Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dạy con trưởng thành như thế nào?
Không ép con làm việc của mình, cho con nếm trải đủ các vị trí trong hoạt động kinh doanh gia đình, từ đó học hỏi từ thực tiễn. Đó là quan điểm dạy con của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn Vingroup.
Cộng đồng mạng vẫn thường đùa nhau rằng, việc sinh ra làm con tỷ phú đã là một “thành công” lớn. Có người còn dùng cụm từ “ngậm thìa vàng”, “sinh ra ở vạch đích” để chỉ những thiếu gia, tiểu thư con nhà giàu. Làm sao để các tỷ phú có thể hướng con mình đi đúng hướng, không sa ngã, không bị ỷ lại vào tài sản gia đình?
Người ta thường nói, nghèo vượt khó là chuyện đáng khen ngợi, song nhà giàu vượt cám dỗ lại còn đáng học tập hơn cả. Bởi không phải ai cũng có thể để đôi chân chạm đất khi sinh ra trong một môi trường quá thuận lợi, tốt đẹp.
Trong trường hợp là con của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thì sao?
Trong một bài phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ hồi năm 2018, ông Phạm Nhật Vượng thẳng thắn chia sẻ: “Quan điểm của tôi là các cháu phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện. Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân, cháu và mấy đứa bạn cứ chở từ đầu này đến đầu kia, sắp xếp xong là được 100 đô. Cứ vậy mà làm miệt mài cả mùa hè. Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động cật lực "đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể khệnh khạng được”.
Người con trai Phạm Nhật Vượng được công chúng biết đến lần đầu tiên một cách chính thức qua bài phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ. "Cậu cả" được ông Vượng đưa đến gặp cùng trong buổi phỏng vấn "để cho anh ấy học hỏi. Nghe xem các chú, các bác, rồi bố làm việc như thế nào (ông Vượng-PV)".
Nhiều người không nghĩ rằng con của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam lại phải động tay động chân làm việc nhỏ nhặt. Những tưởng sẽ như phim ảnh, mỗi thiếu gia, tiểu thư đều được cơm bưng nước rót, phục vụ từng tí một. Nhưng không, ông Phạm Nhật Vượng dạy con phải biết lao động, có làm mới có ăn, không để họ ỷ lại vào những gì bố mình đã gầy dựng được.
Con út của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà.
Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi nếu người thừa kế của cả một tập đoàn lớn mà không có thực tài thì vô cùng nguy hiểm. Dĩ nhiên bố mẹ nào cũng muốn con mình sẽ phát huy, tiếp nối sự nghiệp của gia đình, song với điều kiện là phải có năng lực.
Chia sẻ về việc ươm mầm và nối nghiệp, ông Vượng cho biết: "Quan điểm của tôi là không bắt sau này các con phải ôm công việc của bố. Các con yêu thích và có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi, không thể hủy hoại sự nghiệp mà bao nhiêu người tâm huyết xúm lại làm mới ra được".
Quan điểm dạy con của ông Phạm Nhật Vượng khá tương đồng với các doanh nhân khác tại Việt Nam: Không ép con làm việc của mình, cho con nếm trải đủ các vị trí trong hoạt động kinh doanh gia đình từ đó học hỏi từ thực tiễn. Từ thực tiễn, thế hệ F2 sẽ có cơ hội "được" mắc sai lầm. Họ hiểu rõ sai lầm là những người thầy tuyệt vời.
Cũng dạy con học hỏi từ mình và các lãnh đạo lâu năm trong công ty, ông Phạm Nhật Vượng cho rằng đây là cách tốt để vươn lên. Điều này là dễ hiểu bởi với kinh nghiệm thương trường được tích lũy, họ chính là những người thầy tốt, tràn đầy ý tưởng.
Vì sao ý tưởng lại quan trọng đến vậy? Câu trả lời đơn giản bởi ý tưởng sẽ tạo ra tiền. Người nghèo nghĩ chỉ có tiền mới sinh ra tiền. Nhưng các tỷ phú thì khác. Họ biết một ý tưởng tốt sẽ giúp họ kiếm được số tiền họ muốn.
Ý tưởng là một loại tài sản quý. Con người có thể kiếm bội tiền nhờ những ý tưởng tuyệt vời đó. Tất cả những gì bạn thấy đều bắt nguồn từ một ý tưởng của ai đó. Bạn muốn giàu có hơn? Vậy hãy dành thời gian suy nghĩ về những ý tưởng mới. Khi có một ý tưởng, hãy thảo luận nó với những người thành đạt.
Điểm mấu chốt là ở đây: Đừng thảo luận ý tưởng của bạn với những người thất bại. Họ có thể khiến bạn nhụt chí. Người giàu bàn luận ý tưởng với những người có tư tưởng giống mình chứ không nói chuyện với người có trí lực kém cỏi. Người nghèo nghĩ ngắn bởi họ không hiểu được sức mạnh của ý tưởng. Tiền bạc có sức mạnh lớn lao, nhưng ý tưởng có sức mạnh phi thường.
Sở dĩ người thành công nhìn thấy được nhiều điều hơn đa số mọi người không phải vì họ giỏi hơn bất kỳ ai khác - mà đơn giản chỉ là họ được dạy bởi những người giỏi nhất. Thiên tài Isaac Newton từng viết: Nếu tôi nhìn được xa hơn những người khác thì đó là vì tôi đứng trên vai của những người khổng lồ.
Các doanh nhân thành đạt mong muốn dạy con trở thành những người có tâm - tầm - tài sẽ đảm bảo cho việc kế thừa và tiếp nối thành công của các đại gia đình kinh doanh.
Số liệu Forbes cho biết hiện kinh tế tư nhân đã đóng góp hơn 40% GDP Việt Nam. Trong đó doanh nghiệp tư nhân và đại biểu là doanh nghiệp gia đình có xu hướng vượt trội hơn các loại hình doanh nghiệp khác về doanh số, lợi nhuận và các chỉ số tăng trưởng khác. Thống kê cho thấy 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp 25% GDP của cả nước.
Năm 2019 tạp chí danh tiếng này công bố danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đầu Việt Nam sở hữu các thương hiệu như Thành Thành Công, IPP Group, Kido, Biti’s, Vingroup, Alphanam. Từ vài năm gần đây, các thế hệ F1 của các doanh nghiệp gia đình này đang chuẩn bị cho cuộc chuyển giao kinh doanh. "Thừa kế thì dễ nhưng kế thừa lại là việc khác", ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam nhận định.
Theo cafeland.vn & cafebiz.vn
Xem thêm