Liệu pháp tự điều trị covid-19 tại nhà hiệu quả
Virus covid-19 vô hình và nhỏ vô cùng nhưng đang là tác nhân cực kỳ nguy hiểm gây ra thảm hoạ toàn cầu với số người nhiễm bệnh và chết ngày càng tăng cao. Tính đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều nước trên thế giới có hệ thống y tế lâm vào cảnh quá tải trong đó có Việt Nam chúng ta trong thời gian gần đây, khi dịch bùng phát mạnh mẽ và lan rộng phức tạp từ tp Hồ Chí Minh.
Qua khảo sát tình trạng lâm sàng của người đã nhiễm COVID-19, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá có 80-82% không có dấu hiệu lâm sàng hoặc có dấu hiệu nhẹ.
Chủ trương mới của ngành y tế cũng là chủ trương chung của nhiều nước trên thế giới là cách ly và điều trị tại nhà những trường hợp như vậy.
Đây là chủ trương hợp lý, nhưng cần có thêm những biện pháp hỗ trợ để người nhiễm COVID-19 và người nhà biết cách chăm sóc sức khỏe, theo dõi tình trạng bệnh và biết các dấu hiệu trong trường hợp bệnh chuyển nặng để kịp thời chuyển tới cơ sở y tế, nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân COVID-19... từ đó đạt mục tiêu chung là chăm sóc bệnh nhân hiệu quả và giảm tỉ lệ tử vong.
Do đó, việc tìm cách tự chữa trị covid-19 tại nhà cho bản thân hay người thân là nhu cầu bức thiết nhất đối với mọi người trong vùng tâm dịch nguy hiểm.
Trước tiên, các bạn luôn cần hỏi ý kiến trực tiếp từ các bác sĩ có chuyên môn tốt để xác định phương thức điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, hôm nay songbinhan.com đã xem xét nhiều kênh thông tin đáng tin cậy và tổng hợp lại cho mọi người có thể tham khảo, cân nhắc và áp dụng trong những lúc nguy nan.
1. Nhận biết triệu chứng và thực hiện các loại xét nghiệm để phát hiện bệnh kịp thời.
1.1. Nhận biết triệu chứng
Biến thể Delta đã trở thành chủng virus trội gây Covid-19 tại Mỹ cũng như nhiều nước khác, và mới đây, giới nghiên cứu bắt đầu phân biệt được đâu là những triệu chứng thuộc về biến thể nguy hiểm này. Các bạn hãy tham khảo các triệu chứng cụ thể thường gặp ở người nhiễm biến chủng delta theo video trong link sau:
https://thanhnien.vn/the-gioi/phan-biet-ca-mac-bien-the-delta-qua-cac-trieu-chung-1428459.html
1.2. Những đối tượng cần xét nghiệm covid-19
Những người cần thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 (virus Sars-Cov-2) là những đối tượng có ít nhất một trong số các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi và có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:
- Có tiếp xúc gần (trong phạm vi 2 mét) với người nhiễm Covid-19 hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19, bao gồm: người sống cùng nhà, cùng phòng làm việc, du lịch, làm việc, ngồi cùng hàng và trước sau 2 hàng ghế trên phương tiện giao thông,…
- Trở về từ các “vùng dịch” được WHO ghi nhận có ca mắc Covid-19 trong vòng 21 ngày kể từ khi nhập cảnh (cách ly tập trung).
- Trở về từ các vùng dịch đang xảy ra tại Việt Nam trong vòng 21 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
- Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị.
- Theo chỉ định của bác sĩ/ cán bộ điều tra/ cơ quan y tế.
Hoặc đối tượng chưa có triệu chứng nhưng có 1 trong các yếu tố dịch tễ như trên thì bạn nên liên hệ ngay đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm Covid-19 sớm.
1.3. Các phương pháp xét nghiệm covid nên làm hiện nay
Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm covid-19 những điển hình có 2 phương pháp nên làm đó là test nhanh và xét nghiệm RT-PCR.
Xét nghiệm | Xét nghiệm phân tử (RT-PCR) | Xét nghiệm kháng thể (Test nhanh) |
Định nghĩa |
Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là một phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2, đây là phương pháp có độ chính xác cao. Theo khuyến cáo của CDC, xét nghiệm RT-PCR là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán Covid-19. |
Xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) là xét nghiệm máu tìm virus gián tiếp thông qua xác định kháng thể trong máu. Kháng thể là các protein đặc biệt (IgM, IgG) mà cơ thể sản sinh ra để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Thông thường, sau khi nhiễm bệnh, phải mất một thời gian để cơ thể sản sinh ra các kháng thể và có thể phát hiện được trong máu. Việc thực hiện xét nghiệm có thể phát hiện người đã nhiễm virus trước đó một cách hiệu quả. Tuy nhiên, lại không đạt nhiều hiệu quả trong phát hiện ca nhiễm mới. |
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm | Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu. Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn sinh học đối với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm:
Bước 2: Lấy mẫu bệnh phẩm. Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm bao gồm: – Dịch đường hô hấp: Sử dụng que lấy mẫu để thực hiện lấy mẫu dịch đường hô hấp trên và dưới:
– Để chung 2 que mẫu đã lấy vào chung một ống môi trường vận chuyển virus có sẵn. Bước 3: Bảo quản mẫu. Sau khi lấy mẫu xong, mẫu bệnh phẩm cần được chuyển đến phòng xét nghiệm sớm nhất có thể.
Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm.
|
Hiện nay có 2 kỹ thuật để tìm kháng thể:
|
Thời gian có kết quả | Xét nghiệm RT-PCR có thể cho ra kết quả trong khoảng 4-6 giờ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, để trả kết quả cần khoảng 1 ngày. Kết quả có thể giúp bác sĩ tiên lượng tiến triển bệnh, cũng như đánh giá được hiệu quả trị liệu. | Được thực hiện nhanh chóng hơn với kết quả chỉ trong vòng 15-20 phút. |
Số lần xét nghiệm để có kết quả chính xác | Cần xét nghiệm bao nhiêu lần nếu lần đầu xét nghiệm ÂM TÍNH để có thể nói rằng người đó không nhiễm hay đã “sạch virus”. Điều này rất khó để khẳng định, cần nghiên cứu thêm và cập nhật theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và giám sát tại cơ sở y tế và cộng đồng tùy thuộc vào tình hình thực tế tại quốc gia, khu vực, lãnh thổ và từng địa phương. | Với các xét nghiệm phát hiện kháng thể như test nhanh, các kết quả xét nghiệm chỉ mang tính chất sơ bộ và sàng lọc. Mục đích chính của xét nghiệm này là sớm phát hiện các ca nghi ngờ mắc bệnh, thực hiện cách ly y tế nếu cần thiết. Trong nhiều trường hợp, người bệnh được tiến hành kiểm tra cho kết quả âm tính từ 2 – 3 lần vẫn có thể mắc bệnh. Ngược lại, khi mẫu xét nghiệm lấy trong khoảng ngày 5 – 6, tỷ lệ dương tính là cao hơn nếu người đó đã mắc bệnh. |
Ý nghĩa kết quả | Xét nghiệm có thể phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh (1-2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên) và giai đoạn toàn phát bệnh.
|
Tuy nhiên, người thử test tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và cách ly trong 21 ngày. Có thể thực hiện test nhanh lại sau 5 – 7 ngày.
|
Các bước xét nghiệm Covid-19 theo quy định của bộ Y Tế Việt Nam
Xét nghiệm RT-PCR (Real-Time PCR) với kết quả mang tính khẳng định và xét nghiệm nhanh có ý nghĩa sàng lọc là 2 phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 hiện nay đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện, để hạn chế lây lan dịch ra cộng đồng và giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong.
“Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng và nguồn lực kinh tế mà chúng ta sử dụng một hay cả hai loại xét nghiệm trên cho người bệnh. Mỗi xét nghiệm điều có những ưu, nhược điểm riêng”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết.
Xét nghiệm RT-PCR
Phương pháp này cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể, thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.
Ngoài ra, những ngày đầu mới nhiễm, virus chưa nhân lên đủ lớn và chưa xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Khi ấy kết quả xét nghiệm có thể âm tính mặc dù cơ thể đã bị nhiễm. Nếu kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật bảo quản mẫu bệnh phẩm không đảm bảo, thì cũng cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Hoặc, sau 21 ngày bị nhiễm, xét nghiệm có thể từ dương tính chuyển thành âm tính đối với các trường hợp tự khỏi hoặc được điều trị khỏi.
Cũng cần nói thêm, xét nghiệm RT-PCR phải được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2. Theo đó, các cơ sở này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về phòng ốc, máy móc, đội ngũ xét nghiệm được đào tạo, tuân thủ đúng quy trình, giá thành hợp lý và đảm bảo thời gian trả kết quả.
Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu (test nhanh)
Xét nghiệm này cho phép xác định việc người bệnh có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus hay không, và nếu có thì trong máu sẽ có kháng thể kháng SARS-CoV-2.
Phương pháp test nhanh thường chỉ định cho các trường hợp sau 2 tuần bị phơi nhiễm, thời gian đủ để cơ thể sản xuất ra kháng thể. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh nhưng nếu làm sớm trong 2 tuần đầu khi cơ thể chưa sinh ra kháng thể thì kết quả vẫn âm tính mặc dù cơ thể đã nhiễm Covid-19. Trong trường hợp dương tính, cũng không thể xác định được kháng thể được sinh ra trong lần nhiễm gần đây hay lần nhiễm trong quá khứ. Khi đó, cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.
Ngoài ra, test nhanh còn để xác định xem cơ thể có kháng thể kháng lại virus chưa. Tuy nhiên, kháng thể thường hình thành sau 2 tuần bị nhiễm. Do đó, nếu test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn. Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong vài ngày gần đây (<7 ngày) và kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà, Trưởng khoa Xét nghiệm & GĐ TTĐT NCKH, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Hà Nội cũng khuyến cáo những người xét nghiệm Covid-19 sớm trước ngày thứ 21, nếu kết quả âm tính cũng không nên chủ quan tự phá vỡ các quy tắc cách ly. Một người nếu bị nhiễm, virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ âm thầm nhân lên đến khi đạt tải lượng nhất định thì mới phát tán ra đường hô hấp và gây triệu chứng.
“Quá trình âm thầm nhân lên của virus gọi là thời gian ủ bệnh”, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà cho biết. Trong thời gian này, do virus chưa phát tán ra qua đường hô hấp nên các xét nghiệm vẫn có thể âm tính mặc dù cơ thể có virus. Những người này hoàn toàn có thể dương tính vào những ngày sau. Thời gian ủ bệnh của hầu hết bệnh nhân là dưới 21 ngày, nhưng vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có thể dài hơn.
Hiện nay, vì lý do kinh tế, kỹ thuật và thời gian cho nên xét nghiệm RT-PCR không thể làm rộng rãi trong cộng đồng. Xét nghiệm nhanh hiện nay vẫn là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho ngành y tế chống dịch.
Phương pháp xét nghiệm test nhanh Covid-19 có hiệu quả không?
Phương pháp test nhanh nhằm phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với SARS-CoV-2, không phải phát hiện virus, dẫn đến trường hợp âm tính giả cao.
“Không dùng test nhanh kháng thể để khẳng định, vì bản chất của test là dùng để phát hiện kháng thể của người đã bị nhiễm và thường đã khỏi bệnh, chứ không phải phát hiện người nhiễm mới. Nếu dương tính, test nhanh không phản ánh việc người đó còn kháng nguyên trong cơ thể. Và nếu trước đó nhiễm thì hậu quả gây lan lan virus đã xảy ra rồi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
Ngoài ra, test nhanh không phù hợp khi xét nghiệm sớm vì phần lớn âm tính. Kết quả âm tính cũng không phản ánh liệu người đó có virus trong cơ thể hay không. Không quá ngạc nhiên khi nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm kháng thể cho kết quả ÂM TÍNH, sau đó xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả DƯƠNG TÍNH. Người nhận được kết quả âm tính test nhanh cho rằng không bị nhiễm virus, không còn mang virus, gây tâm lý chủ quan.
Hiện nay, xét nghiệm RT-PCR vẫn là chủ đạo, phát hiện xem hầu họng có virus hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm phân tử RT-PCR lại không cho biết một người có miễn dịch do nhiễm Covid-19 trong quá khứ hay chưa từng bị nhiễm. Kết hợp giữa xét nghiệm phân tử RT-PCR và test nhanh có thể cho biết sự tiến triển qua các giai đoạn của bệnh một cách cụ thể hơn.
Do đó, tùy theo từng trường hợp để tiến hành dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid (Sars-Cov-2) phù hợp như:
- Thứ nhất, là theo dõi kết quả điều trị ở những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 sau đó có xuất hiện kháng thể không? Có còn kháng thể không? Việc này quan trọng để điều chỉnh thuốc men, thay đổi phác đồ cho phù hợp.
- Thứ hai, để điều tra dịch tễ học trong cộng đồng xem trước đó người dân vùng đó có bị nhiễm SARS-CoV-2 không? Việc này là cần thiết để biết được nguy cơ lây nhiễm ở địa phương sinh sống, đối tượng dân cư, mùa vụ,… từ đó xây dựng chiến lược phòng dịch.
Những việc cần làm sau khi có kết quả xét nghiệm covid-19
Sau khi tiến hành chỉ định xét nghiệm nhanh Covid-19, nếu kết quả âm tính: đối tượng được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Tức là, bạn chưa nhiễm bệnh và vẫn có khả năng sẽ nhiễm nên cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19 (tự cách ly 21 ngày). Nếu có các triệu chứng nghi ngờ (mệt, sốt, ho, khó thở) nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chỉ định làm các xét nghiệm lại.
Nếu kết quả dương tính: đối tượng xét nghiệm được xác định đang nhiễm virus và có khả năng phát tán, lây truyền virus cho người khác. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế điều trị được chỉ định, hợp tác và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Hoặc nếu các bệnh viện gần bệnh nhân đang quá tải và bệnh nhân không đang trong tình trạng quá nặng thì được khuyến khích điều trị tại nhà. Đồng thời, người bệnh phải khai báo đầy đủ thông tin về lịch trình di chuyển, lịch sử tiếp xúc với người khác trong vòng 21 ngày trước khi xét nghiệm dương tính với cán bộ điều tra để thực hiện các biện pháp phòng dịch đúng theo quy định.
Trong trường hợp bắt buộc phải tự điều trị tại nhà, chúng ta cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ thuốc men, các thiết bị, biện pháp hỗ trợ cộng lối sinh hoạt đảm bảo 5K để giúp mình dần hồi phục đồng thời tránh cho người nhà bị lây nhiễm.
2. Toa thuốc điều trị chuẩn nhất từ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm
Khi chẳng may bị nhiễm virus covid-19 thì một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu, không thể thiếu đó là các loại thuốc hỗ trợ điều trị.
Toa thuốc hướng dẫn điều trị F0 tại nhà cho người trên 18 tuổi được chia sẻ chính thức từ Sở Y tế TP.HCM.
Tối ngày 17/8 Sở Y tế TP.HCM đã cập nhật "Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0" phiên bản 1.3, đáng chú ý trong phần đính kèm văn bản, Sở Y tế TP.HCM đã cung cấp hướng dẫn toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà dành cho người từ 18 tuổi trở lên.
Theo đó, các trường hợp F0 hội đủ các điều kiện bao gồm: không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%; nhịp thở ≤ 20 lần/ phút), dưới 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì.
Đồng thời người F0 phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng tự chăm sóc cũng như các đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất có thể được chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Theo toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà được cung cấp, Sở Y tế TP.HCM chia sẻ các thuốc điều trị tại nhà bao gồm: thuốc hạ sốt, thuốc nang cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền), thuốc kháng vi rút, thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số trường hợp nhất định.
Trong đó thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống được chỉ định cho người có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6851640-89
Bên cạnh đó các bạn cũng có thể tham khảo thêm hướng dẫn điều trị covid từ một bác sĩ giỏi người Mỹ gốc Việt qua kênh Youtube Dr. Wynn Tran Official
Các video trong kênh sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức chuẩn giúp chúng ta an tâm chữa trị covid-19 tại nhà và nhiều kiến thức y khoa cần thiết khác giúp chúng ta chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.
3. Các thiết bị máy móc hỗ trợ nên có trong nhà nhất là trong thời gian mắc covid-19
4. Các biện pháp khác nhằm nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ hồi phục nhanh hơn
Rửa mũi, súc họng, miệng thường xuyên. Rửa mũi là các bạn dùng dạng chai nhỏ nước mũi, ngửa đầu và xịt toàn bộ 1 chai vào 1 bên mũi. Thời gian đầu khi bạn rửa mũi sẽ thấy đờm, nhầy trong mũi mình chảy ra. Hãy rửa đến khi nào bạn thấy sạch mũi, thông mũi (nước nhỏ vào mà chảy thẳng xuống họng). Sau khi rửa mũi, bạn súc miệng lại bằng nước muối (dạng chai to, pha sẵn). Sau đó, dùng các loại dung dịch súc họng sát khuẩn để súc họng của mình. Bạn chế 1 ít nước rửa họng thôi, khoảng 5 ml và ngửa cổ để nước xuống cổ họng càng sâu càng tốt và khò. Sau đó, để yên như vậy là đi ngủ, không uống nước.
Biện pháp tâm lý: Người bệnh cần cố gắng giữ tinh thần lạc quan và niềm tin sẽ chiến thắng bệnh tật thì sẽ giúp nhanh hồi phục hơn.
Biện pháp đông y kết hợp: Dầu gió (dầu tràm gió) để nhỏ vào nước tắm ấm, nước lá (nếu có) để xông tắm hoặc xông hơi.
Ăn uống đầy đủ và liên tục, cần chia nhiều bữa nhỏ, không để bị đói, không muốn ăn cũng phải cố mà ăn để có sức chống chọi với virus.
Các loại đồ ăn uống nên loãng, mềm, nóng ấm, nhiều dinh dưỡng: cháo các loại không nhất thiết cứ phải có thịt cá nhiều đôi khi cháo trắng chay với đậu xanh thanh đạm cũng được, bên cạnh đó cần uống thêm sữa, nước hoa quả, các quả mềm như kiwi, dâu tay rất giàu vitamin C và nhiều vi chất khác có thể ăn trực tiếp sẽ giúp cơ thể nhanh đẩy luì virus hơn.
Một số thức uống khác như nước gừng, chanh, sả và mật ong cũng được khuyên dùng.
Ngoài ra các bạn cũng nên tham khảo những lời khuyên của Dr. Wynn Tran trong video sau:
5. Các biện pháp sau hồi phục bảo đảm sức khoẻ ổn định lâu dài và không tái nhiễm
Sau một thời gian tự điều trị tại nhà, nếu khỏi bệnh thì quả là thật may mắn hơn vô số người trên trái đất này. Tuy nhiên, chưa thấy có nghiên cứu khoa học chính thức nào cho thấy những người bị nhiễm covid và được trị khỏi không bị tái nhiễm nữa. Do đó, khi đại dịch còn chưa được kiểm soát tốt thì chúng ta vẫn nên thận trọng đề phòng bằng một số biện pháp sau:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc 5K
- Duy trì lối sống lành mạnh: làm việc, nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ, điều độ.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, an toàn đặc biệt nên tăng cường rau xanh, quả tươi chứa nhiều các vitamin (đặc biệt vitamin C, D) và khoáng chất, chất chống oxy hoá.
- Giữ vệ sinh môi trường sống và bản thân luôn sạch sẽ
- Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu...
- Tập luyện một số môn thể dục - thể thao phù hợp thể trạng
Các bạn tham khảo bài hướng dẫn tập luyện hồi phục cơ thể sau khi khỏi covid-19 của Dr. Wynn Tran qua video sau:
- Cố gắng giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan
- Thực hành thiền và yoga là 2 bộ môn giúp dưỡng sinh tuyệt vời
- Nếu có thể hãy tìm hiểu về Phật pháp và thực hành tâm từ bi hỷ xả, nguyện bỏ ác làm thiện khi có thể... thì dần cuộc sống của bạn chắc sẽ luôn bình an.
+ Một câu hỏi đặt ra là những người bị nhiễm covid-19 đã khỏi thì có nên tiêm vacxin không?
Theo thông tin của Bộ Y tế Đức, những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 nên được chủng ngừa. Việc tiêm vắc xin vào thời điểm nào và lịch tiêm chủng ra sao phụ thuộc vào "chứng cứ phát hiện bệnh". Nên tiêm vắc xin vào thời điểm nào?
- Theo đó, trước đây những người đã được chẩn đoán mắc COVID-19, theo quy định nên tiêm vắc xin sau 6 tháng kể từ khi phục hồi hoặc từ khi được chẩn đoán. Bằng chứng của chẩn đoán nhiễm bệnh là PCR-test ngay tại thời điểm nhiễm.
Hiện nay đã có nhiều vắc xin hơn và có đầy đủ quan sát về sự vô hại của vắc xin đối với người khỏi bệnh nên việc tiêm chủng có thể tiến hành từ sau 4 tuần, kể từ khi các triệu chứng thuyên giảm. Cụ thể:
- Những người được chẩn đoán là nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không xuất hiện triệu chứng nào, được khuyến cáo tiêm 1 liều vắc xin sớm nhất là 4 tuần sau khi có xác nhận dương tính.
Thậm chí, ngay cả khi thời gian từ khi mắc bệnh đến khi tiêm vắc xin đã lâu hơn 6 tháng, thì thêm một liều vắc xin là đủ hoàn chỉnh khả năng miễn dịch căn bản. Nếu có thêm một liều thứ 2 thì cũng không đạt nồng độ kháng thể cao hơn.
- Những người đã được tiêm vắc xin COVID-19 một mũi, sau đó mới được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2, thì tiêm mũi thứ 2 theo quy định là 6 tháng sau khi hết bệnh.
Hiện tại vẫn chưa thể nói liệu có cần thiết và khi nào phải tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ hai.
Trong trường hợp người bị suy giảm chức năng miễn dịch, cần quyết định từng trường hợp cụ thể là nên tiêm một mũi vắc xin duy nhất hay tiêm một phác đồ vắc xin đầy đủ. Điều này phụ thuộc phần lớn vào thể loại và mức độ suy giảm miễn dịch của người đó.
Tiêm chủng sau khi đã mắc COVID-19 có nguy hiểm không?
- Nhìn chung, dữ liệu có sẵn cho đến nay không cung cấp bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tiêm chủng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 là có vấn đề hoặc dẫn đến nguy hiểm. Các nghiên cứu để được cấp phép của hai loại vắc xin mRNA cũng bao gồm những người tham gia đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy, những người này thích ứng với vắc xin tương đương những người không mắc bệnh trước đó.
- Các phản ứng tại chỗ bị tiêm hoặc các phản ứng phụ chung thậm chí còn nhẹ hơn.
- Hiệu quả của việc chủng ngừa thì không có sự khác biệt giữa hai nhóm này.
- Do đó, không cần thiết phải thực hiện xét nghiệm trước khi chủng ngừa COVID-19 để loại trừ trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính hoặc nhiễm trước đó mà không có triệu chứng.
- Dữ liệu hiện nay cho thấy tác dụng bảo vệ của vắc xin ít nhất từ 6 đến 8 tháng. Nếu sau lần tiêm vắc xin COVID-19 đầu tiên, được xét nghiệm chẩn đoán là nhiễm SARS-CoV-2 thì không nên tiêm mũi vắc xin thứ hai cho đến ít nhất 6 tháng sau khi bình phục hoặc có xét nghiệm âm tính. Khi đó những người này sẽ tiếp nhận vắc xin tốt hơn.
Cầu chúc mọi người sớm bình phục, đại dịch sớm qua đi!
Thắm Lê (tổng hợp)
Xem thêm