Hoa khôi cừ khôi nhất: chỉ có một chân nhưng nhảy múa như tiên giáng trần và tích cực làm từ thiện

01/11/2021 | 352

Nữ bác sỹ Bế Thị Băng, dân tộc Tày, thuyết phục ban giám khảo cuộc thi Vẻ đẹp Vầng Trăng Khuyết bằng màn trình diễn nhảy theo vũ điệu tự biên soạn trên một chân. Gương mặt rạng rỡ, nụ cười thường trực trên môi, tỏa ra nguồn năng lượng truyền cảm hứng cho người khác, đó là chân dung cô Hoa khôi khuyết tật 2019. Ngoài đời, Băng là một nha sỹ tại một phòng khám ở Hà Nội và là một người vợ hạnh phúc.

Chị Bế Thị Băng đăng quang hoa khôi cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết năm 2019  /// Ảnh: Ngọc Thắng
Chị Bế Thị Băng đăng quang hoa khôi cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết năm 2019. ẢNH: NGỌC THẮNG

Cú sốc cuộc đời: tỉnh dậy thấy mất một chân

Sinh ra trong một gia đình dân tộc Tày nghèo tại Cao Bằng, Băng chỉ mong sau này xin được việc làm ở thành phố để gửi tiền về quê giúp bố mẹ.

Băng cho biết: “Năm đó tôi vừa mới tốt nghiệp Trường ĐH Y khoa (ĐH Thái Nguyên) và đang làm việc cho một phòng khám ở Hà Nội. Trong một lần đi làm, tôi bị xe container đâm ngã, kéo lê chân phải trên đường gần 3 m. Do vết thương quá nặng, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ cái chân đó và tháo một phần khớp háng để bảo toàn tính mạng cho tôi”.

"Cú tông mạnh đến nỗi tôi văng ra trên con đường đang xây đầy cát sỏi, nhưng lúc đó tôi vẫn tỉnh. Do đó tôi biết mình đã đau đớn thế nào. Nhưng tôi may lắm, anh lái xe tông tôi rất tốt bụng, anh đã xuống xe xem tôi thế nào. Tôi nói 'anh đưa em vào bệnh viện'. Nếu anh lái xe không làm vậy, chắc tôi đã chết rồi," Băng kể lại.

Ở bệnh viện, các bác sỹ tiên lượng trường hợp của Băng quá nặng, có nguy cơ không qua khỏi. Một chân và vùng bụng bị tổn thương, rách nát.

"Tôi còn nhớ câu đầu tiên tôi nói với bố khi ông đến vệnh viện là 'con xin lỗi bố'. Tôi thấy có lỗi biết bao vì mình đã bị thế này... Tôi chưa từng làm bố mẹ lo lắng bao giờ. Tôi lúc nào cũng chỉ mong kiếm tiền giúp gia đình. Bước ngoặt này xảy ra với tôi quá sớm," Băng kể lại.

Các bác sỹ phải tháo bỏ một chân của Băng đến tận khớp háng. Băng cũng trải qua nhiều cuộc phẫu thuật khác để tái tạo thành bụng.

Dù tiên lượng xấu, Băng tỉnh dậy sau 4 ngày hôn mê. Điều đầu tiên Băng được bác sỹ cho biết là cô đã phải tháo bỏ một chân. Thoạt tiên Băng không tin.

"Tôi đưa tay quờ xuống dưới để xem chân mình đâu. Quờ mãi, quờ mãi vẫnkhông thấy chân đâu! Tôi còn phải cấu vào chân còn lại xem có phải mình đang mơ không. Lúc biết là thật, nước mắt tôi trào ra. Không phải vì quá buồn, mà do tôi quá bất ngờ và sợ hãi."

Lúc đó Băng mới 24 tuổi. Mới đi làm. Còn chưa có người yêu.

Là cô gái xinh đẹp, lại đang ở tuổi thanh xuân, giờ chị đã mất đi một phần cơ thể. “Sau 4 ngày mê man, tỉnh dậy biết mình đã không còn lành lặn nữa, tôi bị sốc, một cú sốc quá lớn trong cuộc đời. Lúc đó, tôi không biết làm sao để tiếp tục sống…”, Băng nhớ lại.

'Tự kiếm tiền mua chân giả'

Để chạy chữa cho Băng, bố mẹ cô đã bán sạch cả trâu, thóc giống, và 'phải đi mua từng cân gạo để ăn hàng ngày'.

Một mình ở Hà Nội, tự chăm sóc vết thương trên cơ thể hàng ngày, Băng nói nhất định phải hồi phục để đi xin việc.

Sau đó là đến những ngày tập đi bằng một chân. Ban đầu có lúc Băng mất thăng bằng ngã lộn nhào ra sau. Nhưng sau một thời gian luyện tập, Băng đã lấy lại sức và đi lại thoăn thoắt bằng nạng.

Cảm giác hụt hẫng ban đầu cũng qua nhanh. "Sau khi hồi phục, lại có thể tung tăng trên một chân, tôi lại thấy vui vì mình vẫn đi lại được, vẫn khỏe mạnh, sẽ lại đi làm, sẽ kiếm tiền gửi về nhà."

Bế Thị Băng

"Ban đầu tôi đi một chân ra nơi công cộng mà không nghĩ ngợi lo lắng gì. Nhưng chính cái nhìn và bình luận của người khác bắt đầu làm tôi thấy ngại. Ai cũng nói 'ôi nó bị cụt chân kìa'. Một lần tôi lên xe bus, mọi người nhìn tôi xì xào 'Nó xinh thế mà lại chỉ có một chân, thật tội nghiệp'. Tôi thì nghĩ mọi người có thể nói khác đi, rằng 'cô ấy giỏi quá, chỉ có một chân mà vẫn đi lại được bằng xe bus như người bình thường!'

"Sau đó tôi nghĩ nhất định phải 'sắm' cho mình một cái chân giả để dùng khi đi ra đường. Nhưng một chiếc chân giả khá đắt, khoảng 40 triệu đồng. Nhà tôi thì khánh kiệt rồi. Sau đó một thời gian, tôi dành dụm tiền đi làm, thêm ít tiền mẹ và dì cho, đủ được một chiếc chân giả cho mình. Tôi không phải ngại khi đi ra đường nữa."

"Thế mà chỉ được một thời gian thì tôi đâm 'nhờn', mọi người có nhìn hay bình phẩm gì tôi cũng không thấy quan trọng nữa. Thế là chỉ khi nào có việc cần thiết lắm tôi với mang chân giả. Còn lại tôi vẫn đi ra chợ, đi chơi bằng một chân. Ai nhìn và cười tôi thì tôi đều mỉm cười. Tôi chỉ thấy vui thôi."

Nghị lực từ tuổi thơ nghèo khó

Kể về nghị lực vượt qua cú sốc của đời mình, Băng cho biết đã trải qua một tuổi thơ dữ dội với cuộc sống đầy gian nan, vất vả trong một gia đình nghèo ở xóm Khau Gạm, xã Đức Long, H.Hòa An, Cao Bằng. Ngày đó, nhà chị nghèo lắm, lương cán bộ của bố mẹ chị cũng chỉ đủ tiền chữa bệnh cho bà nội nằm liệt giường suốt 8 năm. Chị lại là con cả trong gia đình có 2 em nhỏ nên sớm phải lam lũ.

“Năm lên 8 tuổi, tôi đã giúp mẹ nhổ mạ, đi cấy rồi. Đi học về đến nhà, trời nóng bức vẫn chạy ra mỏ nước xa gần 2 km, gánh nước về nấu cơm. Xong lại tranh thủ cầm liềm phi nhanh lên rẫy, cắt dây lang về cho lợn. Làm xong thì mang cơm lên bón cho bà nội ăn. Chiều đến thì vừa đi chăn trâu vừa lượm củi, vừa học bài...”, chị Băng kể.

Bế Thị Băng

Đặc biệt, có một kỷ niệm mà chị không quên: “Tôi chỉ ăn cơm nguội với muối trắng, gừng nguyên củ và ớt. Thằng em tôi lúc đó 5 tuổi, thấy chị ăn ngon thì bảo cho em xin miếng, thế là tôi cho nó ăn, nó trợn mắt lên nuốt không nổi, nhưng vẫn nói “chị ơi em ăn ngon”…

Chị Băng chia sẻ, lúc nào chị cũng dạy các em cố gắng học giỏi, sau này không phải đi chăn trâu nữa. Rồi cả hai em chị cũng thi đỗ đại học, còn chị đã đi làm, tự nuôi sống bản thân. Tưởng những ngày gian khó đã qua, nhưng không ngờ tai nạn lại bất ngờ ập đến. “Gia đình tôi rơi vào cảnh quẫn bách do tiền bạc không có nhiều, vì còn phải nuôi 2 em đang học ĐH. Bố tôi đã phải dắt con trâu đang cày ruộng đi bán, ông nội già yếu có cái nhẫn 2 chỉ cũng đưa cho bố, bảo bán đi để chữa bệnh cho cái Băng...”.

Chị cũng cho biết, động lực giúp chị vượt qua khó khăn chính là tình cảm gia đình. “Lúc tôi mất một chân, đứa em gái nói: Chị đừng buồn, em sẽ làm việc ngoan, học giỏi để có nhiều tiền cho chị và em sẽ là người nuôi chị... Nếu không có gia đình và một tuổi thơ như vậy, ắt hẳn tôi sẽ không đủ nghị lực và ý chí để vượt qua được cú sốc của cuộc đời này”, chị trải lòng.

Sau khi bình phục, chị đi xin việc thì bị nhiều nơi từ chối. “Tôi cảm thấy bi quan và thất vọng. Nhất là mỗi lần ra đường ai cũng nhìn vào chân của mình với con mắt tò mò. Có người còn xì xào bàn tán: Ôi xinh thế mà lại cụt chân... Nghe xong, tôi chỉ muốn khóc”, chị Băng kể, và chia sẻ: “Nhưng rồi tôi đã tự động viên: Điều quan trọng là mình vẫn còn được sống, đó là một hạnh phúc và ngày mai, ngày mai nữa tôi vẫn còn phải sống tiếp để bước qua thử thách của cuộc đời này”.

Quyết tâm không ngồi một chỗ chờ sự thương hại, chị Băng chấp nhận đi làm không lương để tìm niềm vui trong cuộc sống. Đồng thời, chị cũng quyết định thường xuyên di chuyển bằng xe buýt một mình, để lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.

“Tôi tự nhủ rằng trong xã hội, dù là người khuyết tật hay lành lặn đều có quyền được bình đẳng, được sống và tự tin với chính mình. Sau đó, bất ngờ nơi làm việc đầu tiên mời tôi trở lại. Vị bác sĩ của phòng khám đó cũng là ân nhân giúp đỡ tôi khi bị tai nạn. Vậy là tôi đã lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống”, chị Băng chia sẻ. "Tôi có việc, có lương. Tôi nhảy, tôi bơi, tôi tung tăng đi lại. Tôi còn sống. Tôi vui lắm."

 

Giáo sư toán học Đức yêu say đắm nữ bác sĩ Việt một chân
Băng cho biết, cô được như hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của vợ chồng bác sĩ Hùng (Hà Nội). Cô muốn nói cảm ơn vợ chồng bác sĩ Hùng rất nhiều.

Sau đó một thời gian, Băng mở phòng khám riêng và kinh doanh homestay ở Hà Nội. 

Nhảy múa và làm từ thiện

Trong đêm chung kết cuộc thi, chị Băng đã tự biên đạo bài nhảy kết hợp giữa 3 điệu nhảy của Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ba Tư và khiêu vũ bằng một chân khiến nhiều người kinh ngạc và cảm phục. 

Bế Thị Băng

Màn biểu diễn vũ điệu Ba Tư trên một chân thuyết phục BGK cuộc thi Vẻ đẹp Vầng Trăng Khuyết.

"Tôi mê nhảy múa từ nhỏ. Sau khi bình phục sau tai nạn, tôi mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi nhưng đều bị tự chối. Lúc đấy tôi thấy buồn nên nghĩ phải làm gì để mình vui. Tôi tìm các video nhảy và tự học theo. Cứ luyện tập dần dần, tôi thấy mình nhảy đẹp hơn, người mềm mại hơn, uyển chuyển hơn."

“Khi bị mất một chân, tôi thấy cần phải tập nhảy nhiều hơn để rèn cho chân còn lại khỏe mạnh, nên đã tự tập nhảy theo khả năng của mình”, Băng kể. Chị cũng cho biết, để nhảy trên giày bệt thì không khó khăn, nhưng để nhảy bằng giày cao gót chị đã phải tập mất gần 2 năm. “Lúc đầu tôi bị ngã nhiều lắm, dập tím cả mông”, chị Băng nói.

"Từ trước đến nay có ai biên soạn bài nhảy cho người một chân đâu, nên tôi tự biên soạn cho mình. Tôi bắt đầu đăng các video nhảy múa lên YouTube."

"Khi tham gia Vẻ đẹp Vầng Trăng Khuyết, ban đầu tôi định hát. Nhưng thấy thí sinh nào cũng hát nên tôi nghĩ mình sẽ làm cái gì khác đi, thôi thì nhảy vậy."

"Lúc trình diễn tôi nghĩ chắc ban giám khảo và khán giả sẽ buồn cười lắm. Họ sẽ cười lăn ra mất vì tôi nhảy nhót trên một chân. Hóa ra mọi người đều thích, vỗ tay và khen tôi rất nhiều," Băng cười và cho biết.

Băng cũng cho biết, điều duy nhất thôi thúc bản thân tham gia chương trình không phải vì danh hiệu mà vì cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình, đem tiếng nói tự tin, ý chí đến với mọi người, để ai đó đang còn đau khổ vì bị khiếm khuyết hãy vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.

Sau khi đoạt giải, Băng tiếp tục tham gia các hoạt động thiện nguyện để giúp người có hoàn cảnh khó khăn - những việc mà cô từng làm từ thời sinh viên.

Be Thi Bang

"Trước đây tôi vẫn thường đóng góp giầy dép, quần áo cũ, hoặc tiền... cho người nghèo. Nhưng tôi thường tự làm và đến tận nơi trao. Nhưng bây giờ tôi bắt đầu tham gia vào các hội nhóm để sức lan tỏa được rộng hơn, lôi kéo được nhiều người hơn nữa vào các hoạt động giúp đỡ người có hoàn cảnh bất hạnh."

"Tham gia cuộc thi giúp tôi thấy tự tin hơn, có thêm nhiều bạn bè cùng cảnh ngộ, từ đó hiểu thêm và cùng giúp đỡ nhau vượt qua hoàn cảnh để vui sống."

"Vừa qua tôi tham gia hát cùng các bạn khuyết tật để quyên tiền giúp các bệnh nhân khó khăn. Chúng tôi tổ chức hát ở các điểm công cộng trong thành phố. Khi đã đủ một mức tiền đặt ra thì sẽ đến các bệnh viện, các trung tâm người khuyết tật để trao tặng."

Ngoài ra, Băng còn tham gia chương trình Linens for life - chuyên quyên góp vải cũ, làm sạch và phân phát cho các bà mẹ có trẻ sơ sinh ở vùng núi.

Cô cũng vừa trở thành đại sứ chương trình tiện nguyện Mottainai 2019 "Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc" của Báo Phụ nữ Việt Nam" - một chương trình quyên góp đồ đã qua sử dụng, bán, đấu giá để gây nguồn quỹ hỗ trợ cho trẻ em thiệt thòi, đặc biệt là trẻ em bị mồ côi, tàn tật do tai nạn giao thông.

"Mất chân không buồn bằng bị kỳ thị. Tôi từng đi xin việc nhiều nơi mà không được chỉ vì tôi có một chân. Lúc đấy tôi thấy buồn nhất. Điều này cũng xảy ra với nhiều bạn khuyết tật khác."

"Tôi chỉ muốn xã hội hãy cho người khuyết tật một cơ hội. Đừng nhìn vào vẻ bên ngoài, hãy nhìn vào năng lực của họ."

Hạnh phúc riêng

Băng có một chuyện tình đẹp như cổ tích. Hiện Băng đã lập gia đình với một giáo sư toán học người Đức và đã sang Đức đoàn tụ với chồng.

Chuyện cổ tích của cô gái một chânChị Bế Thị Băng và chồng trong ngày kết hôn

Băng tình cờ gặp chồng tương lai tại sân bay khi cô tiễn một người bạn lên đường đi du học.

"Khi đó anh ấy hỏi đường và chúng tôi chỉ nói vài câu xã giao, bâng quơ. Rồi có dịp tình cờ gặp lại nhau ở Hồ Tây, anh ấy nhận ra tôi, rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện nhiều hơn. Lúc đó anh ấy vẫn không biết là tôi chỉ có một chân, vì tôi đeo chân giả."

"Khi thân thiết hơn, trong một lần đi bơi, tôi tháo chân giả ra rồi nhảy xuống nước. Vậy mà anh ấy cũng không tỏ ý ngạc nhiên gì cả mà vẫn trò chuyện với tôi như bình thường."

"Tôi nói với anh 'em còn biết nhảy nữa' và cho anh xem các video tôi nhảy chỉ với một chân. Anh ồ lên thích thú: ‘Sao một chân có thể múa được như thế. Anh rất thích những điệu nhảy của Ả Rập, Ba Tư, những điệu Dance’.Sau này anh chia sẻ thấy yêu tôi sau khi xem xong các video tôi nhảy múa."

Tôi đã đưa anh ấy đi khám phá nhiều nơi ở Việt Nam. Đến ngày anh về nước, tôi bất ngờ nhận được lời cầu hôn từ anh ấy”, Băng chia sẻ.

Bế Thị Băng

Sau chuyến du lịch, Băng dẫn Oturak về thăm quê mình vào một ngày trời mưa, đường trơn, lầy lội. ‘Nhà Băng nghèo, lụp xụp, mọi thứ không gọn gàng, nhưng anh chẳng ngại gì cả. Mẹ đưa ba quả trứng luộc ra, để trong chiếc bát mẻ, anh vẫn vui vẻ bóc trứng chấm với muối bột canh ăn’ Băng kể.

Cứ như thế, càng ngày, hai người họ càng xích lại gần nhau hơn. Dù lúc này đã phải lòng chàng trai ngoại quốc, nhưng khi anh thổ lộ tình cảm, Băng chỉ nói: ‘Anh cho em xin thời gian’.

Khi chỉ còn vài ngày nữa sẽ về nước, Oturak tỏ tình lần hai thì nhận được câu trả lời: ‘Em không xứng đáng nhận được tình yêu của anh’. Nghe vậy, Oturak giận dữ: ‘Em đừng bao giờ nói từ không xứng đáng đó. Em có biết, từ đó ở Đức có nghĩa không đẹp không. Em có sắc đẹp, tự tin thì phải có nhiều thứ hơn thế’.

Tiễn Oturak ra sân bay về nước, Băng muốn ôm anh và nói: ‘Em đồng ý’, nhưng cô chẳng dám. ‘Cuộc sống của tôi đã rất buồn và vất vả, tôi không muốn người nào khổ vì tôi, với Oturak thì càng không’ , Băng nói, quyết tâm để tình yêu sang một bên.

Cuối năm 2016, bố Băng đến Hà Nội khám bệnh. Ông hỏi con gái về chàng trai tây về nhà mình chơi. Băng dối bố: ‘Anh ấy chỉ thỉnh thoảng qua thôi. Con còn phải làm việc’.

Như hiểu chuyện gì đó, bố Băng làm cầu nối cho con gái: ‘Anh ta là người tốt. Hôm hai đứa đi, đường trơn, con đi bằng chân giả nên tý nữa bị ngã. Anh ta thấy vậy đã nhanh chóng đỡ con. Bố mẹ đã nhìn thấy hết. Con hãy cho anh ta một cơ hội. Anh này có tư cách bên trong rất đặc biệt’.

Giáo sư toán học Đức yêu say đắm nữ bác sĩ Việt một chân

Với sự tác động của bố bạn gái và độ ‘chai lì’ của mình, Oturak đã được Băng chấp nhận tình yêu khi đến thăm Hà Nội lần nữa. ‘Tôi không muốn mất một người tốt như anh ấy’, Băng nói và cho biết, lúc này, cô chưa biết bạn trai là giáo sư toán học. Từ đó, cứ ba tháng một lần Oturak lại qua Hà Nội thăm bạn gái.

Thấy anh ấy là người cởi mở và không kỳ thị người khuyết tật nên tôi đã nhận lời. Lúc đầu, anh chỉ nói mình là giáo viên, đến khi kết hôn tôi mới biết anh là một giáo sư đại học”.

Giáo sư toán học Đức yêu say đắm nữ bác sĩ Việt một chân - VietNamNet

Cuối năm 2017, cô kết hôn nhưng phải đợi học tiếng Đức để có chứng chỉ thì mới có thể đoàn tụ cùng chồng. “Khi tôi đã học xong tiếng Đức, chuẩn bị đi theo chồng thì biết mình lọt vào vòng chung kết cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết. Vậy là tôi quyết định ở lại dự thi. Lúc đầu anh ấy không đồng ý và bảo nếu tôi không sang Đức thì anh ấy sẽ ly hôn. Tôi giải thích với anh ấy rằng đây là cuộc thi có ý nghĩa nhân văn, nhằm lan tỏa nghị lực của người khuyết tật đến cộng đồng. Vậy là anh ấy đồng ý”.

Giáo sư toán học Đức yêu say đắm nữ bác sĩ Việt một chân - VietNamNet

Băng kể: “Anh ấy rất yêu thương vợ. Biết tôi khó có thể sinh con vì nguy hiểm đến tính mạng, anh ấy cũng không đặt mục tiêu gì, mà lúc nào cũng chỉ mong tôi khỏe mạnh là hạnh phúc rồi”.

24 tuổi bất ngờ mất một chân, cô gái dân tộc "rũ bùn” nên duyên với giáo sư  Đức

Băng cũng cho biết, Oturak rất thích ăn các món vợ nấu. Anh luôn nói với cô: 'Chẳng nơi nào nấu ăn ngon bằng em nấu. Bây giờ, ở xa nhau, đi ăn ở đâu, anh cũng nghĩ, món đó là do em nấu'.

Băng nói mọi việc đều đến hết sức tự nhiên. "Tôi không nghĩ mình bất hạnh - khi bị mất chân. Cũng không nghĩ sau đó mình may mắn - vì các danh hiệu, vì 'lấy được chồng ngoại quốc', v.v... Tôi nghĩ rằng tôi là người hạnh phúc. Được trở về sau tai nạn, với tôi là được sống cuộc sống thứ hai. Lại được đi lại bình thường, hít thở bình thường, lại vẫn được làm việc để giúp đỡ gia đình. Tôi hạnh phúc lắm."

Thắm Lê tổng hợp

Theo bbc.com & thanhnien.vn

Cuộc sống của "Chàng tí hon" 90cm cưới vợ 1m7 xinh đẹp từng khiến người người ngưỡng mộ giờ ra sao?

Cô gái 'tay 3 ngón' thêu hàng trăm bức tranh đẹp khiến nhiều người cảm phục

Cô gái đặc biệt: mắt mờ nhưng trí sáng và nghị lực phi thường đã trở thành thủ khoa đại học sau 3.5 năm


(*) Xem thêm

Bình luận