hiếm hoi của làng nồi tham gia vào quá trình sản xuất nồi. Tuy nhiên, ông chỉ làm phần việc đơn giản như gọt dũa hay gắn "tai" vào vung (Ảnh: Hoàng Lam).

"Nghề này phải tỉ mẩn, khéo léo, kiên trì, đàn ông họ ăn to nói lớn, không trụ được. Có khi ngồi tù tì từ sáng đến trưa rồi từ trưa đến tối", cụ Phạm Thị Hoàng nói.

Cũng không rõ tại ngồi lâu nên mỏi hay phải ngồi tư thế đó mới làm việc thoải mái nhất mà khi vào việc, những người phụ nữ này đều chung dáng ngồi khá lạ, nếu đầu gối không quá tai thì cả phần ngực tựa hẳn vào chân.

Người mắc nghiệp với nghề ngồi tức ngực, đứng rát da - 3

Đất sau khi nhào nặn, loại bỏ sạn, dưới bàn tay thô ráp nhưng khéo léo của người phụ nữ Trù Sơn sẽ thành hình những chiếc sanh, siêu đun thuốc hay nồi hông xôi... (Ảnh: N. Cường).

Người mắc nghiệp với nghề ngồi tức ngực, đứng rát da - 6

Lao động làng nghề nồi đất Trù Sơn hiện nay chỉ còn người già và chị em trên 40 tuổi, số lượng khoảng hơn 100 người (Ảnh: Hoàng Lam).

Cụ Hoàng năm nay 81 tuổi, cũng ngót nghét 65 tuổi nghề, đôi bàn tay nhăn nheo nhưng khéo léo, thoăn thoắt vắt đất, một tay đẩy bàn xoay, một tay ấn vào nắm đất để tạo thành chiếc sanh hay vung nồi. Sản phẩm sau khi tạo hình được đặt trên một tấm ván mỏng, hẹp rồi mang ra nắng phơi.

"Phải trông nắng mà "đon" lúc nào nồi vừa khô để mang vào gọt dũa cho đẹp rồi phơi tiếp. Cái nghề này chả có sách vở gì dạy cả, cứ người trước bày cho người sau, phải dùng tay, dùng mắt mà "đo" ấy vậy mà trăm cái như một", cụ Hoàng rủ rỉ về cái nghề đã theo mình ngót cả đời người.

Người mắc nghiệp với nghề ngồi tức ngực, đứng rát da - 4

Sau khi phơi có độ cứng nhất định để giữ được hình dạng ban đầu, nồi phải trải qua công đoạn gọt dũa để có vẻ ngoài đẹp hơn, tròn trịa hơn (Ảnh: Hoàng Lam).

Nghề nồi đất phải canh đủ thứ. Canh nắng, canh mưa, canh lửa rồi mới ra được thành phẩm là chiếc nồi nhẹ, mỏng, chắc chắn, gõ vào nghe như chuông khánh.

Cực "chạy mưa" có lẽ không thể so với cái khổ của thợ đốt lò nung nồi. Lò đặt giữa sân, nên phải chọn lúc trời nắng đẹp mới có thể nhóm lửa. Đốt 4-5 tiếng nồi mới chín, trong quãng thời gian ấy người đốt lò gần như không có thời gian để nghỉ, bởi chất đốt thường là lá cây, nhanh đỏ nhưng cũng mau tàn, phải tiếp liên tục.

Dùng nồi đất Trù Sơn để... nấu vàng - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Bà Nguyễn Thị Ngà bịt kín mít, chỉ hở đôi mắt, cầm một chiếc sào, liên tục đẩy chất đốt vào sâu trong lò để lửa tản đều. Đó là lúc người thợ đốt lò "vào lửa trận". Trên nắng dội xuống, lửa trong lò táp ra, người thợ đốt phải áp sát lò để đảm bảo lửa đủ mạnh và đều khắp lò, canh để đảo nồi chín đều. Bịt bằng mấy lớp khăn nhưng khi tháo ra, mặt bà Ngà đỏ tấy như tôm luộc, mồ hôi ướt đẫm cả trán, chảy xuống gò má.

"Nung là công đoạn quan trọng nhất, quyết định thành bại của cả mẻ nồi. Nếu lửa chưa đủ, nồi sẽ sống, nếu quá lửa, nồi bị "già", dễ vỡ. Sau 4-5 tiếng đối diện với lò lửa, mấy lần "bảo hộ" nhưng da vẫn bỏng rát", bà Ngà nói.

Về Nghệ An thăm làng nghề gốm cổ Trù Sơn

Nung nồi đất là công đoạn khó nhất và cực nhất. Ảnh: Tất Lành

Nguyên liệu dùng để nung nồi đất thường là: lá cây dành dành, lá thông, lá bạch đàn... Đây là những loại lá chứa dầu nên khi đốt sẽ tạo cho màu gốm bóng và đẹp hơn. Mỗi một mẻ người ta nung khoảng 300 chiếc nồi đất trong vòng 4-5 tiếng đồng hồ. Để sản phẩm "chín đều" không bị sống, người thợ phải thường xuyên túc trực bên lò điều tiết lửa. Bình thường cứ 10 ngày người ta nung một mẻ, còn dịp từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, nhu cầu sử dụng nồi đất lớn thì mỗi tuần người ta sẽ nấu 2 mẻ.

Nhìn bề ngoài gốm Trù Sơn rất đơn sơ, giản dị, không hề màu mè nhưng nó lại có nét độc đáo riêng mà không nơi nào có được. Đó là khi sử dụng sản phẩm này đun nấu thức ăn hoặc nấu thuốc thì hương vị vốn có của món ăn đều được giữ nguyên. Thậm chí nhiều nơi còn dùng nồi đất của Trù Sơn để nấu vàng.

Dùng nồi đất Trù Sơn để... nấu vàng - Ảnh 4.

Cây thông noel được làm từ 6000 nồi đất ở xã Trù Sơn

Các sản phẩm của làng gốm Trù Sơn cũng rất đa dạng và phong phú. Tổng cộng có khoảng hơn 30 loại, từ nồi to nấu nước, nồi vừa nấu cơm, nồi nhỏ kho thịt cá, rồi các loại chảo rang, siêu sắc thuốc… Thậm chí, người ta còn tạo ra nhiều vật dụng khác như giỏ treo phong lan, chậu trồng hoa, lợn đựng tiền tiết kiệm…

Tuy không còn hưng thịnh như xưa nhưng nghề làm nồi đất ở xã Trù Sơn vẫn không hề bị mai một. Chính quyền địa phương và nhân dân trong làng luôn cố gắng xây dựng và phát triển "làng nghề nồi đất" để lưu giữ những nét truyền thống của quê hương. Cũng nhờ những nỗ lực này mà hiện nay trong làng vẫn còn khoảng hơn 60 hộ làm nghề gốm. Bình quân mỗi tháng, làng nghề vẫn làm ra hàng chục nghìn sản phẩm để cung cấp cho thị trường.

Ảnh: Nguyễn Đạo

Nồi đất hay các sản phẩm từ đất ở đây đẹp, chất lượng, không quá cầu kỳ về mặt hình thức và dễ sử dụng. Chính vì vậy, số lượng bán ra các huyện và các tỉnh khác trên cả nước cũng rất lớn.

Ảnh: Nguyễn Đạo

Những chiếc nồi đất thành phẩm được chở trên những chuyến xe rong ruổi khắp mọi nẻo đường quê xưa. Ảnh: Nguyễn Đạo

Hiện nay, không ai phải đẩy xe đạp bán nồi nữa, làm đến đâu tiêu thụ đến đó, xe tải về tận nơi bốc hàng, nhập thẳng cho các nhà hàng đặc sản trong tỉnh hay ra các tỉnh phía Bắc, nhất là vào dịp Tết hoặc nhập cho các đại lý.

Tuy nhiên, có một nỗi lo mà làng Trù Sơn sẽ có thể phải đối mặt trong tương lai đó là không có người kế tục do nghề cực nhọc (ngồi tức ngực, đứng rát da), thu nhập không cao, trong khi giới trẻ sinh ra từ làng có nhiều lựa chọn tốt hơn.

Ảnh: Tất Lành

Đã từ lâu, nồi đất nói riêng và các sản phẩm từ đất nung nói chung đã nuôi dưỡng bao thế hệ người con đất Trù Sơn lớn lên và trưởng thành. Cũng nhờ vào nghề và những nét đẹp truyền thống này mà diện mạo làng quê Trù Sơn cũng dần thay đổi. Nét đẹp từ những sản phẩm từ gốm truyền thống và con người nơi đây hồn hậu, chân chất như "nồi đất" nung, tất cả đã biến vùng đất Trù Sơn này trở thành một miền quê bình yên.

Không chỉ được khám phá những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thăm thú các di tích lịch sử lâu đời mà khi đến với xứ Nghệ bạn còn được thăm quan những làng nghề truyền thống lâu đời như làng nghề nồi đất ở Trù Sơn, Đô Lương… Chắc chắn những trải nghiệm thực tế này sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất Nghệ An đầy nắng và gió.

Theo Người Lao Động & Tạp chí Sông Lam


(*) Xem thêm

Bình luận